6 sách hay về sự phát triển của trẻ với những thông tin giá trị

6 cuốn sách hay về sự phát triển của trẻ mang đến cho độc giả những bí quyết và phương pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng cơ bản như ngôn ngữ, toán học, khoa học..

Montessori – Phương Pháp Giáo Dục Toàn Diện Cho Trẻ 0-6 Tuổi

Montessori – Phương Pháp Giáo Dục Toàn Diện Cho Trẻ 0-6 Tuổi

“Mỗi đứa trẻ đều mang hạt giống thiên tài – đừng để tuổi thơ của con trôi qua vô ích.”

  • Bạn có biết 0-6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phải triển trí não của trẻ?
  • Bạn có biết mỗi đứa trẻ sinh ra đều tiềm ẩn 9 loại hình thông minh?
  • Bạn có biết thời kỳ nhạy cảm là giai đoạn vàng để kích hoạt tài năng của trẻ?
  • Bạn có biết “trạng thái dòng chảy” vô cùng quan trọng góp phần nuôi dưỡng tài năng?

“Montessori – Phương pháp giáo dục toàn diện cho trẻ 0-6 tuổi” sẽ là lời giải đáp cho bạn những băn khoăn, trăn trở làm thế nào để nuôi dưỡng toàn diện 9 loại hình thông minh cho con. Cuốn sách là tâm huyết và kinh nghiệm của tác giả sau 26 năm trong nghề nuôi dạy trẻ, kết hợp cùng với phương pháp Montessori và thuyết đa trí tuệ của Tiến sĩ Howard Gardner (ĐH Harvard).

Cuốn sách có tám chương, bốn chương đầu trình bày các đặc điểm phát triển của trẻ em trong độ tuổi từ 0 đến 6, chín dạng trí thông minh khác nhau và thời điểm thích hợp khi mỗi dạng nên được kích hoạt.39 hoạt động thú vị mà cha mẹ có thể làm ở nhà để phát huy tiềm năng của con cái họ sẽ được giới thiệu trong bốn chương tiếp theo. Tác giả làm rõ mỗi nhiệm vụ nên mất bao lâu để thực hiện nó một cách hiệu quả.

Cuốn sách không chỉ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện về sự phát triển của trẻ trong giai đoạn 0 – 6 tuổi mà còn cung cấp cho bạn những ý tưởng để quá trình nuôi dạy con trở nên thật nhẹ nhàng và hiệu quả.

Nuôi Dạy Bé Gái Từ 0 Đến 6 Tuổi

Nuôi Dạy Bé Gái Từ 0 Đến 6 Tuổi

Tác giả của cuốn sách Nuôi dạy bé gái từ 0 – 6 tuổi là người đã có 20 năm nghiên cứu về sự trưởng thành của trẻ em, quan sát 12.000 trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ em bé sơ sinh cho đến sinh viên đại học. Từ kinh nghiệm thực tiễn và nghiên cứu tác giả đã đúc kết được những điều quan trọng đối với sự phát triển của trẻ rằng:

Ngay từ khi sinh ra, giữa bé trai và bé gái đã có những đặc trưng khác nhau cả về não bộ cũng như hệ thần kinh vận động. Do vậy cách giáo dục cũng sẽ khác nhau. Nếu nắm được điểm mấu chốt trong cách nuôi dạy cho từng bé thì bố mẹ có thể phát triển năng lực của trẻ một cách toàn diện.

Với bé gái

Là người có khả năng cảm thụ và đồng cảm tốt.

Sở hữu khả năng đồng cảm tốt nên các bé gái luôn cư xử hòa nhã và thân thiện. Bé biết đi sớm nhưng giữ thăng bằng không tốt và dễ té ngã. Điều này là do sự phát triển của hệ thần kinh vận động toàn thân Nhưng bé lại giỏi trong những trò chơi đòi hỏi tính kiên nhẫn như gấp giấy hay vẽ tranh. Đôi khi bé phản kháng: “Không, không” là do tính kỷ luật chưa được hoàn thiện.

Bé gái hay thể hiện sự vui mừng khi được cùng chơi hòa thuận với bạn, lúc cả hai cùng chia sẻ cho nhau. Bé coi trọng quá trình thực hiện hơn là kết quả. Hơn nữa, với bé gái việc được mẹ ôm ấp, cưng nựng là một điều thật tuyệt vời.

Điều quan trọng đối với bé gái đó là được yêu thương, thấu hiểu, sẻ chia và giao tiếp.

Vì muốn được giao tiếp nên khả năng ngôn ngữ của bé gái phát triển nhanh. Bé dùng từ khéo léo, ríu rít kể cho bố mẹ nghe những chuyện mình gặp trong ngày hôm nay hay chuyện bạn bè.

Bố mẹ thường có cảm giác như bé gái phát triển sớm, trưởng thành một cách thuận lợi hơn so với bé trai. Nhưng điều đó không đồng nghĩa là ta có thể yên tâm với sự trưởng thành sớm của bé. Tâm lý của bé gái phức tạp hơn so với bé trai. Nhìn bé có vẻ ra dáng “người lớn” biết vâng lời nhưng thực ra thì nhõng nhẽo, ví dụ bé nói: “Không thích đâu!” nhưng trong lòng thì ngược lại, vì vậy việc nắm bắt được suy nghĩ, tình cảm thực sự của các bé gái là rất quan trọng.

Nuôi dạy bé gái từ 0 – 6 tuổi sẽ chỉ ra cho bố mẹ 7 bước quan trọng trong sự trưởng thành của các bé:

  • Bước 0 (0 tuổi): Kích thích năm giác quan – Nuôi dưỡng cảm nhận
  • Bước 1 (1 tuổi): Chia sẻ niềm vui “Yeah! Con làm được rồi” – Nuôi dưỡng tính tự chủ
  • Bước 2 (2 tuổi): Tôn trọng thế giới quan của trẻ – Nuôi dưỡng khả năng tưởng tượng
  • Bước 3 (3 tuổi): Tin tưởng, công nhận ý kiến của trẻ – Nuôi dưỡng tính không ỷ lại
  • Bước 4 (4 tuổi): Cho trẻ cơ hội tự mình suy nghĩ – Nuôi dưỡng khả năng giải quyết vấn đề
  • Bước 5 (5 tuổi): Để trẻ trải nghiệm việc giúp đỡ và được giúp đỡ – Nuôi dưỡng khả năng tự bày tỏ ý kiến cá nhân một cách rõ ràng
  • Bước 6 (6 tuổi): Để trẻ cảm nhận đầy đủ tình thương yêu – Nuôi dưỡng cảm giác khẳng định bản thân

5 Năm Đầu Đời Của Bé

5 Năm Đầu Đời Của Bé

Từ khi chào đời đến khi bắt đầu đi học, cuốn sách ảnh đẹp đẽ này sẽ là vật kỷ niệm quý giá của bé trong những năm tháng đầu đời.

Nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong những năm tháng đầu đời là điều hết sức quan trọng.Ngoài việc phải làm theo chỉ dẫn của bác sĩ bạn còn phải biết tự mình đánh giá đúng – sự phát triển của trẻ, nhận ra những sai lệch dù là nhỏ nhất so với tiêu chuẩn.

Trong năm đầu tiên chào đời, rất nhiều điều kỳ diệu mang tính chuyển biến quyết định xảy ra ở trẻ em như trẻ tăng gấp 3 cân nặng so với khi mới sinh, trẻ chuyển từ lẫy, bò sang đi đứng, chạy nhảy, từ bập bẹ sang nói, hát.

Điều ngạc nhiên là trẻ sớm có thể hiểu được ngôn ngữ trước khi trẻ học nói: đến tháng thứ 6 là trẻ có thể ý thức về tên gọi cũng như bản thân là một cá nhân độc lập. Sự phát triển của khả năng ngôn ngữ song hành với sự phát triển của các mối quan hệ xã hội. Não bộ là nơi tiếp nhận, hình thành ngôn ngữ, và trẻ em ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng đều tiếp thu ngôn ngữ theo cùng một cơ chế như nhau, sự phát triển của kỹ năng này lại là tiền đề cho sự phát triển của kỹ năng kia: như kỹ năng xã hội và cảm xúc phát triển cùng với sự vận động, kỹ năng giao tiếp hoàn thiện cùng với tư duy.

Các giai đoạn quan trọng đầu đời xảy ra trong thời điểm linh hoạt; tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra là trong thời đoạn nhất định, phụ huynh sẽ quan sát thấy được những chuyển biến trong khả năng của trẻ. Nên lưu ý rằng không có một thời điểm nào nhất định để trẻ biểu lộ sự tiếp thu các khả năng, và thời gian để phát triển “bình thường” cũng rất khác nhau đối với mỗi trẻ vì mỗi đứa trẻ phát triển và điều chỉnh để tương thích với xã hội bên ngoài theo nhịp riêng của chính mình.

Bạn hãy giúp bé lưu giữ những kí ức trẻ thơ trong “5 năm đầu đời của bé” nhé!

Quá Trình Phát Triển Của Trẻ Từ Khi Sinh Ra Tới Khi Đến Trường – Birth To Big School 4e

Quá Trình Phát Triển Của Trẻ Từ Khi Sinh Ra Tới Khi Đến Trường – Birth To Big School 4e

Ấn bản thứ tư của cuốn sách Birth To Big School – Quá trình phát triển của trẻ từ khi sinh ra tới khi đến trường, giới thiệu tới những giáo viên mới vào nghề những hiểu biết hữu ích về các phương pháp giảng dạy tốt nhất và nghiên cứu mới nhất trong ngành giáo dục mầm non. Ấn bản này cũng phản ánh những thay đổi trong Gói Đào Tạo Quốc Gia cho Những Dịch Vụ Trẻ Em (AQF 3 – Khung Chất Lượng của Úc).

Mỗi chương sách bao gồm những tình huống thực tiễn được trình bày trong các ô “Thực Hành, tính năng này nhằm miêu tả ứng dụng của lý thuyết và các khái niệm qua các ví dụ về cách thực hành của các thầy cô giáo. Các ô Cân Nhắc được dùng như góc suy ngẫm và/hay thảo luận.

Chương 1 giới thiệu kiến thức về sự phát triển của trẻ mà đã tạo cơ sở cho Khung Chươqang Trình Giáo Dục Mầm Non (EYLF) và Tiêu Chuẩn Chất Lượng Quốc Gia (NQS). Sự phát triển này được xem xét trong bối cảnh văn hóa xã hội, và đây là quan điểm tập trung vào tầm quan trọng của sự tổng hợp của các mảnh ghép – chính là đứa trẻ toàn diện trong bối cảnh gia đình, văn hóa và cộng đồng mà trẻ sinh sống.

Các chương 2, 3, 4 trình bày một nền tảng kiến thức hoàn thiện về sự phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức và xã hội ở trẻ. Tôi đã cố gắng diễn đạt những kiến thức qua khái niệm đứa trẻ toàn diện, nhằm thúc đẩy một hiểu biết toàn diện về mối tương quan thiết yếu giữa các lĩnh vực phát triển khác nhau, và tầm quan trọng của sự phát triển trong mối liên hệ với bối cảnh văn hóa xã hội của trẻ.

Chương 5 và chương 6 xoay quanh khái niệm học mà chơi, những ứng dụng của kiến thức về sự phát triển của trẻ trong các phương pháp giáo dục và chăm sóc mầm non tốt nhất. Đối với mọi giáo viên mầm non, vốn hiểu về sự phát triển của trẻ và cách biến chúng thành các phương pháp giảng dạy hiệu quả là một kỹ năng cần thiết, nhằm thúc đẩy sự phát triển và hỗ trợ mỗi trẻ đạt tới năng lực tối đa. Đây cũng là một kỹ năng phải rèn luyện trong nhiều năm mới có được.

Quá Trình Học Tập Và Phát Triển Của Trẻ Nhỏ – Frameworks For Learning & Development 4e

Quá Trình Học Tập Và Phát Triển Của Trẻ Nhỏ – Frameworks For Learning & Development 4e

Sau khi hoàn thành quyển sách này, bạn sẽ có:

  • hiểu biết về những yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển về mặt thể chất ở trẻ
  • kiến thức cơ bản về sự tăng trưởng và phát triển thể chất diễn ra trong năm năm đầu đời
  • khả năng nhận biết sự tăng trưởng và phát triển thể chất đặc trưng và cá biệt ở trẻ
  • khả năng thiết lập những trải nghiệm nhằm thúc đẩy sức khỏe thể chất và những kỹ năng vận động cơ bản của trẻ

Tuần Khủng Hoảng

Tuần Khủng Hoảng

Cuốn sách này là một ô cửa sổ hữu dụng và thú vị để nhìn vào 18 tháng đầu tiên của trẻ.

Nhận định

“Van de Rijt và Pooij đã quan sát và phát hiện ra những khoảng thời gian dễ bị tổn thương trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, giống như tôi đã hoàn toàn độc lập tìm ra trong cuốn sách của mình, cuốn Điểm tiếp xúc.”

(Touchpoints, NXB Perseus)

Những quan sát và gợi ý thiết thực của hai tác giả thực sự rất tuyệt vời.”

(T. Berry Brazelton, Bác sĩ, Giáo sư danh dự, trường Đại học Y Harvard)

“Bất cứ người nào đang phải ‘vật lộn’ với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ đều muốn đọc cuốn Tuần khủng hoảng này. Cuốn sách này sẽ “mở mắt” cho các bậc cha mẹ, giúp họ biết được những khía cạnh liên quan tới sự tăng trưởng, phát triển, sự thay đổi hành vi và phản ứng tình cảm của con cái mà họ có thể không để ý hoặc thấy khó chịu và khó hiểu”.

(Catherine Snow, Tiến sỹ, Giáo sư trường Shattuck, Trường Nghiên cứu sinh giáo dục Harvard)

“Tác phẩm của van de Rijt và Pooij về sự phát triển của trẻ sơ sinh có giá trị sử dụng và tính ứng dụng khoa học to lớn. Họ không chỉ giải thích những giai đoạn khó khăn, hành vi khó hiểu khiến cha mẹ vô cùng lo lắng của trẻ sơ sinh, mà còn cho biết những hành vi đó đánh dấu bước phát triển vượt bậc của trẻ và miêu tả các giai đoạn trong quá trình tìm hiểu trẻ. Cuốn sách này không chỉ giúp các bậc cha mẹ mà cả các chuyên gia cũng có được hiểu biết sâu sắc về sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Quan trọng hơn, van de Rijt và Plooij đã miêu tả cách chơi và giao tiếp hiệu quả nhất với trẻ ở những độ tuổi khác nhau, từ đó giúp cha mẹ hiểu được và có sự gắn kết tinh tế với con cái. Sự gắn kết cha mẹ – con cái này chính là tiền đề quan trọng để trẻ phát triển an toàn và phù hợp. Tuần khủng hoảng là cuốn sách nhất thiết phải đọc cho những người đang làm việc với trẻ sơ sinh như bác sĩ khoa nhi, nhân viên xã hội, nhà tâm lý học và tất nhiên là cả cha mẹ nữa”.

(John Richer, Tiến sĩ, Cố vấn tâm lý, Trưởng phòng Tâm lý nhi, Khoa Nhi, Bệnh viện John Radcliffe, Oxford, Anh)

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button