6 sách hay về nhân học với những giá trị thiết thực áp dụng vào cuộc sống

6 cuốn sách hay về nhân học mang đến cho người đọc những hiểu biết toàn diện về nhân học, từ sự xuất hiện của con người đầu tiên đến sự phát triển của nhân loại.

30 Giây Nhân Chủng Học

30 Giây Nhân Chủng Học

Chính xác thì chúng ta là gì? Điều gì phân biệt loài của chúng ta với tất cả các sinh vật sống khác trên toàn cầu, trong quá khứ và hiện tại? Tại sao con người tạo ra một loạt các nền văn hóa và xã hội như vậy? Và những nỗ lực định hình môi trường sẽ đưa chúng ta đến đâu? Cuốn sách này bao gồm tất cả những gì bạn cần biết về nhân chủng học, từ sự khởi đầu của Người tinh khôn cho đến chủ nghĩa toàn cầu của thế kỷ 21.

30 Giây Nhân Chủng Học khám phá con người qua 50 sự kiện và sáng kiến, giúp bạn hiểu chúng ta đã tiến hóa từ tổ tiên giống tinh tinh thành sinh vật có khả năng phóng tên lửa lên sao Hỏa như thế nào. Bộ não người là thứ phức tạp nhất từng được biết đến trong vũ trụ, cho phép ta sử dụng công cụ và phát triển các công nghệ đáng kinh ngạc phục vụ cho cuộc sống và định hình hành tinh này. Làm người đồng nghĩa với tương tác, và bạn có thể khám phá cách chúng ta tổ chức xã hội, vì sao nghi thức và nghi lễ lại quan trọng đến vậy, và vì sao ta phải phát triển các hệ thống niềm tin đa dạng và phức tạp. Cuốn sách 30 Giây Nhân Chủng Học là cách nhanh nhất để hiểu ý nghĩa của việc làm người.

Nhân Học Đối Diện Với Những Vấn Đề Của Thế Giới Hiện Đại

Nhân Học Đối Diện Với Những Vấn Đề Của Thế Giới Hiện Đại

Kể từ sau công trình nổi tiếng Race et histoire (Chủng tộc và lịch sử, Huyền Giang dịch) được Hội khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1996, khoảng mười năm trở lại đây có thêm ba công trình của ông được dịch ra tiếng Việt. Claude Lévi-Strauss vẫn là con khủng long kỳ vĩ của ngành nhân học, dân tộc học.

Mùa xuân năm 1986, Claude Lévi-Strauss (1908-2009) tới Nhật Bản lần thứ tư, theo lời mời của quỹ Foundation Ishizaka, thuyết trình ba buổi ở Tokyo về chủ đề nhân học. Ông chọn tiêu đề chung cho ba bài giảng là L’Anthropologie face aux problèmes du monde moderne (Nhân học đối diện với những vấn đề của thế giới hiện đại), đó cũng là tên cuốn sách này.

L’Anthropologie face aux problèmes du monde moderne (xuất bản năm 2011, sau khi Claude Lévi-Strauss mất) thuộc bộ sách “La Librairie du XXIe siècle” (ra đời năm 1989) do nhà sử học Maurice Olender chủ trì, với hơn 200 đầu sách của các học giả lớn được ấn hành.

Claude Lévi-Strauss không ngừng ưu tư về các vấn đề xã hội, về mối quan hệ giữa chủng tộc, lịch sử và văn hóa – những vấn đề nền tảng trong trước tác của ông.

Trong tác phẩm này, ông tập trung bàn về: 1) Sự cáo chung của văn hóa bá quyền phương Tây; 2) Ba vấn đề lớn của thế giới đương đại: giới tính, sự phát triển kinh tế và tư duy huyền thoại; 3) Công nhận sự đa dạng văn hóa: những điều chúng ta học được từ nền văn minh Nhật Bản. Trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân học như là một “chủ nghĩa nhân đạo dân chủ” mới, Claude Lévi-Strauss khảo vấn về “Sự cáo chung của văn hóa bá quyền phương Tây”, về mối quan hệ giữa thuyết tương đối văn hóa và phán xét đạo đức. Khi khảo sát về những vấn đề của một xã hội toàn cầu hóa, ông khảo vấn cả những thực tiễn kinh tế, các vấn đề liên quan đến thụ tinh nhân tạo, mối quan hệ giữa tư duy khoa học và tư duy huyền thoại.

Lược Sử Nhân Học

Lược Sử Nhân Học

Môn Nhân học xã hội ra đời vào đầu thế kỉ XX tại Hoa Kì và châu Âu. Do đó, đây là một môn khoa học nhân văn ra đời gần đây nhất, nếu ta dừng lại ở sự ra đời một hoạt động chuyên môn và sự hình thành những nguyên tắc cho một phương pháp nghiên cứu.

Nếu ta định nghĩa nhân học xã hội một cách mở rộng ra hơn, coi đó là sự đi-về của một chứng nhàn giữa hai nền văn hóa, cùng với đó là những kết quả thực sự về tri thức, thì nhân học xã hội là một trong những môn khoa học xuất hiện sớm nhất.

Ta có thể định niên đại cho nó là vào thời kì Khai minh ở châu Âu thế kỉ XVIII, và những khảo sát khoa học lớn bị thay đổi hoàn toàn bởi sự khao khát hiểu biết và sự khám phá tự nhiên và con người ở quy mô toàn cầu – hãy hình dung chuyến đi vòng quanh thế giới của Bougainville và quá trình các nhà thám hiểm người Âu phát hiện ra Thái Bình Dương. Càng thuyết phục hơn nữa, ta truy nguyên nguồn gốc của nó từ thời kì Phục hưng và thế kỉ XVI, khi việc phát hiện ra châu Mĩ đã mở rộng ra tại châu Âu con đường đi tới một sự cật vấn về tính đa dạng của con người, và điểu này đã làm suy yếu luận điểm Kitô giáo về sự sáng tạo ra con người bởi Thượng đế “theo hình ảnh của Người”..

Văn Hóa Nhân Học Châu Âu

Văn Hóa Nhân Học Châu Âu

Văn hóa nhóm hay văn hóa tộc người chủ yếu dựa trên mấy tiêu chí: Nhân tố thứ nhất – hạt nhân liên kết nhóm chủ yếu là tộc người. Nhân tố thứ hai là môi trường gắn với phong cách sống trong quá trình phát triển lịch sử. Nhân tố thứ ba là tôn giáo, tín ngưỡng. Nhìn chung văn hóa nhân học được trình bày chủ yếu theo các đề mục:

  • Tên các tộc người phản ánh văn hóa hoặc tên nhóm văn hóa.
  • Các tên khác của nhóm tộc người đó.
  • Môi trường vật chất, lịch sử dân số và số dân, ngôn ngữ.
  • Lịch sử văn hóa của nhóm tộc người trong mối quan hệ với các nhóm khác.
  • Kiểu cư trú, thiết kế nhà và vật liệu.
  • Phân công lao động, cách thức sinh kế, trao đổi sản phẩm, luật lệ và quyền sở hữu, sử dụng đất.
  • Tính huyết thống, thị tộc, quan hệ họ hàng.
  • Tôn giáo, tín ngưỡng, đức tin,…

Hình Ảnh Nhân Loại

Hình Ảnh Nhân Loại

Nhân chủng học là một ngành học phản ánh bản thân thế giới này – một thế giới đang thay đổi mỗi lúc một nhanh. Nội dung sách không giới hạn trong các vấn đề đã được định hình trong các thập kỷ trước mà bao gồm tất cả các biến chuyển đang diễn ra khắp nơi và tác động đến những con người, nơi chốn và cả những chủ đề nằm trong truyền thống nghiên cứu của ngành.

Dựng lên một tấm gương vĩ đạ i- phản chiếu trọn vẹn hình ảnh nhân loại, ngành nhân chủng học tự thân đã mang tính nhân văn cao nhất trong các ngành học thuật vì nó luôn tôn trọng tính đa dạng của con người bằng cách nghiên cứu các nền văn hóa khác để có thể nhận ra điện mạo bản thân mình, dân tộc mình rõ hơn.

Bạn đọc có dịp tiếp cận phần minh họa cho các vấn đề được đề cập trong mỗi chương bằng những bài “Đọc thêm” súc tích, có thể bổ sung và gợi mở cho cái nhìn về những vấn đề nhân chủng học liên quan với thế giới đa văn hóa hiện nay.

Nhân Chủng Học – Khoa Học Về Con Người

Nhân Chủng Học – Khoa Học Về Con Người

Như Augustine đã nhận xét: “Con người ngạc nhiên về biển cả sôi động, về dòng nước chảy, về cảnh quan của bầu trời, nhưng lại quên rằng trong tất cả những điều kỳ diệu ấy thì chính bản thân con người là yếu tố kỳ diệu nhất”. Sự kỳ diệu cơ bản của con người là khả năng sáng tạo; suy nghĩ và đưa ra những phát minh mới.

Con người luôn suy tư về những mục tiêu của mình ngay cả khi nó không mang lại lợi lộc nào mà chỉ làm thỏa mãn tính hiếu kỳ. Những suy tư trên phát triển thành kiến thức, và kiến thức lại phát triển thành năng lực cải tạo thiên nhiên và tác động lên số phận con người.

Nhân Chủng Học, giống như bất cứ một khoa học chuyên ngành nào về hiện tượng thiên nhiên, không chỉ làm thỏa mãn tính ham hiểu biết của con người; mà nó còn là một công cụ giúp con người biết được nhiều hơn về bản chất của mình, để cuối cùng có thể hiểu, nắm bắt và giải quyết những vấn đề ấy như thế nào cho hiệu quả.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button