10 sách bị cấm tuy nhiên ai cũng muốn tìm đọc

10 cuốn sách bị cấm hay này kể cho độc giả câu chuyện về những tâm hồn dũng cảm dám viết những gì mình muốn.

Lolita

Lolita

Lolita, hiện tượng phi thường của văn học thế kỷ 20, được xuất bản lần đầu ở Paris năm 1955, mặc dù được viết bằng tiếng Mỹ. Khởi đầu của Lolita không hề suôn sẻ, cũng như các tác phẩm nổi bật khác và có độ lệch chuẩn cao, chẳng hạn như cuốn sách của D. H. Lawrence hay tiểu thuyết của Anthony Burgess.

Giờ đọc xong Lolita, tôi mới hiểu tại sao Vladimir Nabokov lại mê nó đến thế. Lolita, ban đầu được coi là cực kỳ cơ bản, cuối cùng đã vượt qua định kiến ​​rằng nó chỉ là một tác phẩm xác thịt đơn thuần, vì nó bao gồm nhiều, rất nhiều điều: nó lặng lẽ điều tra tâm trí con người. mà không chuyển sang phân tâm học, mặc dù ngay cả Nabokov cũng luôn muốn chọc tức Sigmund Freud, và đó cũng là một trong những trào lưu ngôn ngữ xuất sắc của những thiên tài sáng tạo vĩ đại nhất.

Đến giờ, dù cho bao năm tháng đã qua đi, Lolita vẫn cứ là một hiện tượng bất thường, và cô bé Lolita, “ánh sáng của đời tôi, tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi” trong trí tưởng của Humbert Humbert, vẫn bất tử trong dáng đứng thẳng cao chưa đầy một mét rưỡi và toàn bộ đặc tính của một “tiểu nữ thần” vĩnh viễn bất kham.

Từng bị từ chối, bị hắt hủi, bị chỉ trích, bị cấm đoán, nhưng Lolita cũng chính là tác phẩm đã được dịch và xuất bản tại gần 40 quốc gia trên thế giới.

Phía Tây Không Có Gì Lạ

Phía Tây Không Có Gì Lạ

Thế chiến thứ nhất nổ ra, những chàng trai đang ngồi trên ghế nhà trường bị chuyển thẳng ra mặt trận. Tại đây sự khốc liệt của chiến tranh đã khiến họ tê dại khi bom đạn không chỉ tước đi những phần cơ thể mà còn cả tâm hồn. Thế nên chưa kịp trưởng thành họ đã trở nên già nua, bởi gần với cái chết hơn là sự sống. Họ cũng chẳng còn tin tưởng ai, chẳng thiết tha điều gì, kể cả ngày trở về.

Cho nên khi tất cả đồng đội cùng trang lứa đã ngã xuống, cái chết đối với những chàng trai ấy là sự giải thoát. Họ nằm xuống nhẹ nhàng thanh than đến độ tưởng như chẳng hề may may lay động đến thứ gì xung quanh, dù chỉ là một ngọn cỏ. Mặt trận hoàn toàn yên tĩnh, bản báo cáo chiến trường chỉ ghi vẻn vẹn một câu: “Ở phía Tây, không có gì lạ.” Phải, chẳng có gì lạ, chỉ có một người vừa rời khỏi cuộc đời khi độ tuổi mới chớm đôi mươi.

1984

1984

Một chín tám tư (tựa tiếng Anh là Nineteen Eighty-Four; thường được viết là 1984) là một tiểu thuyết về xã hội giả tưởng thể loại dystopia (dạng sầu bi) của nhà văn Anh George Orwell, xuất bản năm 1949. Quyển sách kể về câu chuyện của Winston Smith và sự biến chất của anh gây nên bởi chế độ chuyên chế mà anh sống.

Cùng với Brave New World của Aldous Huxley, đây là một trong những xã hội giả tưởng dystopia nổi tiếng nhất và thường được trích dẫn nhất trong văn học

Cuốn tiểu thuyết đã được dịch sang 62 thứ tiếng và đã để lại một ấn tượng sâu xa về chính bản thân tiếng Anh nó. Một chín tám tư, thuật ngữ cũng như tác giả của nó đã trở thành ngạn ngữ khi người ta thảo luận về những vấn đề an ninh nhà nước và sự riêng tư cá nhân. Thuật ngữ Orwellian cũng được sử dụng rộng rãi khi mô tả những hành động hoặc tổ chức gợi lại xã hội chuyên chế được dựng lên trong cuốn tiểu thuyết.

Một chín tám tư đã từng có lúc được xem như một sự nguy hiểm về mặt chính trị và cho cách mạng và vì vậy bị cấm bởi nhiều thư viện ở nhiều quốc gia khác nhau, chứ không riêng gì những chính thể chuyên chế.

Của Chuột Và Người

Của Chuột Và Người

Là tác phẩm nổi tiếng nhất của John Steinbeck, “Của Chuột Và Người” được coi là khuôn mẫu tiểu thuyết xuất sắc cho văn chương Mỹ.

Câu chuyện khắc họa nỗi cùng khổ của những người dân lao động trong bối cảnh Đại khủng hoảng kinh tế, của những thân phận tột cùng cô độc giữa một xã hội đầy rẫy bất công. Ở đó, ước mơ và hoài bão mắc cạn trong cái vòng luẩn quẩn, còn khát khao làm chủ số phận chỉ là một ảo giác an thần kéo lê những đôi chân trĩu nặng không ngừng bôn ba xê dịch.

Với lối kể chuyện giản dị, giàu cảm xúc, cùng cấu trúc ba hồi khúc chiết như một vở kịch, “Của Chuột Và Người” đã góp phần đưa John Steinbeck trở thành nhà văn sáng tác về tầng lớp lao động xuất sắc nhất nước Mỹ.

Chùm Nho Phẫn Nộ

Chùm Nho Phẫn Nộ

Giữa thời kỳ vàng son của xã hội công nghiệp, nhà Joad cũng như bao gia đình khác bỗng nhiên bị đuổi khỏi nơi chôn rau cắt rốn vì những lợi ích của bè lũ tài phiệt. Rời khỏi Oklahoma bụi bặm mịt mù, họ đem tất cả những gì có thể chất lên xe cam nhông để hướng về miền đất hứa – xứ California đầy xanh tươi và thơ mộng.

Trên con đường thiên lý tìm kiếm giấc mơ đổi đời, nhà Joad liên tiếp vấp phải những éo le, khổ nạn, nhục mạ và cả việc mất thân nhân. Mọi sự dồn nén, uất hận, bi phẫn rồi cũng khiến giọt nước tràn ly… nhưng sau tất cả cũng chỉ còn lại những tiếng thở vãn than dài, lực bất tòng tâm!

Hành trình vô định của những kẻ khốn cùng đã vén mây lộ ánh dương, làm sáng lên một bức tranh nước Mỹ hào quang tột bậc nhưng cũng u ám tột cùng.

Chùm nho phẫn nộ ngay khi phát hành đã soán ngôi Cuốn theo chiều gió để trở thành tiểu thuyết bán chạy nhất trong suốt một thời gian.

Tác phẩm cũng đem về cho John Steinbeck giải Pulitzer năm 1940 và Nobel Văn chương 1962.

Chưa đầy một năm sau ngày xuất bản, bộ phim chuyển thể từ Chùm nho phẫn nộ ra tạp và cũng trở thành tác phẩm điện ảnh kinh điển.

Giết Con Chim Nhại

Giết Con Chim Nhại

Nào, hãy mở cuốn sách này ra. Bạn phải làm quen ngay với bố Atticus của hai anh em – Jem và Scout, ông bố luật sư có một cách riêng, để những đứa trẻ của mình cứng cáp và vững vàng hơn khi đón nhận những bức xúc không sao hiểu nổi trong cuộc sống. Bạn sẽ nhớ rất lâu người đàn ông thích trốn trong nhà Boo Radley, kẻ bị đám đông coi là lập dị đã chọn một cách rất riêng để gửi những món quà nhỏ cho Jem và Scout, và khi chúng lâm nguy, đã đột nhiên xuất hiện để che chở. Và tất nhiên, bạn không thể bỏ qua anh chàng Tom Robinson, kẻ bị kết án tử hình vì tội làm hại một cô gái da trắng, sự thật thà và suy nghĩ quá đỗi đơn giản của anh lại dẫn đến một cái kết hết sức đau lòng, chỉ vì lý do anh là một người da đen.

Cho dù được kể dưới góc nhìn của một cô bé, cuốn sách Giết con chim nhại không né tránh bất kỳ vấn đề nào, gai góc hay lớn lao, sâu xa hay phức tạp: nạn phân biệt chủng tộc, những định kiến khắt khe, sự trọng nam khinh nữ… Góc nhìn trẻ thơ là một dấu ấn đậm nét và cũng là đặc sắc trong Giết con chim nhại. Trong sáng, hồn nhiên và đầy cảm xúc, những câu chuyện tưởng như chẳng có gì to tát gieo vào người đọc hạt mầm yêu thương.

Điệu Vũ Bên Lề

Điệu Vũ Bên Lề

Tác phẩm The Perks of being a Wallflower (wallflower là tiếng lóng để chỉ những kẻ e thẹn, nhút nhát) khi chuyển thể thành phim mang tên Đặc quyền của e thẹn là một câu chuyện cảm động về sự mất mát, tình yêu, nỗi sợ hãi và hy vọng. Truyện đề cập đến những khía cạnh nhân văn của tình bạn ở ngấp nghé lứa tuổi trưởng thành. Tình bạn kỳ lạ và cảm động đã giúp một cậu bé nhút nhát, gặp vấn đề về tính cách trở nên tự tin và yêu cuộc sống. Tại Việt Nam, bộ phim đã gây được nhiều tiếng vang trong giới trẻ.

Cuốn sách được viết dưới dạng độc thoại qua những bức thư Charlie gửi cho một người bạn tưởng tượng. Charlie là một cậu bé sống nội tâm, phải chịu mất mát lớn trong quá khứ. Charlie bước vào trường trung học với nỗi sợ hãi, bơ vơ không bạn bè. Tại trường học mới, cậu gặp hai anh em nhà Sam và Patrick. Sam xinh đẹp, mạnh mẽ, cá tính nhưng mắc phải nhiều sai lầm trong quá khứ, còn Patrick vui vẻ, nhanh nhảu, hòa đồng nhưng giấu kín chuyện mình là một người đồng tính.

Bắt Trẻ Đồng Xanh

Bắt Trẻ Đồng Xanh

Bắt Trẻ Đồng Xanh là một cuốn sách nhỏ, mỏng và chẳng giống ai. Điều đó cũng là tính cách của nhân vật chính, Holden – nổi loạn, thiếu giáo dục, và lạ lùng.

Holden không thích cái gì cả, cậu chỉ muốn đứng trên mép vực của một cánh đồng bao la, để trông chừng lũ trẻ con đang chơi đùa. Holden chán ghét mọi thứ, cậu lan man, lảm nhảm hàng giờ về những thói hư, tật xấu, những trò giả dối tầm thường mà người đời đang diễn cho nhau xem. Holden thô thiển, tục tĩu và chẳng tuân theo khuôn mẫu nào của cuộc sống, cậu cứ là chính cậu thôi.

Bắt Trẻ Đồng Xanh đã mượn suy nghĩ của một chàng trai trẻ để nhìn về cuộc sống một cách hài hước và thông minh. Ngôn từ đơn giản, đôi khi rất thô tục thể hiện con người nhân vật, cuốn sách đi vào lòng người bởi những triết lý giản đơn vẫn đang hiện hữu từng ngày trong cuộc sống. Và rồi sẽ đọng lại trong lòng người đọc một ý nghĩ tưởng như đã quên mất từ lâu: Mình là chính mình.

Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn

Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn

Câu chuyện kể về những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn trên dòng sông Mississippi với người bạn là Jim, một nô lệ đang chạy thoát. Quyển sách miêu tả những cảnh vật trên dòng sông và châm biếm những quan điểm ở miền Nam Hoa Kỳ thời tiền chiến, đặc biệt là quan điểm kỳ thị chủng tộc. Hình ảnh Huck và Jim trên chiếc bè chạy theo dòng sông, đi đến tự do, là một trong những hình ảnh bất hủ nhất trong văn học Hoa Kỳ.

451 Độ F

451 Độ F

Hãy mường tượng một thế giới nơi truyền hình thống trị và văn chương ngấp nghé trên bờ tuyệt chủng, nơi thông tin nông cạn được tung hô còn tri thức và ý tưởng thì bị ruồng rẫy, nơi tàng trữ sách là phạm pháp, ta có thể bị bắt chỉ vì tản bộ trên vỉa hè, còn nhiệm vụ của những người lính không phải cứu hỏa mà là châm mồi cho những đám cháy…

Khi khắc họa cái xã hội giả tưởng ấy qua con mắt nhìn khủng hoảng niềm tin của anh lính phóng hỏa Montag, Ray Bradbury chắc không thể ngờ vào tính tiên tri khủng khiếp của cuốn sách. Xã hội chúng ta đang sống ngày nay giống với những gì Bradbury mô tả đến rùng mình: một nền văn minh lệ thuộc quá nhiều vào truyền thông, giải trí và công nghệ. Bởi lẽ đó, hơn sáu chục năm kể từ lần đầu xuất bản, 451 độ F vẫn đủ sức khiến bất kỳ ai đọc nó phải sửng sốt và choáng váng

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button