12 sách hay về bản ngã nhấn mạnh giá trị bản thân và lòng tự trọng

12 cuốn sách hay về bản ngã cung cấp cho người đọc sự hiểu biết toàn diện về nhu cầu, mong muốn và kỳ vọng của cá nhân họ.

Bản Ngã – Laurent Gounelle

Bản Ngã – Laurent Gounelle

Khi chúng ta yêu thương, khi chúng ta cảm thấy được tình yêu thương, cho dù đối với một con người, một con vật, một bông hoa hoặc một buổi hoàng hôn, thì chúng ta được thoát ra khỏi chính mình. Những ham muốn của chúng ta, những sợ hãi và nghi ngờ của chúng ta tan biến hết. Nhu cầu được thừa nhận tan biến, ta không còn tìm cách để so sánh mình với những người khác nữa, để sống được nhiều hơn những người khác nữa. Tâm hồn chúng ta nổi lên trong khi tất cả chúng ta tràn đầy cảm giác này, khi ấy sự hăng hái hoan hỉ của con tim lan tỏa một cách tự nhiên để ôm hôn tất cả các chúng sinh và vạn vật trong cuộc đời…

Vượt Qua Bản Ngã – Chiến Thắng Kẻ Thù Lớn Nhất Của Bạn

Vượt Qua Bản Ngã – Chiến Thắng Kẻ Thù Lớn Nhất Của Bạn

Đây là cuốn sách nói về kẻ thù lớn nhất cản trở chúng ta trên bước đường sự nghiệp: bản ngã.

  • Khi bắt đầu khởi nghiệp, nó cản trở việc học tập và trau dồi của chúng ta.
  • Khi đã đạt được thành công bước đầu, nó khiến chúng ta trở nên mù quáng trước những sai lầm của bản thân.
  • Khi chúng tơ thất bại, nó phóng đại nỗi đau và khiến chúng ta không thể gượng dậy nổi. Trên mỗi bước đường chúng ta đi, bản ngã luôn là kẻ thù.

Cuốn sách trình bày một bức tranh toàn cảnh về sự nguy hiểm của bản ngã và cách chống lại nó thông qua một loạt giai thoại chân thực từ quân đội, thể thao và kinh doanh. Sau khi đọc điều này, bạn có thể ‘Bớt đầu tư vào việc tự kể những câu chuyện về sự đặc biệt của bản thân, và nhờ đó sẽ được giải phóng để hoàn thành mục tiêu làm thay đổi thế giới mà bạn đã vạch ra.’

Tâm Thức, Bản Ngã Và Xã Hội

Tâm Thức, Bản Ngã Và Xã Hội

Đây là một cuốn sách dựa trên những bài giảng của nhà xã hội học người Mỹ George Herbert Mead, được các sinh viên của ông xuất bản sau năm 1934. Cuốn sách đặt cơ sở nền tảng cho Lý thuyết tương tác biểu tượng (Theory of symbolic interactionism).

George H. Mead đã phác thảo một phân tâm học thông qua hành vi và sự tương tác của cá nhân với một thực tại. Hành vi chủ yếu được phát triển thông qua trải nghiệm xã hội học và sự gặp gỡ. Những trải nghiệm này giúp các hành vi cá nhân tạo nên các tác nhân xã hội để từ đó tạo thành các mối tương giao xã hội.

Tương giao xã hội được mô tả như là sự hiểu biết về cử chỉ của một cá nhân khác. Mead giải thích rằng tương giao (communication) là một hành vi xã hội vì nó đòi hỏi hai hoặc nhiều người tương tác với nhau.

Ông cũng giải thích rằng “bản ngã” (the self) là một quá trình xã hội với sự tương giao giữa “cái tôi” (I), hình thức thuần khiết của bản ngã và “cái tôi” (Me), hình thức xã hội của bản ngã. “Tôi” (I) trở thành một phản ứng cho “Tôi” (Me) và ngược lại. Cũng cái “Tôi” (I) đó liên quan đến phản ứng của một cá nhân và “Tôi” (Me) được coi là thái độ mà bạn đảm nhận, cả hai đều liên quan đến bản thân xã hội..

Bản Ngã – Thấu Hiểu Và Tan Biết – Hành Trình Khám Phá Bản Thân, Thành Đạt Và Hạnh Phúc

Bản Ngã – Thấu Hiểu Và Tan Biết – Hành Trình Khám Phá Bản Thân, Thành Đạt Và Hạnh Phúc

Tôi là ai? Câu hỏi lớn nhất của triết học cũng là băn khoăn lớn nhất của mỗi người trên hành trình khám phá bản thân và ý nghĩa cuộc sống. Tiến sĩ David R. Hawkins so sánh “thế giới của bản ngã giống như một ngôi nhà làm bằng kính, nơi bản ngã lang thang một cách vô định và mơ hồ, đuổi theo những hình ảnh phản chiếu qua các tấm gương”. Thế giới trong suốt ấy giam cầm và trói buộc tâm hồn chúng ta như một mê cung không lối thoát.

“Bản Ngã – Thấu hiểu và tan biến” là hành trình đi tìm cái tôi chân thực, phá vỡ mọi ảo ảnh và ngụy biện sai lệch để ánh sáng thực tại và hạnh phúc chiếu rọi, như “Mặt trời luôn chiếu sáng, chỉ cần chúng ta loại bỏ những đám mây”.

Cuốn sách tập hợp những thông điệp truyền cảm hướng từ các tác phẩm nổi tiếng của Tiến sĩ David R. Hawkins, từ đó người đọc được nhắc nhở về bản chất ảo tưởng của cái tôi cá nhân (đó là nỗ lực xác định bản ngã/tâm trí) và những con đường trực tiếp để vượt thoát những cạm bẫy của bản ngã / tâm trí.

Vượt Qua Cái Tôi: Đối Thoại Giữa Nhà Sư Và Nhà Khoa Học

Vượt Qua Cái Tôi: Đối Thoại Giữa Nhà Sư Và Nhà Khoa Học

Cuộc đối thoại giữa khoa học Tây phương và Phật giáo nổi bật lên trên những tranh luận thường là khó khăn giữa khoa học và tôn giáo. Có một thực tế rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo theo nghĩa mà thường được hiểu ở phương Tây. Nó không dựa trên quan điểm về một đấng sáng tạo và vì thế, nó không đòi hỏi phải có đức tin. Phật giáo có thể được miêu tả là một môn “khoa học của tâm trí” và là một con đường biến đổi từ hỗn loạn đến sáng suốt, từ đau khổ đến tự do. Nó có điểm chung với các bộ môn khoa học là khả năng khảo sát tâm trí theo kinh nghiệm. Đây là điều khiến cho một nhà sư Phật giáo và một nhà thần kinh học có thể đối thoại được với nhau và đạt được thành quả: giải đáp một loạt những câu hỏi trải rộng từ vật lý học lượng tử cho đến những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức.

Hai bên đã cố gắng so sánh các quan điểm của phương Tây và phương Đông, các lý thuyết khác nhau liên quan đến cấu trúc của tự ngã và bản chất của ý thức, dưới cái nhìn của khoa học và chiêm nghiệm. Cho đến gần đây, hầu hết các triết lý Tây phương vẫn được xây dựng xoay quanh sự tách biệt giữa tâm trí và vật chất. Những học thuyết khoa học ngày nay cố gắng lý giải cách thức hoạt động của bộ não có dấu ấn rõ ràng của chủ nghĩa nhị nguyên này. Trong khi đó, đạo Phật ngay từ đầu đã đề xuất một cách tiếp cận thực tại không phân biệt. Các ngành khoa học nhận thức nhìn nhận ý thức như một thứ được khắc lên cơ thể, xã hội và văn hóa.

Vô Ngã – Không Vượt Qua Mình Thì Đừng Làm Gì Hết

Vô Ngã – Không Vượt Qua Mình Thì Đừng Làm Gì Hết

Cuốn sách “Vô ngã” là tổng hợp những câu chuyện thực tế được thu thập trong suốt nhiều năm thuyết giảng về phương pháp lãnh đạo Trọng Thực tế. Qua đó, Cy Wakeman chứng minh các nhà lãnh đạo, quản lý có thể nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên, từ đó có thể tăng mức độ gắn bó với công việc của nhân viên để đạt được những kết quả ngoài mong đợi. Sách cũng tập hợp lời khuyên, cung cấp công cụ và phương pháp dễ sử dụng, thực tiễn nhất để tạo nên một môi trường làm việc “vô ngã” – thoải mái, tích cực nhưng hiệu quả.

Nhiệm vụ của người lãnh đạo thường được định nghĩa là việc dẫn dắt và giúp những người xung quanh đi đúng hướng và phát huy tối đa nội lực bản thân. Những phương pháp được đưa ra ở “Vô ngã” sẽ giúp bạn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, hiệu quả, đem lại nhiều ý nghĩa hơn cho chính công việc các nhân viên đang làm.

Cái Tôi Chân Thực

Cái Tôi Chân Thực

Trong những tác phẩm này, Mari Perron thuật lại tiến trình thành khẩn và sâu xa tìm kiếm bản ngã chân thực – đó là tất cả những gì mà chúng ta cho là thiêng liêng. Bà cũng xác quyết rằng, chúng ta không thể có một đời sống tinh thần đúng nghĩa cho đến khi nào chúng ta thể nhập với tục ngã, không phải là từng mảnh rời mà như một toàn thể.

Cuốn sách “Cái tôi chân thực” của bà cũng đã giúp nhiều người bước vào tiến trình tự khai sáng và cảm nhận hạnh phúc nội tâm.

Cái Tôi Được Yêu Thương

Cái Tôi Được Yêu Thương

Bạn có một cái Tôi, nhưng không hiểu vì sao mình có cái Tôi này, không biết ứng xử với nó ra sao.

Chúng ta đều là những kẻ tự si mê bản thân. Cùng lúc gần như không biết cách yêu bản thân thế nào. Càng yêu, càng không thể hiểu chính mình.

Thế giới bên ngoài chỉ là một hình ảnh phản chiếu đời sống bên trong của chúng ta, chúng ta chỉ nhận thức được những gì mà cái Tôi trong ta chạm tới.

Ta khó chịu với một kẻ biếm nhạo những tính cách xấu của mình và cho rằng kẻ đó không biết cảm thông. Ta ghét tất cả những kẻ sao chép một phần khó chịu trong tâm hồn mình.

Chúng ta cứ mãi lang thang trong cuộc đời với muôn vàn mảnh trái tim tan vỡ, từ nỗi tự si này đến lòng yêu ghét kia, từ chứng hoang tưởng tự đại này đến sự nhút nhát tự ti kia.

Dù say mê bản thân đến vậy, nhưng luôn cảm thấy mình bất toàn, hoài nghi, phản kháng, ganh tị, bất mãn, thường xuyên không hiểu ý nghĩa đời mình, cũng chẳng biết nên đi về đâu..

Cái Tôi Và Cái Nó

Cái Tôi Và Cái Nó

Cái Tôi Và Cái Nó là một tác phẩm đặc biệt, ở đây Freud đã trình bày một bản tổng hợp các giả thuyết được ông đề xuất vào những năm 1920 – đặc biệt là trong cuốn “Au delà du principe du plaisir”. Ông bắt đầu bằng việc chứng minh rằng mô hình phân chia bộ máy tâm trí thành vô thức, tiền ý thức và ý thức – được biết đến với tên gọi “định khu thứ nhất” (chia định khu bộ máy tâm trí) – không đủ để hiểu sự vận hành của bộ máy tâm trí, và cần phải mở rộng hơn.

Xuất phát từ sự kháng cự rằng cái “tôi” của chủ thể đối kháng với khả năng đưa các ký ức bị dồn nén trở lại với ý thức, Freud đưa ra cách phân chia bộ máy tâm trí mới thành cái tôi, cái đó và cái siêu tôi, mô hình được biết đến với tên gọi là “định khu thứ hai”. Hai mô hình này không loại trừ nhau, ngược lại, chúng bổ sung cho nhau bởi chúng mô tả các hiện tượng tâm trí dưới nhiều góc độ khác nhau.

Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

Câu chuyện đưa ta đến nước Nhật thời hiện đại, với những thân phận con người bé nhỏ, lạ lùng. Những cô bé 15 tuổi, như Kasahara May, ngồi sau xe môtô phóng với tốc độ kinh hoàng, vươn tay bịt mắt bạn trai phía trước. Sau tai nạn, bạn trai qua đời, chỉ còn lại mình cô với nỗi day dứt khôn nguôi: “Chính vì có cái chết, người ta mới phải băn khoăn nhiều đến thế về sự sống.” Những thiếu nữ, như Kano Kreta, tự kết liễu đời mình để giải thoát những cơn đau triền miên có thể gặp phải bất cứ lúc nào, vì bất cứ điều gì nhưng không thành.

Phải trả nợ một khoản tiền lớn cho hãng bảo hiểm, không do dự, cô đi làm gái điếm. Những Dân biểu nghị viên như Wataya Noburu, leo cao trong danh vọng nhờ tài lừa dối đám đông và khả năng khơi dậy những bản năng sa đọa ở người khá Trong thế giới ấy, nhân vật chính của Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót, Okada Toru, chàng trai giản dị và chân thành, phải đối mặt với biến cố lạ lùng: Kumiko, người vợ yêu dấu của anh bỗng nhiên biến mất không một lời nhắn gửi. Sự kiện phi lý này khơi nguồn cho sự thức tỉnh trong Okada, thúc đẩy anh ngắm nhìn, chứng nghiệm lại thế giới tràn đầy cái phi lý chung quanh mình, bằng con mắt bản thể..

Trói Buộc – Anand Dílvar

Trói Buộc – Anand Dílvar

Trói buộc là một quyển sách rất đáng đọc, và đáng để đọc đi đọc lại vài lần. Ai trong chúng ta chưa từng, hay không phải đang nô lệ cho những vấn đề của mình, những nỗi sợ, những tội lỗi? Tác giả đã hướng dẫn chúng ta một cách ngắn gọn và nhanh chóng, thông qua tâm trí, đến với nơi ta có thể thấy được bản ngã lành mạnh của mình – điều mà ta chỉ có thể nghe thấy khi ta thực sự im lặng.

Người dẫn truyện trong cuốn sách này phải sống đời thực vật sau tai nạn, không thể giao tiếp được với mọi người xung quanh. Trong hoàn cảnh đó, anh ta bắt đầu đối thoại nội tâm với chính mình – đó cũng là hành trình khám phá bản thân, mang đến cho anh nhận thức mới, thấu hiểu bản ngã sâu thẳm tiềm ẩn bên trong.

Được viết một cách gần gũi, dễ hiểu nhưng sâu sắc, quyển sách này có thể thay đổi cuộc đời bạn. Trói buộc không nói về thành công, sự công nhận xã hội, tích lũy, làm giàu mà là niềm vui, niềm hạnh phúc và cảm giác yên bình.

Suối Nguồn

Suối Nguồn

Suối Nguồn có hơn 6,5 triệu bản đã được bán trên khắp thế giới và tác phẩm đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Việt.

Nhân vật chính của tác phẩm, Howard Roark, là một kiến trúc sư trẻ theo chủ nghĩa cá nhân, quyết chọn cho mình con đường tranh đấu dù đầy chông gai hơn là phải đem đam mê và quan điểm của mình ra để thỏa hiệp.

Tác phẩm theo dấu hành trình của anh trên con đường hoạt động kiến trúc theo trường phái hiện đại, trường phái mà anh cho là ưu việt hơn so với lối kiến trúc truyền thống mà hầu hết tất cả mọi người tôn thờ.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button