14 sách hay về quản trị chiến lược với những ví dụ thực tế

14 cuốn sách hay về quản trị chiến lược sẽ dạy cho bạn những ý tưởng, phương pháp và kỹ thuật cơ bản của quản lý chiến lược.

Quản Lý Chiến Lược – Bật Mí 50 Bí Quyết Kinh Doanh Thành Công Của Người Nhật

Quản Lý Chiến Lược – Bật Mí 50 Bí Quyết Kinh Doanh Thành Công Của Người Nhật

Bởi vì lịch sử không bao giờ lặp lại chính nó, ‘học lại những gì đã xảy ra trong lịch sử’ đang tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm. Hơn nữa, nhiều sự kiện không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều không thấy rằng mọi thứ xảy ra đều có lý do. Lợi ích thực sự của việc học hỏi từ lịch sử là có nhiều kỹ thuật hoạt động trong hoàn cảnh khi có nhiều điều xảy ra.

Cuốn sách này là một văn bản quản lý chiến lược giải thích các ý tưởng chiến lược và nền tảng của chúng đã phát sinh trong suốt 100 năm qua, từ đầu thế kỷ XX đến nay. Độc giả sẽ có cái nhìn sâu hơn về dòng chảy của lịch sử kinh doanh, từ chiến lược quản lý cổ điển được nhiều tổ chức Nhật Bản chấp nhận cho đến việc giới thiệu các chiến lược mới nhất được tạo ra trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng của thế kỷ XXI.

Chiến Lược Tốt Và Chiến Lược Tồi

Chiến Lược Tốt Và Chiến Lược Tồi

Trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là trong kinh doanh, vai trò của việc vạch ra một chiến lược đúng đắn có tầm quan trọng sinh tử, nhưng thường người ta không nhận ra điều đó bởi thói quen tư duy nhỏ lẻ, manh mún và lạc hậu.

Chính những thói quen này đã hạn chế tầm nhìn của người lãnh đạo và giam hãm các tổ chức, các doanh nghiệp… trong những đường ranh giới chật hẹp và tù túng. Chiến lược không phải là tham vọng, không phải là năng lực lãnh đạo, không phải là việc lập kế hoạch, thậm chí không phải là “tầm nhìn”… Vậy chiến lược là gì?

Cuốn sách Chiến lược tốt và chiến lược tồi của Richard P. Rumelt sẽ giải đáp câu hỏi này với nhiều bài học về thành công và thất bại của các công ty lừng danh trên thế giới được phân tích sâu sắc.

Tư Duy Của Chiến Lược Gia – Nghệ Thuật Kinh Doanh Nhật Bản

Tư Duy Của Chiến Lược Gia – Nghệ Thuật Kinh Doanh Nhật Bản

Tư Duy Của Chiến Lược Gia – Nghệ Thuật Kinh Doanh Nhật Bản của tác giả Kenichi Ohmae là cuốn sách tập hợp quá trình tư duy và các kỹ thuật lập kế hoạch cần thiết của các công ty có tên tuổi, vén bức màn bí mật về cơ chế hoạt động của chúng và lý do tại sao các công ty này có thể tận dụng chúng để mang về lợi nhuận lớn cho họ.

Với hàng loạt các nghiên cứu tình huống về tư duy chiến lược, tác phẩm đậm chất cổ điển này của Ohmae đã truyền thêm động lực cho các nhà quản lý ngày nay tiếp tục trau dồi thêm kỹ năng, phát huy trí tưởng tượng và tìm ra thêm nhiều giải pháp hơn nữa cho doanh nghiệp.

Đây là cuốn sách về nghệ thuật kinh doanh Nhật bản – đất nước đã sản sinh ra Sony, Toyota, Panasonic, Honda, những cái tên đã quá quen thuộc và từng đánh bại cả những gã khổng lồ Mỹ trên thương trường. Cuốn sách này cũng nằm trong danh sách 100 cuốn sách kinh doanh hay nhất mọi thời đại. Trong khi đó, tác giả Kenichi Ohmae là cộng sự cao cấp của McKinsey & Company, Inc. một trong những công ty tư vấn danh giá nhất trên thế giới.

Lãnh Đạo Chiến Lược Và Quản Trị Chiến Lược

Lãnh Đạo Chiến Lược Và Quản Trị Chiến Lược

Các nhà lãnh đạo và quản trị phải đối mặt với vô số áp lực để giúp tổ chức tiếp tục tiến lên phía trước một cách thành công. Có vẻ như đây là nhiệm vụ bất khả thi trong bối cảnh bất ổn kinh tế và tình trạng siêu cạnh tranh như hiện nay. Hai vai trò lãnh đạo và quản trị kéo chúng ta theo hai hướng đối lập nhau: các nhà quản trị luôn hướng đến sự ổn định và khả năng có thể dự báo, trong khi các nhà lãnh đạo lại thường hướng đến sự không chắc chắn và biến đổi. Với thực trạng quá nhiều công ty yêu cầu các nhân viên giỏi nhất của mình vừa phải làm lãnh đạo, vừa phải làm quản trị thì việc đa phần thế giới kinh doanh hoạt động bất thường chẳng có gì ngạc nhiên.

Cuốn sách Lãnh đạo chiến lược và Quản trị chiến lược giải thích phương thức làm việc của các nhà lãnh đạo – quản trị cũng như phương cách thành công trong cả hai vai trò này. Dù bạn là nhân viên mới đang tìm hiểu môi trường làm việc, hay đang thăng tiến trên con đường công danh, là nhà quản trị hay nhà lãnh đạo, thì sách vẫn sẽ mang đến cho bạn những công cụ và kiến thức cần thiết giúp bạn gặt hái thành công.

Quản Trị Chiến Lược – Nhiều Tác Giả

Quản Trị Chiến Lược – Nhiều Tác Giả

Nội dung:

  • Chương 1: Tổng quan về quản trị chiến lược
  • Chương 2: Cạnh tranh trong ngành
  • Chương 3: Mô hình hoạch định chiến lược
  • Chương 4: Phân tích môi trường bên ngoài
  • Chương 5: Phân tích công ty
  • Chương 6: Hoạch định và lựa chọn phương án chiến lược
  • Chương 7: Thực thi chiến lược
  • Chương 8: Kiểm soát chiến lược

Chiến Lược Kinh Doanh – 18 Nhân Tố Hình Thành Quyết Định Chiến Lược Cho Doanh Nghiệp

Chiến Lược Kinh Doanh – 18 Nhân Tố Hình Thành Quyết Định Chiến Lược Cho Doanh Nghiệp

Cuốn cẩm nang về xây dựng chiến lược kinh doanh này sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được những hệ quả khốc liệt của việc đưa ra những quyết định kém hiệu quả. Với những minh họa rõ ràng, các nghiên cứu tình huống cụ thể, 18 chương của cuốn sách giúp người đọc có một tầm nhìn tổng quát về chiến lược: cách thức phát triển và thực thi chiến lược, phân bổ nguồn lực và dẫn dắt nhân sự cho chiến lược thế nào, đổi mới sáng tạo có vai trò ra sao trong chiến lược, làm thế nào để bán hàng và marketing một cách chiến lược.

Một chiến lược kinh doanh tốt được thực thi hoàn hảo chính là nhân tố quyết định tương lai thành công của doanh nghiệp. Cuốn sách này cũng chỉ ra cho bạn đọc thấy, trong lịch sử có vô vàn những quyết định chiến lược, cả lớn lẫn nhỏ, do tổ chức thiếu hiệu quả mà đã dẫn đến hệ quả nặng nề.

50 Mô Hình Kinh Điển Cho Tư Duy Chiến Lược

50 Mô Hình Kinh Điển Cho Tư Duy Chiến Lược

Khi suy nghĩ của chúng ta trở nên hỗn loạn, chúng ta thường phát triển những hệ thống để thiết lập lại trật tự, để thấu hiểu hay ít nhất là bao quát được toàn bộ sự việc. Mô hình giúp giảm bớt sự phức tạp, bằng cách che đi phần lớn những thứ xung quanh và chỉ tập trung vào cái cốt yếu.

Cuốn sách này được viết cho tất cả những ai thường xuyên phải đối mặt với những câu hỏi: Tôi phải quyết định vấn đề này như thế nào? Tôi nên khích lệ chính bản thân và đội ngũ của tôi như thế nào? Tôi có thể thay đổi sự việc này bằng cách nào? Thậm chí cả những câu hỏi như: Bạn bè tôi nói gì về tôi? Tôi có sống trong hiện tại không? Tôi muốn gì?…

Nghệ Thuật Tư Duy Chiến Lược

Nghệ Thuật Tư Duy Chiến Lược

Có phải những người chiến thắng các chương trình truyền hình thực tế được trời phú cho trí thông minh và kỹ năng hơn người?

Có phải các nhà đầu tư vĩ đại có thể nhìn thấy những điều mà hầu hết mọi người bỏ lỡ?

Có phải các tay chơi poker sở hữu những tài năng mà chúng ta không có?

Câu trả lời cho tất cả những câu hỏi trên là “Không hề!” Họ hoàn toàn “bình thường”, như bạn, như tôi hay bất cứ ai ngoài kia.

Thông qua Nghệ thuật tư duy chiến lược, bạn sẽ thấy “những người thành công” trong mọi lĩnh vực từ giải trí đến chính trị, từ giáo dục đến thể thao, đạt thành công vang dội là nhờ luôn nắm vững lý thuyết trò chơi hay nghệ thuật tư duy chiến lược, với khả năng dự đoán những động thái tiếp theo của người cùng chơi, trong khi biết rõ rằng đối thủ đang cố gắng làm điều tương tự với mình.

Harvard Business Review – ON STRATEGY – Chiến Lược

Harvard Business Review – ON STRATEGY – Chiến Lược

Chiến lược, từ lâu, đã được coi như mạch nguồn sự sống mà nếu thiếu nó, các doanh nghiệp hoặc không thể tạo được dấu ấn trên thị trường, hoặc sẽ sụp đổ. Thế nhưng, ở rất nhiều tổ chức kinh doanh, chiến lược vẫn luôn bị nhầm lẫn với vô vàn những thuật ngữ về tăng trưởng và phát triển khác.

Thông qua Harvard Business Review – ON STRATEGY, độc giả sẽ biết “Chiến lược là gì?”, những ngộ nhận và cả những thông tin “giác ngộ” về nó, từ đó vạch ra chiến lược chuyên biệt cho tổ chức của mình.

  • Phân biệt công ty bạn với các đối thủ cạnh tranh
  • Vạch ra một tầm nhìn cho một tương lai không chắc chắn
  • Tạo nên những đại dương xanh cho thị trường chưa được kiểm chứng
  • Phân bổ các nguồn lực từ sớm
  • Làm rõ quyền ra quyết định để quyết định nhanh hơn, dứt khoát hơn

Nghệ Thuật Tư Duy Chiến Lược Trong Kinh Doanh

Nghệ Thuật Tư Duy Chiến Lược Trong Kinh Doanh

Ý tưởng là nguồn gốc của mọi thành công. Đặc biệt là trong kinh doanh, khi hành vi tiêu dùng thay đổi liên tục thì chính bạn cũng phải là người luôn luôn vận động sự sáng tạo của mình hết sức có thể.

“Nghệ thuật tư duy chiến lược trong kinh doanh” của Chris Thomason sẽ cho bạn thấy:

  • Thay đổi cách tiếp cận tư duy trong kinh doanh
  • Xây dựng cơ hội phát triển của doanh nghiệp
  • 15 công cụ tư duy thông minh
  • Đặt các câu hỏi trọng tâm trong kinh doanh
  • Hoạch định chiến lược hiệu quả
  • Kỹ năng tư duy sáng tạo trong kinh doanh

Chiến Lược Cạnh Tranh – Michael E. Porter

Chiến Lược Cạnh Tranh – Michael E. Porter

Tác phẩm tiên phong “Chiến lược cạnh tranh” của Michael E. Porter – đã thay đổi cả lý thuyết, thực hành và giảng dạy chiến lược kinh doanh trên toàn thế giới. Hấp dẫn trong sự đơn giản – giống như mọi phát minh lớn – phân tích của Porter về các ngành công nghiệp đã thâu tóm toàn bộ sự phức tạp của cạnh tranh ngành vào năm yếu tố nền tảng. Porter đã giới thiệu một trong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhất cho tới nay: ba chiến lược cạnh tranh phổ quát – chi phí thấp, khác biệt hóa và trọng tâm -, những chiến lược đã biến định vị chiến lược trở thành một hoạt động có cấu trúc.

Ông chỉ ra phương pháp định nghĩa lợi thế cạnh tranh theo chi phí và giá tương đối, do đó liên hệ trực tiếp đến lợi nhuận và trình bày một góc nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo ra và phân chia lợi nhuận. Trong gần hai thập kỉ từ khi xuất bản, khung phân tích dự báo hành vi của đối thủ cạnh tranh của Porter đã thay đổi cách thức mà các doanh nghiệp nghiên cứu đối thủ và kích thích sự ra đời của một nhánh phân tích mới: đánh giá đối thủ cạnh tranh.

Quản Trị Trong Thời Khủng Hoảng – Chiến Lược Biến Đổi Những Mối Đe Dọa Thành Cơ Hội Phát Triển

Quản Trị Trong Thời Khủng Hoảng – Chiến Lược Biến Đổi Những Mối Đe Dọa Thành Cơ Hội Phát Triển

Quản trị trong thời khủng hoảng là một trong những cuốn sách kinh điển về quản trị.

Cuốn sách tập trung hoàn toàn vào các hành động, chiến lược và cơ hội, những điều các nhà quản trị có thể làm, nên làm và phải làm trong những thời kỳ biến động, khủng hoảng.

Trong cuốn sách này, Peter F. Drucker trả lời một cách chính xác và rõ ràng 3 câu hỏi:

  • Làm thế nào để lập ra những chiến lược, chính sách phù hợp?
  • Làm thế nào doanh nghiệp vượt qua được cơn khủng hoảng “bệnh tử”?
  • Và làm thế nào để hùng mạnh hơn sau khủng hoảng?

Bản Đồ Chiến Lược – Robert S. Kaplan, David P. Norton

Bản Đồ Chiến Lược – Robert S. Kaplan, David P. Norton

Làm sao để hoạch định chiến lược và truyền thông chiến lược một cách rõ ràng đến mọi thành viên ở tất cả các cấp trong toàn tổ chức? Lời đáp nằm ở “Bản Đồ Chiến Lược”. Đây cũng là công cụ hữu hiệu bậc nhất để kết nối / đồng bộ công việc hằng ngày của từng thành viên với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược chung của tổ chức.

Trong quyển sách này, Robert S. Kaplan và David P. Norton – “cha đẻ” của Thẻ điểm cân bằng – đã đưa ra một bộ công cụ mới mang tính sáng tạo và đổi mới không hề kém so với Thẻ Điểm Cân Bằng (Balanced Scorecard), đó chính là Bản Đồ Chiến Lược (Strategy Map) dựa trên công trình nghiên cứu tại hơn 300 tổ chức qua hơn một thập niên.

MBA Trong Tầm Tay – Chủ Đề Quản Lý Chiến Lược

MBA Trong Tầm Tay – Chủ Đề Quản Lý Chiến Lược

Không có chiến lược, các tổ chức giống như một con thuyền không người lái và đi lòng vòng. Nó giống như một con tàu không có hải trình cố định, và không có nơi nào để tới.

Trên thế giới, có rất nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các start-up, không quan tâm đầy đủ đến công tác quản trị chiến lược mà vẫn hoạt động bình thường. Nhưng thực tế cũng chỉ ra rằng tại những doanh nghiệp phát triển năng động và hiệu quả, nhất là đối với những công ty có quá trình vươn lên tầm vóc kinh doanh toàn cầu nhanh chóng, như Microsoft hay Apple chẳng hạn, thì công tác quản trị chiến lược toàn diện rất được coi trọng ngay từ khi khởi nghiệp.

Vậy điểm khác biệt giữa doanh nghiệp có và không có áp dụng công cụ quản trị chiến lược là gì? và lợi ích mà công tác quản trị chiến lược mang lại cho doanh nghiệp bao gồm những gì? Hay có thể nói ngắn gọn hơn: vai trò và lợi ích của quản trị chiến lược như thế nào? Câu hỏi sẽ được giải đáp trong quyển sách mà SG Trading sắp giới thiệu đến các bạn.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button