7 sách hay về hệ tiêu hóa giúp bạn hiểu được chức năng của nó

7 cuốn sách hay về hệ tiêu hóa, mang đến cho người đọc những hiểu biết sâu sắc về hệ tiêu hóa, bao gồm cách thức hoạt động, cách giữ gìn sức khỏe và cách cải thiện nó.

Ngoại Khoa Ống Tiêu Hóa

Ngoại Khoa Ống Tiêu Hóa

Ngoại Tiêu hóa là một chuyên khoa phẫu thuật tập trung vào chẩn đoán và điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già) và tuyến tiêu hóa (gan, mật, tụy).

Đi xa hơn nữa, hiện nay Ngoại Tiêu hóa được phân loại thành Phẫu thuật Gan-Mật-Tụy, Phẫu thuật Tiêu hóa trên, Phẫu thuật Tiêu hóa dưới; hoặc hẹp hơn như Phẫu thuật Gan, Phẫu thuật Tụy, Phẫu thuật Đại – Trực tràng…

Ở Việt Nam, Ngoại Tiêu hóa là một chuyên ngành lớn dành để đào tạo các bác sĩ ngoại khoa muốn đi sâu vào lĩnh vực này. Quyển sách này gồm 2 phần chính:

  • Phần 1: Liên quan đến những vấn đề chung như chuẩn bị bệnh nhân trước khi mổ, sử dụng kháng sinh, sự lành vết thương ống tiêu hóa, v.v…
  • Phần 2: Liên quan đến một số bệnh ngoại khoa của ống tiêu hóa mà chủ yếu được phẫu thuật bằng phẫu thuật chương trình.

TedBooks – Nghe Theo Cái Bụng

TedBooks – Nghe Theo Cái Bụng

Dị ứng, hen suyễn, béo phì, mụn trứng cá… những chứng bệnh tưởng như chẳng liên quan nhưng thực tế có thể chúng xuất phát từ hàng ngàn tỷ sinh vật tí hon đang sống trong cơ thể bạn. Hàng ngàn tỷ sinh vật tí hon sống trong mắt, tai và trong cả bộ lòng của bạn. Thế giới tí hon nằm trong cơ thể chúng ta nắm giữ một tiềm năng tái xác định cách chúng ta hiểu về bệnh tật, sức khỏe và chính bản thân mỗi người.

Tập hợp các sinh vật ấy ngụ cư bên trong và bên trên cơ thể chúng ta được gọi là hệ vi khuẩn của người, bộ gene của chúng được gọi là bộ gene vi khuẩn của người. Và như bao đột phá khoa học khác, những sự thật mới được phát hiện về thế giới tí xíu này đóng vai trò như những lời khiển trách gửi tới cái tôi của loài người. Việc phân tích bản đồ gene vi khuẩn của người dạy cho chúng ta rằng dù ngay trong chính cơ thể mình, chúng ta cũng bị lấn át hoàn toàn bởi những sinh vật sống độc lập (và phụ thuộc tương hỗ) với những mục đích và hoạt động của riêng chúng.

Nghiên cứu mới phát sinh đã mở ra các mối liên hệ chưa từng biết đến giữa vi sinh vật trong cơ thể và vô số bệnh. Và khi những liên kết này dần sáng tỏ, chúng ta có thể thấp thoáng nhìn thấy những phương pháp chữa trị trong tương lai. Hầu như bất cứ điều gì bạn có thể tưởng tượng ra đều có một tác động nào đó đến vi sinh vật: thuốc men, chế độ ăn, vị trí của bạn trong gia đình, hay số lượng bạn tình của bạn. Khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ phát hiện ra rằng vi sinh vật có sự gắn bó sâu sắc với hầu như toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống con người. Thật ra, các vi sinh vật đang định nghĩa lại về con người.

Trong cuốn sách Nghe theo cái bụng, nhà khoa học Rob Knight cùng nhà báo Brendan Buhler đã giải thích một cách hài hước và vô cùng dễ hiểu về thế giới sinh vật trong cơ thể người và tầm quan trọng của chúng. Đó là một hành trình kỳ thú khám phá thế giới đa dạng đang ẩn mình trong chính cơ thể bạn.

Horrible Science – Hệ Tiêu Hóa

Horrible Science – Hệ Tiêu Hóa

Horrible Science – Hệ Tiêu Hóa Bàng Quang có thể phình to ra cỡ nào? Bộ phận nào trong ruột vô tích sự nhất? Tại sao các phi hành gia không được ăn đậu trước khi bay? Tại sao ta lại ợ?…

Cuốn sách gồm 3 phần sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

  • Giới thiệu
  • Nỗi lòng ai tỏ Lòng dạ khôn lường Miếng ăn là miếng…
  • Tham thực cực thân Bệnh từ miệng vào Ăn cho khỏe Miệng ăn núi lở Dạ chứa chan Ruột gan trăm mối Men say ngất ngây Chuyện khó nói Một chút gì để nhớ.

Cơ Thể Của Tôi Hoạt Động Như Thế Nào – Hệ Tiêu Hóa

Cơ Thể Của Tôi Hoạt Động Như Thế Nào – Hệ Tiêu Hóa

HỆ TIÊU HÓA là một trong 25 tên sách của bộ sách “CƠ THỂ CỦA TÔI HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO”, nội dung của bộ sách trình bày chi tiết về cấu trúc, chức năng cũng như vẻ đẹp của cơ thể người cùng các phương pháp tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của các em học sinh.

Với hình ảnh minh họa rõ ràng, sắc nét và phần giải thích chi tiết, dễ hiểu, nội dung sách giúp các em hiểu các cơ quan của hệ tiêu hóa; các giai đoạn của hệ tiêu hóa: nhai, nuốt, …; miệng, dạ dày, ruột (viêm ruột thừa, táo bón, tiêu chảy…) và sự tiêu hóa, thực phẩm phù hợp và không phù hợp, thói quen ăn uống lành mạnh…

Ruột Ơi Là Ruột

Ruột Ơi Là Ruột

Ruột Ơi Là Ruột mời gọi chúng ta khám phá một trong những cơ quan phức tạp nhất, quan trọng nhất và có thể nói là diệu kỳ nhất trong cơ thể, nơi cư trú của cả một thế giới sống động – với số lượng đông đảo gấp nhiều lần loài người cư ngụ trên Trái đất gồm các chiến binh tí hon của hệ miễn dịch và vô vàn quần thể vi sinh vật có lợi đang tích cực làm việc để nuôi sống và bảo vệ chúng ta: đường ruột.

Qua cuộc hành trình của miếng bánh đi từ miệng, thực quản, dạ dày xuống ruột non, ruột già rồi dừng chân ở một luống rau nào đó, cùng những hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh và ví dụ gần gũi, cuốn sách cung cấp những thông tin hữu ích về quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, tầm quan trọng của vi khuẩn tốt với trẻ sơ sinh, mối liên hệ của hệ vi khuẩn đường ruột với các chứng bệnh, từ chứng bất dung nạp, chứng dị ứng, cho đến các chứng bệnh kỳ lạ mà ta tưởng chừng chẳng hề có liên quan như chứng căng thẳng, bệnh Alzheimer và cả hiện tượng tự sát…

Cuốn sách chắc làm thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt của chúng ta, để có một đường ruột khỏe mạnh, bởi “đường ruột khỏe, cơ thể mạnh”.

Nhân tố Enzyme – Phương Thức Sống Lành Mạnh

Nhân tố Enzyme – Phương Thức Sống Lành Mạnh

Cuốn sách Nhân tố Enzyme – Phương Thức Sống Lành Mạnh của tác giả Hiromi Shinya sau khi xuất bản đã vang hiệu ứng trên toàn cầu, đến nay đã có hơn 2 triệu bản được bán ra. Tác giả đã chỉ ra những quan niệm phổ biến về sức khỏe đều sai lầm – hãy thay đổi từ hôm nay để có sức khỏe tốt hơn

Từ kết quả lâm sàng khi tiến hành kiểm tra dạ dày của hơn 300.000 người, bác sĩ Hiromi Shinya đã rút ra kết luận: “Người có sức khỏe tốt là người có dạ dày đẹp, ngược lại, người có sức khỏe kém là người có dạ dày không đẹp.”

Ông thường ví tình trạng của dạ dày, đường ruột là “vị tướng” và “tràng tướng” như người ta hay gọi “nhân tướng” vậy.

Người có vị tướng và tràng tướng tốt thì cơ thể và tâm trí của người đấy cũng khỏe mạnh. Ngược lại, người có vị tướng và tràng tướng xấu tức là trong cơ thể, tâm trí của anh ta đang có vấn đề ở chỗ nào đó. Nói tóm lại, vị tướng và tràng tướng của người có sức khỏe tốt thường rất tốt còn vị tướng, tràng tướng của người có sức khỏe kém thường xấu. Hay nói ngược lại, nếu giữ được vị tướng và tràng tướng tốt cũng đồng nghĩa với giữ được sức khỏe tốt. Và yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến vị tướng và tràng tướng chính là thói quen ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Khi khám bệnh, ông thường yêu cầu các bệnh nhân trả lời vào phiếu điều tra về thói quen ăn uống, sinh hoạt của họ. Và kết quả nhận thấy những đặc điểm hết sức rõ ràng trong thói quen ăn uống, sinh hoạt của những người có vị tướng, tràng tướng tốt và những người có vị tướng, tràng tướng xấu.

Trong cuốn sách này, Hiromi Shinya sẽ giới thiệu với các bạn về phương pháp sống lâu và khỏe mạnh mà ông đã dày công nghiên cứu cùng với sự trợ giúp của đông đảo các bệnh nhân của ông.

Vậy, làm thế nào để có thể sống lâu và khỏe mạnh? Nếu nói ngắn gọn trong một câu thôi thì đó là sống mà không tiêu tốn hết “enzyme diệu kỳ”.

Có lẽ sẽ có nhiều người thắc mắc về cụm từ “enzyme diệu kỳ”. Nói một cách đơn giản, “enzyme diệu kỳ” là enzyme nguyên mẫu của hơn 5.000 loại enzyme trong cơ thể, đảm nhiệm các hoạt động duy trì sự sống của con người. Các ezyme cần thiết này hình thành ngay trong tế bào của cơ thể sống và chúng ta còn có thể tự tổng hợp enzyme qua các bữa ăn hàng ngày.

Vậy điều khiến chúng ta tiêu tốn enzyme diệu kỳ, làm thế nào để để bổ sung enzyme diệu kỳ hãy cùng tìm hiểu trong cuốn sách Nhân tố Ezyme này nhé.

Mục lục:

  • Lời nói đầu: Bạn có thể sống lâu mà không bệnh tật
  • Chương I: Nguy hiểm khi tin vào những nhận thức sai lầm
  • Chương II: Phương pháp ăn uống để sống “bùng nổ” và lâu dài
  • Chương III: Thói quen tạo nên cơ thể khỏe mạnh
  • Chương IV: Hãy lắng nghe “kịch bản của sự sống”
  • Chương kết: Từ Entropy đến Shintropy

Thông tin tác giả:

Hiromi Shinya Sinh năm 1935 tại Fukukoka. Sau khi tốt nghiệp Y khoa Đại học Juntendo, ông sang Mỹ. Ông là bác sĩ đầu tiên trên thế giới thực hiện đưa thiết bị nội soi, hay còn gọi là phương pháp Shinya vào khám chữa bệnh. Ông cũng là người đầu tiên trên thế giới thành công trong việc phẫu thuật nội soi cắt bỏ polyp đại tràng mà không cần phẫu thuật mở ổ bụng bệnh nhân, mở ra một bước tiến mới cho y học thế giới.

Hiện ông là giáo sư chuyên nghành phẫu thuật tại Đại học Y Albert Einstein, và là Trưởng khoa nội soi Bệnh viện Beth Israel. Ngoài ra, ông còn là bác sĩ cố vấn cho bệnh viện Maeda (trước đây là phòng khám tiêu hóa Akasaka), phòng khám tiêu hóa Hanzomon.

Nhân Tố Enzyme – Thực Hành

Nhân Tố Enzyme – Thực Hành

Ngày nay, nền y học hiện đại đang không ngừng phát triển, thế nhưng tại sao số người phải chống chọi với bệnh tật vẫn không hề giảm bớt?

Sau hàng chục năm nghiên cứu, bác sĩ Hiromi Shinya nhận ra rằng việc một người hấp thu loại thực phẩm gì, với số lượng bao nhiêu, cũng như có thói quen sinh hoạt như thế nào đều quan hệ mật thiết tới vị tướng, tràng tướng. Hơn nữa, việc này còn liên quan tới cả tình trạng sức khỏe của chính người đó.

Tại các cơ sở y tế, các bác sĩ cũng hướng dẫn ăn uống đối với một số căn bệnh cần phải hạn chế ăn uống như bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những hướng dẫn đó chỉ giúp bệnh tình không trở nặng hơn. Không quá lời khi nói rằng cho đến nay, những hướng dẫn trong cách ăn uống, sinh hoạt để bệnh nhân không bị bệnh, hay có thể sống thọ một cách khỏe mạnh vẫn còn là điểm mù của nền y học hiện đại.

Vốn dĩ cơ thể con người có rất nhiều hệ thống phòng vệ và cơ chế miễn dịch bảo vệ khỏi bệnh tật. Do đó, nếu không phải là các vấn đề bẩm sinh, chỉ cần không làm những việc quá bất thường thì dù đôi khi vi phạm một hai điều, bạn vẫn sẽ không bị mắc bệnh.

Nguyên nhân lớn nhất khiến cơ thể vốn có cơ chế tự bảo vệ bị mắc bệnh chính là do “thói quen ăn uống và sinh hoạt sai lầm” được tích lũy trong thời gian dài.

Do phần lớn mọi người không biết thực phẩm nào là tốt, thực phẩm nào là không tốt đối với cơ thể con người nên mới bị mắc bệnh. Với tâm nguyện giới thiệu về thói quen ăn uống và sinh hoạt đúng đắn để giúp mọi người có thể duy trì sức khỏe của bản thân, tác giả đã cho ra đời cuốn sách Nhân tố enzyme – Phương thức sống lành mạnh giới thiệu với mọi người về “bữa ăn lý tưởng” và thói quen sinh hoạt lý tưởng”. Đã nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc trên thế giới.

Nhưng nếu như Nhân tố enzyme – Phương thức sống lành mạnh chỉ là những đề xuất “lý tưởng”, thì cuốn sách này của tác giả chính là “cuốn thực hành” để bạn có thể vừa tận hưởng cuộc sống, vừa biết cách ăn uống, sinh hoạt tốt cho cơ thể của mình. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày nhiều phương pháp để bạn có thể biết được giới hạn cho phép của bản thân và có thể thực hiện những thói quen sinh hoạt tốt cho cơ thể mà không quá hà khắc.

Hy vọng rằng bạn có thể tìm thấy phương pháp phù hợp với lối sống riêng của mình để có thể vừa tận hưởng cuộc sống, vừa có thể sống khỏe mạnh mỗi ngày.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button