6 sách hay về dịch bệnh, cuốn đi hàng triệu sinh mệnh

6 cuốn sách hay về dịch bệnh giúp bạn đọc hiểu được nguồn gốc, sự lây lan, cách phòng và chống các loại bệnh dịch.

Đại Dịch Tim Không Đập Thình Thịch – Corona : Từ A-Z

Đại Dịch Tim Không Đập Thình Thịch – Corona : Từ A-Z

Đại Dịch Tim Không Đập Thình Thịch – Corona : Từ A-Z ra đời khi Việt Nam bước vào giai đoạn ‘tiền khẩn cấp’ của cuộc chiến chống dịch Covid-19, khi vô số nguồn tin liên quan đến dịch bệnh, kể cả thông tin sai sự thật, đang tấn công cộng đồng từ bên ngoài, làm suy yếu chúng ta thông qua ‘hệ thống miễn dịch tư tưởng’ và gây ra tình trạng hỗn loạn không cần thiết.

Song song với những công văn và thông báo chính thức từ chính quyền, chúng ta cũng đọc thấy những mẩu tin đáng buồn như “Ngộ độc vì tự ý uống thuốc sốt rét phòng Covid-19” hay những bài viết về hiện tượng kỳ thị nhóm người Việt sinh sống tại nước ngoài quay về Việt Nam để tránh dịch. Đại dịch tim không đập thình thịch được xuất bản với hy vọng mang đến kiến thức y khoa vững chắc về dịch Covid-19, đồng thời giúp mọi người dân Việt Nam hiểu được bản chất của các loại virus truyền nhiễm và những hành vi liên quan đến dịch tễ cộng đồng – là kiến thức hữu ích ngay cả khi dịch bệnh đã đi qua. Điều đặc biệt của Đại dịch tim không đập thình thịch chính là việc đây là cuốn cẩm nang này là lời giải thích y khoa về các bệnh lây nhiễm cộng đồng với trường hợp cụ thể là vi-rút Covid-19 được diễn giải qua lời của bác sĩ chuyên khoa nhiễm bằng văn phong hài hước, bình dân. Khác với những tài liệu cung cấp kiến thức y khoa đơn thuần, cuốn sách này là lời giải đáp cho thắc mắc của người dân, đến từ bác sĩ có kinh nghiệm làm việc liên quan tới các bệnh truyền nhiễm.

Được viết từ lời chia sẻ của một bác sĩ người Việt, nhiều năm khám và chữa cho người Việt trong bối cảnh tại Việt Nam, cuốn sách mang đến độc giả Việt Nam những khái niệm và hướng dẫn cơ bản về dịch Covid-19, những điều mọi người nên làm trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay, và những điều mọi người có thể làm trong thời gian tới khi đã đi qua đỉnh dịch. Những chia sẻ này hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu đúng hơn và có được thái độ hợp lý hơn khi chung sống với dịch bệnh và vô vàn những thông tin về dịch bệnh.

Để Có Một Cơ Thể Khoẻ Mạnh: Tăng Cường Khả Năng Miễn Dịch

Để Có Một Cơ Thể Khoẻ Mạnh: Tăng Cường Khả Năng Miễn Dịch

Cuốn sách “Tăng cường khả năng miễn dịch” sẽ đưa các em vào khám phá tất-tần-tật thế giới kì bí của hệ miễn dịch, để hiểu và có phương pháp đúng đắn nâng cao khả năng miễn dịch, phòng tránh bệnh tật từ xa.

Dịch Hạch (Nobel Văn Chương 1957)

Dịch Hạch (Nobel Văn Chương 1957)

Ngay khi vừa xuất bản năm 1947, cuốn tiểu thuyết Dịch hạch của Albert Camus đã gây tiếng vang lớn: 161.000 bản được bán hết trong hai năm đầu tiên. Kể từ đó đến nay, chỉ tính riêng ngôn ngữ tiếng Pháp, cuốn tiểu thuyết này đã bán được trên 5 triệu bản.

Và sau hơn 60 năm sau ngày mất của tác giả, thế giới đã chứng kiến những đại dịch bệnh thật sự, như Ebola, COVID-19, Không còn là một dịch bệnh hư cấu, những vấn đề liên quan tới nhân loại, cách loài người đối mặt với dịch bệnh, hàng loạt tầng sâu ý nghĩa trong Dịch hạch bỗng trở nên dễ hiểu, cấp thiết trong thời đại ngày nay. Trong dịch hạch, Oran – thành phố vốn vô hồn xấu xí bên bờ biển Algérie, phải tự đóng cửa biến thành nhà tù vì từng đàn chuột rồi một người, hai người, hàng chục, hàng trăm người chết vì dịch hạch. Oran biến thành một địa ngục khủng khiếp, quằn quại trong nguy cơ bị diệt vong như bao thành phố trước kia ở châu Âu, châu Á, châu Phi. Giữa bầu không khí bi thảm ấy, bất chấp những hiểm họa bị lây nhiễm, những con người bình dị thầm lặng, xông vào trận tuyến chống lại Dịch hạch.

Với Kẻ xa lạ, Albert Camus đóng dấu ấn mình lên văn chương thế giới bằng hình ảnh con người phi lý. Còn Dịch hạch là nơi ông suy tư về con người nhập cuộc như con đường tất yếu trong cuộc truy tìm khắc khoải vươn tới ý nghĩa cuộc đời. Tư tưởng đã trở thành biểu tượng, biểu tượng đó được trưng cất sáng ngời trong những đối thoại, độc thoại của Bác sĩ Rieux. Đứng trước hai thực tại: bệnh dịch thể xác và bệnh dịch tâm hồn, nhân vật của Camus tìm ra con đường nhân sinh của mình. Còn người đọc chỉ có thể biết ơn ông vì một cuốn tiểu thuyết tưởng chừng khô khan dưới gánh nặng tư tưởng nhưng lại trong vắt bởi sự thuần khiết của chính tư tưởng đó, cùng tình yêu thương chất chứa dành cho con người.

Đừng Ốm – Bí Quyết Sống Khỏe Trong Thế Giới Đầy Rẫy Mầm Bệnh

Đừng Ốm – Bí Quyết Sống Khỏe Trong Thế Giới Đầy Rẫy Mầm Bệnh

Cứ vài năm, chúng ta lại phải đối mặt với nỗi sợ về một đợt bùng phát dịch bệnh mới như SARS, H1N1, hay COVID-19. Các chuyên gia sức khỏe nhấn mạnh rằng việc tự chăm sóc bản thân thông minh chính là chìa khóa để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Dù chúng ta không thể tránh hoàn toàn tiếp xúc với virus hay vi khuẩn, nhưng có nhiều cách để giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như giảm phơi nhiễm với mầm bệnh.

Dựa trên nghiên cứu khoa học cùng các cuộc phỏng vấn chuyên gia hàng đầu, Đừng ốm – Bí quyết sống khỏe trong thế giới đầy rẫy mầm bệnh sẽ tiết lộ:

  • Nơi virus, vi khuẩn ưa trú ngụ?
  • Những thói quen khiến bạn dễ mắc bệnh truyền nhiễm?
  • Sản phẩm tăng cường miễn dịch chuyên gia khuyên dùng?

Đặc biệt, cuốn sách bật mí 50 bí quyết đơn giản mà hiệu quả, cùng vô vàn lời khuyên thiết thực từ các bác sĩ và chuyên gia, giúp bạn SỐNG KHỎE mỗi ngày.

Phục Hồi Kinh Tế Sau Khủng Hoảng Covid-19

Phục Hồi Kinh Tế Sau Khủng Hoảng Covid-19

Tác giả cuốn sách là nhà kinh tế học Joshua Gans xem xét lại các vấn đề từ sự hỗn loạn nhất thời, để có một cái nhìn rõ ràng và hệ thống về cách các lựa chọn kinh tế đang được thực thi, nhằm đối phó lại với đại dịch COVID-19. Ông phác thảo các giai đoạn của nền kinh tế trong đại dịch, từ giai đoạn ngăn chặn đến giai đoạn thiết lập lại và cuối cùng là giai đoạn phục hồi và phát triển:

Giai đoạn đầu tiên là ngăn chặn. Giai đoạn này bao gồm ba bước:

Bước đầu tiên là virus bùng phát và khả năng xuất hiện đại dịch toàn cầu phải được xác định;

Bước tiếp theo là làm chậm lại và ngăn chặn virus lây lan: Đây là khi ta tiếp tục tìm hiểu nhiều hơn nữa về virus và bảo vệ các nguồn lực kinh tế khan hiếm. Có các hoạt động tập trung và quân sự để cải thiện năng lực của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Có kiểm soát giá và phân phối phù hợp. Và có những hạn chế chung về việc di chuyển và hành động. Tất cả những hành động này có khả năng cứu nhiều mạng sống và cuối cùng, bảo tồn nền kinh tế của chúng ta.

Mục tiêu lúc này là bằng cách nào đó, chúng ta tạm dừng nền kinh tế, để về sau, nó không bị dừng hẳn và cuộc sống có thể trở lại bình thường.

Giai đoạn tiếp theo là “thiết lập lại mọi thứ và bắt đầu lại từ đầu”: Nếu đại dịch COVID-19 được ngăn chặn thành công, giai đoạn thiết lập lại này giống như một bước chuyển sang nền kinh tế xét nghiệm. Trong nền kinh tế đó, chúng ta xét nghiệm rộng rãi để xác định ai là người an toàn để tiếp xúc. Chúng ta liên tục lặp lại việc này cho đến khi vắcxin được phân phối hoặc virus được ngăn chặn.

Và cuối cùng là “giai đoạn phục hồi từ đại dịch”: Chúng ta cần cân nhắc các vấn đề kinh tế liên quan đến việc dịch bệnh tái xuất hiện. Sẽ cần phải ưu tiên ai là người được giải phóng khỏi khu cách ly, vì không phải tất cả dân số đều an toàn để tiếp xúc. Để tái xuất hiện, chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với việc phân phối một số thứ nhất định – đáng chú ý nhất là các liều vắcxin – và sẽ cần xem xét cách phân bổ các nguồn tài nguyên khan hiếm đó.

Cũng trong lúc này, ta cần phải tạo ra những đổi mới. Những đổi mới rất cần thiết cho các xét nghiệm, phương pháp điều trị và vắcxin cho COVID-19, và cả cho chiến lược đối phó với các đại dịch trong tương lai.

Dịch Bệnh- Kẻ Thù Nguy Hiểm Nhất

Dịch Bệnh- Kẻ Thù Nguy Hiểm Nhất

Cuốn sách này là kết quả của sự tham gia, quan sát, để tâm, các điều tra vụ dịch, nghiên cứu, chương trình của tác giả, và sự phát triển của chính sách trên chiến tuyến chống lại các vấn đề y tế công cộng nổi cộm hiện đại.

Chính như tên của cuốn sách, bệnh truyền nhiễm là kẻ thù nguy hiểm nhất nhân loại từng đối mặt. Không chỉ ảnh hưởng đến mỗi cá nhân riêng biệt, bệnh truyền nhiễm có thể tác động đến cả cộng đồng, đôi khi còn trên quy mô dân số.

Với 21 chương được trình bày một cách khá tóm tắt, luôn khu trú vào mục tiêu là những kẻ thù nguy hiểm nhất, với cách khai thác các thông tin liên quan tới kẻ thù nguy hiểm đó bằng những câu hỏi kinh điển: Who (ai), What (cái gì), When (khi nào), Where (ở đâu), and Why (tại sao) và chữ How (như thế nào) lúc nào cũng phải có trong các giáo trình giảng dạy dịch tễ học, các tác giả dẫn dắt chúng ta như cách các thám tử điều tra một vụ án trong suốt hơn 400 trang sách bằng việc kể lại những câu chuyện của chính bản thân..

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button