6 sách hay về hiệu ứng cánh bướm và khái niệm lý thuyết hỗn loạn

6 cuốn sách hay về hiệu ứng cánh bướm nói về việc một thay đổi nhỏ hoặc một hành động nhỏ ở một nơi có thể có tác động lớn đến nơi khác như thế nào.

Quan Hệ Nhân Quả – Dẫn Luận Ngắn

Quan Hệ Nhân Quả – Dẫn Luận Ngắn

Quan hệ nhân quả: Dẫn luận ngắn đưa người đọc đến các lý thuyết quan hệ nhân quả cơ bản cũng như các vấn đề xung quanh mối liên hệ này. Nguyên nhân có tạo ra hiệu ứng bằng cách đảm bảo tạo ra kết quả không? Nguyên nhân có phải đến trước hậu quả không? Chúng ta có thể quy nhân quả thành các lực vật chất không? Có đúng không khi xem quan hệ nhân quả là một mối quan hệ khác biệt? …

Hiệu Ứng Cánh Bướm

Hiệu Ứng Cánh Bướm

Ai mới chính xác là người đã cứu hai tỷ người? Có phải là một người cụ thể nào đó mà chúng ta có thể chỉ đích danh? Chúng ta có thể trở lại quá khứ xa đến mức nào?

Chúng ta cần kiểm chứng bao nhiêu người để xác định được người thực sự đã cứu được hai tỷ ngườ một con số vẫn tiếp tục tăng lên mỗi phút ?

Và chúng ta phải tiến về phía trước bao xa trong cuộc sống để cho thấy sự khác biệt mà bạn tạo ra.

Trong cuốn sách Hiệu Ứng Cánh Bướm này, Andy Andrews sẽ cung cấp cho chúng ta những ví dụ, cụ thể, sinh động cùng những lời lý giải ngắn gọn, súc tích cho hiện tượng vật lý thú vị này. Chúng ta sẽ biết rằng, chính những hành động nhỏ bé của mình sẽ là khởi nguồn của các kết quả lớn nhiều năm sau đó.

Mọi hành động của chúng ta, dù lớn dù nhỏ cũng gieo một cái nhân (nguyên nhân), từ cái nhân đó sinh sôi nảy nở theo thời gian để tạo nên quả (kết quả). Và Hiệu Ứng Cánh Bướm nhấn mạnh đến các yếu tố nguyên nhân rất nhỏ tạo thành một kết quả ngoài sức tưởng tượng.

Cú Hích

Cú Hích

Sách của tác giả đoạt Nobel Kinh Tế 2017.

Về Tác Phẩm:

Ông Thaler cũng đặt ra thuật ngữ “cú hích” (nudge), ý chỉ các tác động cần thiết để giúp con người vượt qua định kiến, loại bỏ thói quen làm theo người khác để tránh phạm lầm ngớ ngẩn khi phải đưa ra quyết định.

“Mỗi ngày, chúng ta thực hiện đủ loại quyết định, nhưng đáng tiếc là chúng ta thường có những lựa chọn tồi tệ (…). Lý do là vì con người dễ bị tác động bởi nhiều định kiến khác nhau, mà lắm lúc chúng làm ta trở nên thật ngớ ngẩn (…). Người ta cần những cú hích trước những quyết định khó khăn và hiếm khi xảy ra, mà hiện thời họ không có đủ thông tin” – lời giới thiệu của quyển sách viết.

Thaler và Sunstein mời chúng ta bước vào thế giới của những lựa chọn, một thế giới xem nhân tính là một vật phẩm được ban tặng.

Các tác giả cho thấy bằng cách tìm hiểu suy nghĩ của người khác, chúng ta có thể thiết kế các môi trường lựa chọn giúp họ dễ dàng tìm được những gì tốt nhất cho mình. Sử dụng nhiều ví dụ sống động từ những mặt quan trọng nhất trong đời sống, Thaler và Sunstein cho chúng ta thấy làm thế nào một” kiến trúc lựa chọn” tinh tường có thể hích con người theo những hướng có lợi mà không hạn chế quyền tự do lựa chọn của chúng ta.

Đây là một trong những cuốn sách hấp dẫn và kích thích tư duy sáng tạo nhất trong những năm gần đây.

Từ Hiệu Ứng Con Bướm Đến Lý Thuyết Hỗn Độn

Từ Hiệu Ứng Con Bướm Đến Lý Thuyết Hỗn Độn

Đây không phải là một cuốn sách thiên về khoa học. Trên các trang sách người đọc bắt gặp nhiều người phi thường và lập dị như: người đã xây dựng và và điều chỉnh cuộc sống của mình dựa trên chiếc đồng hồ 26h. Tác giả giải thích một cách xuất sắc quá trình suy nghĩ và lập luận tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về hỗn loạn.

Nửa Kia Của Hitler

Nửa Kia Của Hitler

Ở tuổi 20, Adolf Hitler nuôi giấc mộng trở thành họa sĩ. Nhưng sau hai lần bị Đại học Mỹ thuật Viên đánh trượt, Hitler trở thành gã lông bông, nay đây mai đó rồi dần dà tìm được chỗ đứng, trở thành một “con quái vật” khổng lồ của nhân loại nhờ cuộc thế chiến I.

Đó là những dòng tiểu sử mà bất cứ ai muốn tìm hiểu đều có thể dễ dàng biết được về một dị nhân của thế kỷ 20, nỗi ám ảnh khôn nguôi của người Do Thái. Đó cũng là căn cứ để tiểu thuyết gia người Pháp bắt đầu một câu chuyện chỉ có trong tưởng tượng.

Dẫn Luận Về Thuyết Hỗn Độn

Dẫn Luận Về Thuyết Hỗn Độn

Hỗn độn tồn tại trong những hệ thống ở khắp xung quanh chúng ta. Ngay cả hệ thống đơn giản nhất cũng có thể là hỗn độn, không cho phép chúng ta dự báo chính xác về hành vi của nó, và đôi lúc sinh ra những cấu trúc lạ lùng ở quy mô lớn. Trong cuốn sách này, Leonard Smith cho thấy chúng ta đều có một hiểu biết trực giác về những hệ thống hỗn độn. Ông sử dụng toán học và vật lý ở mức độ dễ hiểu để giải thích thuyết hỗn độn, và chỉ ra nhiều ví dụ trong triết học và văn học nhằm minh họa các vấn đề.

Cuốn sách cung cấp một hiểu biết trọn vẹn về động lực hỗn độn, sử dụng những ví dụ từ toán học, vật lý, triết học và đời thực, kèm theo một lý giải tại sao hỗn độn lại quan trọng và nó khác ngẫu nhiên như thế nào.

Những ứng dụng đời thực của thuyết hỗn độn bao gồm dự báo thời tiết, trò đánh cược và thị trường chứng khoán. Sách Dẫn luận về thuyết hỗn độn là cơ hội tuyệt vời để những người không chuyên về toán học có một hiểu biết sáng tỏ về khái niệm lý thú này

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button