5 sách hay về bệnh Alzheimer, căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người

5 cuốn sách hay về bệnh Alzheimer giúp bạn đọc hiểu thêm về bệnh Alzheimer, từ tiền sử bệnh đến triệu chứng, cách điều trị, cách chăm sóc và bảo vệ.

Bệnh ALZHEIMER – GS. Phạm Khuê

Bệnh ALZHEIMER – GS. Phạm Khuê

Alzheimer là một bệnh thoái hóa thần kinh mãn tính ảnh hưởng đến não, dẫn đến mất trí nhớ và suy giảm khả năng nhận thức. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ, chiếm 60-80% các trường hợp. Bệnh Alzheimer tiến triển, có nghĩa là các triệu chứng dần dần trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và hiện không thể chữa được.

Nguyên nhân chính xác của bệnh Alzheimer vẫn chưa được biết nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng nó liên quan đến các yếu tố di truyền, lối sống và môi trường. Các triệu chứng có thể bao gồm khó nhớ các sự kiện gần đây, nhầm lẫn với thời gian hoặc địa điểm, các vấn đề về ngôn ngữ và khó hoàn thành các công việc hàng ngày. Mặc dù sự khởi phát của bệnh Alzheimer thường xảy ra sau 65 tuổi, nhưng bệnh Alzheimer khởi phát sớm có thể ảnh hưởng đến những người trẻ ở độ tuổi 30.

Nội dung bao gồm:

  • 1. Lâm sàng
  • 2. Thần kinh bệnh học (giải phẫu bệnh)
  • 3. Chẩn đoán hình ảnh não
  • 4. Dịch tễ học
  • 5. Các hệ thống dẫn truyền thần kinh ở não
  • 6. Chuyển hóa ở não
  • 7. Di truyền và sinh học phân tử

Hỏi Đáp Về Bệnh Mất Trí Nhớ Alzheimer

Hỏi Đáp Về Bệnh Mất Trí Nhớ Alzheimer

Bệnh sa sút trí tuệ, thường gọi là bệnh mất trí nhớ (Alzheimer) rất hay gặp ở người cao tuổi. Bệnh gây hiện tượng thoái hóa dẫn tới sự phá hủy các tế bào não khiến người bệnh mất dần khả năng về trí lực và giao tiếp xã hội đến mức độ mất trí hoàn toàn và dẫn đến tử vong do suy kiệt sức khỏe, do nhiễm trùng cơ hội, do tai nạn trong sinh hoạt…

Sách Hỏi Đáp Về Bệnh Mất Trí Nhớ Alzheimer được biên soạn không chỉ hướng về người cao tuổi, là đối tượng có nhiều nguy cơ bị bệnh Alzheimer tấn công, để tư vấn cho họ một số hiểu biết về bệnh nhằm chủ động có kế hoạch dự phòng và sớm phát hiện bệnh ở giai đoạn còn khả năng kìm hãm tốc độ tiến triển xấu của bệnh không chỉ giúp tránh được biến chứng và cải thiện cuộc sống mà còn nhằm cung cấp một số kiến thức cần thiết cho những ai do tình thương yêu và tinh thần trách nhiệm, đang ngày đêm bên cạnh để theo dõi và chăm sóc người bệnh,.

Tế Bào Gốc Trong Điều Trị Các Bệnh Thần Kinh: Parkinson Và Alzheimer

Tế Bào Gốc Trong Điều Trị Các Bệnh Thần Kinh: Parkinson Và Alzheimer

“Tế bào gốc trong điều trị bệnh: Parkinson”. Với nội dung gồm hai phần chính:

I. Bệnh Parkinson: Nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm, cách phòng bệnh và điều trị theo hướng y học hiện đại và y học cổ truyền hiện nay.

II. Tế bào gốc trong điều trị bệnh Parkinson gồm: giải thưởng Nobel về tế bào gốc đa năng cảm ứng để tạo ra tế bào gốc thần kinh, thực nghiệm trên động vật và trên người bị bệnh Parkinson và triển vọng sử dụng phương pháp này trong điều trị Parkinson tương lai.

BỆNH ALZHEIMER với cuộc sống hiện đại với nền khoa học tiên tiến, đòi hỏi con người phải hoạt động trí óc cao hơn, căng thẳng hơn, hậu quả là tạo ra stress mới do cuộc sống con người có thể dẫn tới suy nhược, rối loạn thần kinh, hoặc tổn thất nhiều chức năng do não bộ,dần già dẫn tới suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ.

Sa sút trí tuệ nói chung và bệnh Alzheimer nói riêng hiện nay là mối quan tâm của mỗi gia đình và xã hội trên toàn thế giới cũng như ở nước ta. Hiện nay có hàng triệu người trên thế giới bị bệnh Alzheimer, tuổi mắc bệnh thường từ 65 trở lên. Con số này dự đoán sẽ gấp nhiều lần trong vòng 20 năm tới, khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng lên. Bệnh Alzheimer như là bệnh mạn tính ở người già, năm 2006 có 26,6 triệu người mắc bệnh Alzheimer trên toàn thế giới.dụ đoán tỉ lệ Alzheimer trên thế giới sẽ là 1/85 người vào năm 2050. Cựu Tổng thống Ronald Reagan thông báo rằng ông đã mắc bệnh Alzheimer vào ngày 5 tháng 11 năm 1994. Khi đó ông đã 83 tuổi. Dưới đây chúng ta nói về phòng và trị bệnh theo quan niệm tây y hiện nay.

Như vậy bệnh Alzheimer là một bệnh lý về não không hồi phục, dần dần phá hủy trí nhớ, khả năng ngôn ngữ và năng lực tư duy, cuối cùng, bệnh nhân không thể hoàn thành ngay cả những công việc nhỏ nhất. Bệnh thường tiến triển chậm, bắt đầu với biểu hiện đãng trí nhẹ thoáng qua. Khi đã đến giai đoạn cuối, bệnh nhân thường bị tổn thương não trầm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi.

Trung bình người bệnh Alzheimer chỉ có thể sống được trong khoảng từ 8 – 10 năm kể từ thời điểm mắc bệnh.

Bệnh Alzheimer được đặt theo tên của Tiến sĩ Alois Alzheimer. Năm 1906, bác sĩ Alzheimer nhận thấy những thay đổi bất thường trong mô não của một người phụ nữ đã tử vong vì một căn bệnh nào đó liên quan đến tâm thần. Những triệu chứng của bệnh nhân bao gồm mất trí nhớ, rối loạn khả năng ngôn ngữ và hành vi không thể đoán trước. Sau khi người phụ nữ qua đời, vị bác sĩ đã kiểm tra não của cô và tìm thấy nhiều khối bất thường (sau này được gọi là mảng amyloid) và các bó sợi rối (sau này được gọi là neurofibrillary, hoặc “đám rối”).

Sự hình thành của những mảng amyloid và đám rối trong não hiện nay vẫn được xem là một trong những đặc điểm chính và là nguồn gốc của bệnh Alzheimer.

Tổn thương ban đầu dường như chỉ diễn ra ở vùng hồi hải mã và vỏ não – hai bộ phận cần thiết trong việc lưu giữ ký ức. Khi nhiều tế bào thần kinh chết đi, phần còn lại của não cũng bị ảnh hưởng, chúng bắt đầu giảm hoạt động và co lại. Đến giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer, tổn thương não đã lan đi rất rộng và toàn bộ mô não bị thu hẹp đáng kể.

Tiến sĩ Alois Alzheimer là người đầu tiên mô tả các triệu chứng của một bệnh nhân được cho là mắc một dạng rối loạn trí não vào năm 1906. Bác sĩ tâm thần Emil Kraepelin, đồng nghiệp của Tiến sĩ Alzheimer, đã đặt cho căn bệnh này cái tên Alzheimer trong một cuốn sách y khoa năm 1910.

Dựa trên sự hiểu biết, chúng tôi sưu tầm và biên soạn phần “Tế bào gốc trong điều trị bệnh Alzheimer” với hai nội dung giống như bệnh Parkinson:

– Phần 1: Bệnh Alzheimer: nguyên nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng, phòng và điều trị bệnh theo y học hiện đại và y học cổ truyền (trong đó có phần nghiên cứu của chúng tôi).

– Phần 2: Tế bào gốc trong điều trị bệnh Alzheimer.

Tạm Biệt Alzheimer

Tạm Biệt Alzheimer

“Chúng ta sống mỗi ngày của cuộc đời mình bằng cách ngồi trước máy tính, ngồi trong lớp, ngồi xem phim, ngồi trong xe hơi, ngồi trong các cuộc họp, ngồi trên ghế sofa xem truyền hình hoặc chơi trò chơi trên điện thoại. Chúng ta đang ngồi cho đến chết!” – Đây chính là cách bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa thần kinh học, nhà nghiên cứu lâm sàng Dale Bredesen (tác giả của cuốn sách này) nhận định về cách thức mà “lối sống hiện đại” đã ảnh hưởng tới sức khỏe thần kinh nói riêng và sức khỏe toàn diện của con người nói chung.

Thông qua cuốn sách, bác sĩ Dale Bredesen muốn bạn đọc hiểu rõ “bản chất”, cũng như cách thức đảo ngược tiến trình suy giảm trí nhớ của căn bệnh “khó nhằn” thế kỷ (hiện chưa có cách điều trị chính thống và hiệu quả) – và bức tranh toàn cảnh về diễn biến của căn bệnh này trên toàn thế giới.

Cuốn sách Tạm biệt Alzheimer không chỉ có ích cho những người làm chuyên môn, bệnh nhân và gia đình (những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của căn bệnh) mà còn có giá trị với bạn đọc nói chung, những người có nguy cơ mắc bệnh, đồng thời cũng là những người đang bị lối sống nhanh thời hiện đại tác động đến sức khỏe mỗi ngày.

Bác Sĩ Tốt Nhất Là Chính Mình 5 – Bệnh Alzheimer

Bác Sĩ Tốt Nhất Là Chính Mình 5 – Bệnh Alzheimer

Theo dõi qua phương tiện truyền thông ít nhiều chúng ta đã biết về Alzheimer – bệnh mất trí nhớ ở người. Làm thế nào để xác định thủ phạm, nguyên nhân gây mất trí nhớ ở bệnh nhân Alhzeimer; cách luyện tập, điều trị để phòng ngừa và làm thuyên giảm chứng mất trí nhớ,…

Tất cả những điều này đều được trình bày cặn kẽ trong cuốn sách rất đơn giản và dễ hiểu nhằm trang bị cho bạn đọc những kiến hiểu biết nhất định để phòng ngừa và tránh xa bệnh tật.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button