15 sách văn học Pháp hay không thể bỏ qua trong đời

15 cuốn sách văn học Pháp hay giới thiệu văn học Pháp từ thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn đến chủ nghĩa hậu hiện đại, bao gồm nhiều chủ đề và tác phẩm, khác nhau.

Hẹn Gặp Lại Trên Kia

Hẹn Gặp Lại Trên Kia

Hẹn gặp lại trên kia là cuốn sách thứ tám của Pierre Lemaitre. Cuốn tiểu thuyết dài 500 trang kể về câu chuyện của ba người lính sống sót sau Thế chiến thứ nhất và phải đối phó với một xã hội chỉ thương tiếc và tôn vinh thành tích của những người đã chết trong khi lãng quên những người trở lại với cuộc sống. Chán ghét cuộc sống hiện thực với những mâu thuẫn phũ phàng về đạo đức và bản chất con người, ba người lính đã trở thành những tên trộm cướp, lừa chính quyền và lừa cả xã hội để kiếm tiền phi pháp.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách miêu tả tâm lý nhân vật, lối viết kết hợp giữa nghệ thuật trinh thám, điện ảnh và văn chương, việc lồng ghép và kể chuyện tuyến tính giúp cho câu chuyện có sức hút kỳ diệu.

Hẹn gặp lại trên kia đánh dấu một sự thay đổi lớn trong phong cách viết văn từ trước đến nay của Pierre Lemaitre. Cuốn tiểu thuyết được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên thế giới.

Nhà thờ Đức Bà Paris

Nhà thờ Đức Bà Paris

Nhà thờ Đức Bà Paris là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn của Victor Hugo. Cũng nhờ thành công của tác phẩm mà ông được biết đến như một nhà văn nhân đạo, lãng mạn bậc nhất của nước Pháp. Bằng cốt truyện khá bi thảm, nặng nề, các tình tiết xếp đặt khéo léo, mang kịch tính và hình ảnh tô đậm, phóng đại, lẫn lộn thực hư, kết hợp với bút pháp miêu tả thật rực rỡ, kỳ thú, Victor Hugo đã vẽ nên một bức tranh thu nhỏ về xã hội Pháp thế kỷ XV.

Nhà thờ Đức Bà Paris là sự kết hợp của tình yêu, định mệnh, lịch sử, kiến trúc và chính trị, đây là tác phẩm được ví như ánh sang bình minh của trào lưu văn học lãng mạn thời hiện đại chiếu vào đêm trường Trung Cổ. Victor Hugo đã tạo nên một bản tình ca hào hùng, đậm chất sử thi với đầy đủ các thái cực tâm lý con người, niềm đam mêm và tôn giáo của thời kỳ Gothic, khám phá những bất công xã hội qua sự đau khổ của các nhận vật trong thế giới văn học bất khả xâm phạm của riêng mình.

Ngày Mai – Guillaume Musso

Ngày Mai – Guillaume Musso

Emma tìm kiếm trong vô vọng người đàn ông của đời mình. Matthew vừa mất vợ sau một tại nạn khủng khiếp. Cả hai thấy như cơ hội một lần nữa lại mở ra với mình khi tình cờ gặp nhau trên mạng. Họ hẹn nhau tại một nhà hàng. Vào cùng một ngày, cùng một giờ, họ cùng đẩy cửa bước vào cùng một nhà hàng, bước tới cùng một bàn nhưng lại không gặp nhau.

Một trò đùa? Hay một màn lừa đảo? Đây không đơn giản là một cuộc hẹn bị lỡ. Giữa họ là thời gian ngăn cách: cô ở quá khứ còn anh thuộc tương lai. Trong cuộc rượt đuổi giành giật với thời gian, Emma không biết rằng cô sẽ khám phá ra bí mật khủng khiếp vốn vẫn núp sau lá bài tình yêu.

Hai Vạn Dặm Dưới Biển

Hai Vạn Dặm Dưới Biển

Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển là một cuốn tiểu thuyết giả tưởng hiện đại không chỉ dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà còn dành cho mọi thế hệ người đọc.

Giáo sư Aronnax cùng anh bạn giúp việc vui tính Conseil là những người say mê khám phá sinh vật biển. Họ đã quyết định khám phá bí mật của quái vật biển. Được sự giúp đỡ của anh chàng thợ săn cá voi siêu hạng Ned Land, họ đã sẵn sàng một cuộc đi săn mà không biết có bao điều nguy hiểm đang chờ đợi mình ở phía trước.

Bất ngờ đến với họ khi phát hiện ra con cá voi khổng lồ làm bằng sắt, nhưng tất cả đều không kịp, họ bị bắt làm tù binh trên chiếc tàu của thuyền trưởng Nemo. Và bất đắc dĩ, họ phải tham ra chuyến hành trình trên biển dài ngày. Một thế giới kỳ thú của đại dương đã hiện ra cùng cuộc phiêu lưu của đoàn thám hiểm và thuyền trưởng Nemo: Tham gia chuyến đi săn dưới đáy biển, thoát khỏi cá mập nguy hiểm, chạy trốn những người thổ dân, khai thác kim cương dưới đáy biển, khám phá nhiều vùng đất mới và cuối cùng là mắc kẹt trong núi băng ở Bắc Cực…

Bên Phía Nhà Swann

Bên Phía Nhà Swann

“Rồi đột nhiên ký ức đó hiện ra. Mùi vị ấy chính là mùi vị mẩu bánh madeleine mà mỗi sáng chủ nhật ở Combray (vì ngày hôm ấy tôi không ra khỏi nhà trước giờ lễ mi xa), cô Léonie lại cho tôi sau khi đã chấm vào trà hoặc nước lá bồ đề, mỗi lần tôi đến chào cô trong phòng cô ở. Trước đây, khi chưa nếm vị của nó, tôi chẳng nhớ gì mỗi lần nhìn thấy cái bánh madeleine nhỏ[…]

Nhưng khi, của một thời quá vãng đã chẳng còn lại một chút gì, khi người đã chết, sự vật đã bị hủy diệt, thì duy nhất vẫn còn lại đó, mỏng manh nhưng dai dẳng, không hình hài nhưng bền vững thủy chung, hương và vị vẫn còn ở đó rất lâu, như những linh hồn, để tưởng nhớ, chờ đợi và hy vọng, giữa cái hoang tàn của tất cả, và không hề nao núng, để mang trên cái giọt mong manh của chúng, cả dinh thự mênh mông của hoài niệm.”

Buồn Ơi Chào Mi

Buồn Ơi Chào Mi

Đó là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Francoise Sagan.

Cuốn sách có những ngày nắng hè rực rỡ, có cuộc sống phóng khoáng tự do mang màu sắc hiện sinh của một cô gái mười bảy tuổi, và có cả nỗi buồn của cô khi bước chân vào thế giới của người trưởng thành.

Nỗi buồn đầu đời của cô chỉ là khởi đầu của một chặng đường với biết bao muộn phiền trăn trở. Khi chạm tay vào nỗi buồn, là cô đã cất tiếng chào một người bạn mới, một người bạn sẽ đồng hành cùng cô trong suốt quãng đường đời.

Nỗi Bất Hạnh Của Sophie

Nỗi Bất Hạnh Của Sophie

Sophie tinh nghịch sống trong một dinh thự xinh xắn ở vùng thôn dã nước Pháp. Bởi tính hiếu kì và nghịch ngợm quá đỗi, cô bé tự chuốc về mình biết bao rắc rối: nhẹ thì chướng bụng, đứt tay, nặng thì ngã xe, thụt chân xuống hố vôi tôi, hay day dứt nhiều ngày liền khi những con vật nuôi yêu quý bị hại vì các trò nghịch dại.

Sau bấy nhiêu “bất hạnh” và nhận các hình phạt nghiêm khắc của mẹ, liệu Sophie có rút ra được bài học cho riêng mình và tìm thấy niềm hạnh phúc của một cô bé ngoan?

Nữ bá tước DE SÉGUR (1799 – 1874)

Bà sinh tại Nga, có tên thời con gái là Sophie Rostopchine. Sau khi gia đình chuyển tới nước Pháp, Sophie gặp gỡ và kết duyên cùng ngài Bá tước DE SÉGUR EUGÈNE HENRI RAYMOND và trở thành Nữ bá tước DE SÉGUR. Nữ bá tước DE SÉGUR viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên ở tuổi 58. Trong vòng 13 năm, bà say mê sáng tác gần 20 cuốn sách dành cho độc giả nhỏ tuổi và trở thành một trong những tác gia lớn của văn học thiếu nhi toàn cầu. Suốt hơn một thế kỉ qua, tác phẩm của bà được trẻ thơ khắp nơi yêu mến đón đọc. “Nỗi bất hạnh của Sophie” (1858), “Những cô bé mẫu mực” (1858) và “Kì nghỉ” (1859) là bộ ba tiểu thuyết nổi tiếng nhất của bà.

Kể từ lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1858, “Nỗi bất hạnh của Sophie” liên tục được tái bản, chuyển ngữ và không ngừng khẳng định sức hút mạnh mẽ của mình. Những câu chuyện sinh động về cô bé Sophie được đưa vào sách giáo khoa, chuyển thể thành phim ảnh, nhạc kịch, in dấu ấn khó phai lên tuổi thơ của bao thế hệ độc giả Pháp cũng như trẻ em trên toàn thế giới.

Một Chỗ Trong Đời

Một Chỗ Trong Đời

Một người cha không bao giờ bước chân vào viện bảo tàng, chỉ đọc báo địa phương, không dùng gì khác ngoài con dao Opinel của riêng mình để ăn. Một người cha xuất thân nông dân rồi trở thành công nhân và cuối cùng là chủ một tiệm cà phê kiêm cửa hàng tạp phẩm. Một người cha luôn lo lắng bị nhầm “vị trí”. Cũng người cha ấy lấy làm tự hào về cô con gái nhờ được học hành tử tế mà đã đặt chân được vào giới tiểu tư sản. Nhưng đằng sau đó là khoảng cách, là những đớn đau, giằn vặt giữa cha và con.

Một chỗ trong đời là câu chuyện về cuộc đời người cha ấy, được kể lại dưới ngòi bút của cô con gái, một cách lạnh lùng nhất có thể, với lối viết hờ hững, không cảm xúc, như những gì xảy đến tự nhiên. Chính lối viết tưởng như giản dị ấy đã mang lại cho Annie Ernaux giải Renaudot năm 1984.

Đời Nhẹ Khôn Kham

Đời Nhẹ Khôn Kham

Trong Đời nhẹ khôn kham, sự biến mất cái tôi cá nhân không phải do máy móc kỹ thuật mà do nhà nước chuyên chế.

Nhân vật Jan Prochazka và giáo sư Vaclav Cerny chơi thân với nhau, nhưng họ không thể ngờ rằng tất cả cuộc trò chuyện trong bàn tiệc đều được bí mật ghi âm lại.

Vào năm 1970 hay 1971, muốn làm mất uy tín của Prochazka, cảnh sát cho phát những cuộc nói chuyện ấy trên đài phát thanh..

Mối Tình Paris

Mối Tình Paris

“Francois nghĩ: cô nàng mà gọi một tách cà phê lọc cafein là mình sẽ đứng dậy và chuồn thẳng… Một tách trà, cấm có hơn gì… Vậy thì thứ gì đây? Rượu chắc? Không, vào giờ này thì chẳng ra thể thống gì.

Cuối cùng, anh bụng bảo dạ nước hoa quả sẽ là ổn… Nhưng nước quả nào đây?

Cần độc đáo một chút và không vì thế mà kỳ quặc. Nước đu đủ hay nước ổi sẽ khiến người ta phát hoảng. Không, tốt nhất là chọn một thứ trung dung, như nước mơ chẳng hạn. Đây rồi, chính nó. Nước mơ, thật hoàn hảo. Cô ấy mà chọn nó là mình sẽ lấy cô ấy, Francois nghĩ.

– Tôi sẽ uống… Một cốc nước mơ, chắc vậy.

Anh nhìn cô như thể cô vừa xé toang bức màn thực tại.”

Một câu chuyện được viết theo lối hết mức nhẹ nhàng, nhẹ nhàng với cả những biến cố tưởng chừng như không thể chấp nhận xảy đến với các nhân vật chính. Vậy nhưng, giữa những dòng văn hiện ra tự nhiên như lẽ dĩ nhiên phải thế, độc giả nắm bắt được những bước chuyển đầy tinh tế của các cung bậc cảm xúc. Để khi dừng lại người ta bỗng òa ra như thể chính mình vừa trải qua một cuộc đời. Bút pháp tài tình đó đã được đặt trong Mối tình Paris – tác phẩm từng nhận 9 giải thưởng văn học Pháp, được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ trên thế giới.

Người Xa Lạ

Người Xa Lạ

Người xa lạ của Albert Camus được khởi thảo năm 1938, hoàn tất năm 1940 và xuất bản lần đầu năm 1942.

Tiểu thuyết khắc họa chân dung nhân vật Meursault trong khoảng thời gian kể từ ngày mẹ của Meursault chết ở trại tế bần dành cho người già cho đến gần cái chết của chính anh ta.

Cuốn sách được chia thành 2 phần với 11 chương, với kiểu tự thuật về cuộc đời của nhân vật tôi – Meursault, một nhân viên thư ký lãnh việc gửi hàng hóa.

Bãi Hoang – Jean-René Huguenin

Bãi Hoang – Jean-René Huguenin

Một con ong chết

Nắng xế qua triền cửa sổ

Mùa hè đổi hướng

Jean-René Huguenin chết: tôi buồn lắm. Anh mới hai mươi sáu tuổi và chỉ mới xuất bản một tác phẩm: La Côte Sauvage (Bãi hoang) là quyển tiểu thuyết duy nhất của anh. Jean-René Huguenin sinh ngày 1-3-1936 tại Paris, làm báo viết văn từ rất sớm. Đã cộng tác với các báo, tạp chí: Le Figaro littéraire, Arts, Les Nouvelles littéraires, Les Lettres françaises, Réalités…

La Côte Sauvage xuất bản năm 1960, lúc Huguenin 24 tuổi. Cuốn tiểu thuyết đầu tay này đã gây được tiếng vang lớn trên văn đàn Pháp, được các nhà phê bình đánh giá cao về lối viết và phong cách.

Pierre, nhân vật trong quyển ấy, là một chàng trai trẻ rất buồn, một người cô độc, một kẻ ích kỷ không tự thương mình. Pierre có yêu một người con gái…

Nếu Em Không Phải Một Giấc Mơ

Nếu Em Không Phải Một Giấc Mơ

Lauren là nữ bác sĩ làm việc chăm chỉ trong một phòng cấp cứu bệnh viện thành phố nhưng không may bị tai nạn. Được các đồng nghiệp cấp cứu nhưng cô khó có thể thoát khỏi bàn tay tử thần đang rình rập. Cô được chuyển đến bệnh viện và được chăm sóc ở đấy như một người thực vật, không hề nhận biết được gì đang xảy ra xung quanh và đợi cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Chuyện về tai nạn giao thông thảm khốc này cuối cùng cũng lắng xuống sau một thời gian.

Arthur là một kiến trúc sư chịu nhiều áp lực từ công việc đang theo đuổi. Một buổi tối sau khi đi làm về, anh phát hiện ra một phụ nữ núp trong tủ quần áo của mình. Đó chính là hình hài của Lauren nhưng bản chất là một linh hồn. Arthur có may mắn nhìn thấy được cô và có những cảm giác đụng chạm cô y như đối với một con người thực sự. Đây là sự ngẫu nhiên thú vị do sau tai nạn người ta đã cho thuê căn hộ cô ở và người thuê chính là Arthur.

Ban đầu, khi phát hiện ra người lạ trong nhà, Arthur không thể tin được rằng, đó chỉ là một hồn ma và rất khó chịu, nhưng càng về sau, anh càng có tình cảm với cô và cuối cùng thì tìm mọi cách đưa Lauren trở về với đời thường. Anh gác lại tất cả dự định cá nhân để mang Lauren về với khát khao được sống cùng cô. Anh cùng cô tìm hiểu về tình trạng hiện tại của cô trong bệnh viện, những tiến bộ y học và chạy đua với thời gian. Sự cô đơn của hai con người, sự đồng cảm và khao khát được sẻ chia làm giữa họ nảy sinh một tình yêu.

Bản Giao Hưởng Pháp

Bản Giao Hưởng Pháp

Nước Pháp những năm 1940. Sau một mùa hè tản cư rối loạn, đầy kinh hãi và cả đớn hèn, người dân bắt đầu bước vào thời kỳ buộc phải chung sống cùng quân Đức. Nghịch lý thay, giai đoạn tưởng chừng ngập tràn khiếp sợ này lại diễn ra hết sức êm đềm với những tình cảm con người trìu mến, trong đó có những mối tình thầm lặng, trong sáng, lãng mạn, ngập tràn chất thơ…

Bản giao hưởng Pháp được hết thảy giới nhà văn, nghiên cứu,phê bình, giới truyền thông và tất cả những ai từng đọc nó trên toàn thế giớ tôn vinh như một viên ngọc quý của nền văn học. Dù còn dang dở, song kiệt tác này vẫn “kịp” miêu tả thành công cái nền chân thực của một tấn trò đời thời chiến, ở đó, toàn bộ tài năng của tiểu thuyết gia được bộc lộ thông qua nhân vật trong vô số gương mặt thuộc mọi giai tầng khác nhau. Đó chính là lý do giải thich vì sao Irène Némirovsky được coi như một văn sĩ hiếm hoi đã diễn tả đầy sức mạnh và sinh động cuộc sống hậu phương thời chiến ở một tầm vóc sử thi. Và khiến bà trở thành nhà văn quá cố duy nhất cho tới lúc này giành được giải Renaudot – một trong những giải thưởng văn học uy tín nhất của Pháp.

Không Gia Đình

Không Gia Đình

Không Gia Đình là tiểu thuyết nổi tiếng nhất trong sự nghiệp văn chương của Hector Malot. Hơn một trăm năm nay, tác phẩm giành giải thưởng của Viện Hàn Lâm Văn học Pháp này đã trở thành người bạn thân thiết của thiếu nhi và tất cả những người yêu mến trẻ khắp thế giới.

Không Gia Đình kể về chuyện đời Rémi, một cậu bé không cha mẹ, họ hàng thân thích. Sau khi phải rời khỏi vòng tay của người má nuôi, em đã đi theo đoàn xiếc thú của cụ già Vitalis tốt bụng. Kể từ đó, em lưu lạc khắp nơi, ban đầu dưới sự che chở của cụ Vitalis, sau đó thì tự lập và còn lo cả công việc biểu diễn và sinh sống cho cả một gánh hát rong. Đã có lúc em và cả đoàn lang thang cả mấy ngày đói khát rồi còn suýt chết rét. Có bận em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ hàng tuần. Rồi có lần em còn mắc oan bị giải ra tòa và phải ở tù. Nhưng cũng có khi em được nuôi nấng đàng hoàng, no ấm. Song dù trong hoàn cảnh nào, Rémi vẫn giữ được sự gan dạ, ngay thẳng, lòng tự trọng, tính thương người, ham lao động chứ không hạ mình hay gian dối. Cuối cùng, sau bao gian nan khổ cực, em đã đoàn tụ được với gia đình của mình.

Tác phẩm đã ca ngợi sự lao động bền bỉ, tinh thần tự lập, chịu đựng gian khó, khích lệ tình bạn chân chính. Ca ngợi lòng nhân ái, tình yêu cuộc sống, ý chí vươn lên không ngừng…Không Gia Đình vì thế đã vượt qua biên giới nước Pháp và tồn tại lâu dài với thời gian.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button