6 sách dạy vẽ chân dung hay và dễ dàng học hỏi

6 cuốn sách dạy vẽ chân dung hay, có hướng dẫn chi tiết và hình ảnh minh họa về các kỹ năng cơ bản như vẽ cơ thể, khuôn mặt, tay và quần áo.

Mỹ Thuật Vẽ Chân Dung

Mỹ Thuật Vẽ Chân Dung

Quyển sách Mỹ Thuật Vẽ Chân Dung sẽ hướng dẫn người học cách cảm nhận về vẽ chân dung thông qua những bài học cụ thể:

  • I. Giải phẫu đầu và năm giác quan
  • II. Cấu tạo và hình thể đặc trưng của ngũ quan (năm giác quan)
  • III. Phân biệt tuổi và giới tính của cơ đầu
  • IV. Phương pháp quan sát để vẽ chân dung
  • V. Phương pháp vẽ chân dung
  • VI. Phác họa kết cấu và phác họa độ sáng tối
  • VII. Giải thích các bước tiến hành phác họa chân dung
  • VIII. Tiêu chuẩn đánh giá và yêu cầu cơ bản khi thi vẽ chân dung
  • IX. Phương án giải quyết và các vấn đề khác thường xuất hiện khi đánh giá và thi vẽ chân dung
  • X. Các yếu tố khác liên quan đến vấn đề thi vẽ chân dung
  • XI. Đánh giá tác phẩm

Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các sinh viên đang theo học chuyên ngành mỹ thuật.

Tự Học Vẽ Chân Dung Thạch Cao

Tự Học Vẽ Chân Dung Thạch Cao

Phác thảo tác phẩm điêu khắc thạch cao là một khía cạnh thiết yếu của hướng dẫn mỹ thuật. Việc học khác nhau do khoảng thời gian khác nhau trong và ngoài nước. Tranh điêu khắc thạch cao ngày nay vẫn được coi là một loại hình nghệ thuật. Là một phần hướng dẫn cơ bản cho người mới.

Các tác phẩm cổ điển của các nhà điêu khắc triều đại cũng có giá trị rất lớn về mặt nâng cao năng khiếu thẩm mỹ của học sinh trong giáo dục nghệ thuật và giáo dục học sinh khả năng tạo hình nghiêm ngặt. của riêng mình. Di sản của chủ đề này cũng đã được sử dụng trong đào tạo tạo hình cơ bản của các trường chuyên trong cả nước.

Quyển sách Tự Học Vẽ Chân Dung Thạch Cao giúp người học phân biệt mục đích, yêu cầu cũng như các bước phương pháp của huấn luyện cơ bản vẽ vật thực tượng thạch cao.

Học Vẽ Qua Nghiên Cứu Giải Phẫu Cơ Thể Người – Vẽ Chân Dung

Học Vẽ Qua Nghiên Cứu Giải Phẫu Cơ Thể Người – Vẽ Chân Dung

Nghiên cứu giải phẫu là nghiên cứu quy luật bên trong của tạo hình chân dung nhân vật.

Nghiên cứu hình thái là nghiên cứu quy luật bên ngoài của tạo hình chân dung nhân vật.

Triệt để tiếp thị giáo trình tạo hình chân dung nhân vật là kim chỉ nam cho việc học vẽ chân dung.

Việc đi sâu tìm hiểu bản gốc hình thái nghiên cứu về chân dung của các bậc thầy đi trước, có thể phát hiện cách nghĩ ban đầu của bản thân người học vẫn còn nông. Hình dáng bên ngoài của chân dung phải thực sự hình thành cả một bộ hệ thống kiến thức hoàn chỉnh, mà cuốn sách này không thể hoàn toàn đầy đủ được. Tuy rằng các bậc thầy ở thời đại nào cũng đều nghiên cứu ra một vài quy luật liên quan với phần chân dung, như phân loại đặc trưng hình dáng, quan hệ của ngũ quan với tính cách, nhưng người học vẫn không nhìn thấy hết tác phẩm và phân tích được một cách chi tiết hệ thống trong những bài học còn sót lại của các bậc thầy.

Quy loại và điều chỉnh hệ thống hình thái đặc trưng ngũ quan chính là ý tưởng của cuốn sách Học Vẽ Qua Nghiên Cứu Giải Phẫu Cơ Thể Người – Vẽ Chân Dung.

Dù tác giả cho rằng cuốn sách vẫn chưa hoàn thiện, nhưng hy vọng tác phẩm có thể mang đến cho đông đảo độc giả kiến thức và nhiều gợi ý.

Bí Quyết Hội Họa – Ký Họa Chân Dung

Bí Quyết Hội Họa – Ký Họa Chân Dung

  • Bạn đam mê hội họa và muốn bắt đầu học vẽ?
  • Bạn gặp khó khăn trong việc tìm ra sách học phù hợp?
  • Bạn bối rối không biết nên bắt đầu từ đâu?

Bộ sách Bí Quyết Hội Họa sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời, giúp bạn có khởi đầu thuận lợi trên con đường học vẽ của mình.

Bộ sách được thiết kế với từng cấp độ từ cơ bản đến nâng cao, mang đến cho bạn những kiến thức nền tảng cũng như định hướng để tiếp tục đào sâu đam mê.

KÝ HỌA CHÂN DUNG trong bộ sách này sẽ giới thiệu đến bạn một hình thức vẽ mà bất cứ người đam mê hội họa nào cũng phải biết: ký họa. Sách giúp bạn rèn luyện kỹ thuật ký họa để áp dụng vào các tác phẩm của mình sau này, đồng thời cung cấp cho bạn những hiểu biết quan trọng về cơ thể người, để tiến đến vẽ chân dung tả thực trong tương lai.

Kỹ Xảo Và Phương Pháp Vẽ Chân Dung Mới Nhất

Kỹ Xảo Và Phương Pháp Vẽ Chân Dung Mới Nhất

Về đạo lý sâu sắc tìm kiếm nguồn gốc trong vẽ vật thực phác họa, trong quá trình vẽ vật thực chưa chắc có thể giải quyết được vấn đề. Đó là do đạo lý nói thì dễ, nhưng khi gặp phải khó khăn thực tế thì phải có phương pháp cụ thể để ứng phó.

Cái gọi là sâu sắc chính là cụ thể, làm thế nào cho ra biểu hiện có hiệu quả biểu hiện phác họa thẩm mỹ, khắc phục xử lý chi tiết vướng mắc trong lòng, là chủ đề nhấn mạnh trọng điểm của cuốn sách Kỹ Xảo Và Phương Pháp Vẽ Chân Dung Mới Nhất.

Quyển sách Kỹ Xảo Và Phương Pháp Vẽ Chân Dung Mới Nhất là tài liệu tổng kết các vấn đề thường phát sinh trong ba giai đoạn trọng điểm của quá trình vẽ vật thực phác họa, cũng như phương pháp cụ thể ứng phó với những vấn đề này.

Đây là tài liệu tham khảo hữu ích giúp hỗ trợ người học trong suốt quá trình vẽ thực, xây dựng ý thức về chỉnh thể và quan niệm kỹ thuật của vẽ vật thực phác họa.

Phương Pháp Vẽ Chân Dung

Phương Pháp Vẽ Chân Dung

Như đã trình bày trong phần lời tựa của quyển “Những vấn đề cơ bản về hình họa và phương pháp vẽ một đầu tượng” thì vẽ là một trong những khả năng cơ bản nhất của con người, thậm chí có thể nói rằng: Vẽ là một trong những bản năng tuyệt vời của con người.

Như vậy, vẽ theo bản năng thì không khó, nhưng học vẽ để phát triển năng khiếu bẩm sinh để trở thành người biết vẽ và sáng tạo bằng hình vẽ mỹ thuật là cả một quá trình học, khổ luyện có phương pháp. Con người là đối tượng khó vẽ nhất. Muốn vẽ được hình tượng con người dưới dạng bài vẽ nghiên cứu thì phải trải qua nhiều giai đoạn học tập, rèn luyện. Tiến trình học vẽ thì vẽ hình họa là môn học nhằm rèn luyện khả năng quan sát, nhìn ngắm khám phá, vẽ lại đối tượng theo mắt thấy. Quá trình học tập, rèn luyện này phải đi từ thấp đến cao, vẽ từ các mẫu có cấu trúc dễ cho đến khó. Qua đó cũng rèn luyện khả năng cảm thụ, cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ về hình.

Trước khi vẽ đầu người thì phải vẽ đầu tượng, trước khi vẽ đầu tượng thì điều kiện tiên quyết là học viên bắt buộc phải biết vẽ tốt đầu tượng vạt mảng, đầu tượng lột da. Nhưng trước khi vẽ đầu tượng vạt mảng thì người học phải vẽ tốt các mẫu tĩnh vật. Mà trước khi học vẽ tĩnh vật thì phải được học và vẽ thật tốt các khối hình cơ bản như hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác, lục giác, bát giác, hình trụ, đa giác. Tại sao phải có quy trình học như thế?

Bởi lẽ, theo góc độ nghiên cứu về tạo hình, về cấu trúc, phần bên khuất bên trong của vật thể (nếu không giảng giải phân tích thì khó nhận thấy), người có học vẽ một cách chính quy thì phải hiểu rõ những phần chìm khuất này. Nó chình là hình khối, xương, cớ của khu vực cần vẽ. Ở phần đầu tưỡng hay chân dung đầu người thì trước tiên chúng ta phải chú ý nghiên cứu về cấu trúc khối rồi sau đó mới tới phần cơ thể học (anatomy).

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button