20 sách văn học trung quốc hay, ngập tràn những giá trị sâu sắc và cần suy ngẫm

20 sách văn học Trung Quốc hay này không chỉ là những tác phẩm văn chương đẹp đẽ, chúng còn truyền tải sự rực rỡ của nền văn minh Trung Hoa.

Cao Lương Đỏ

Cao Lương Đỏ

Câu chuyện diễn ra ở vùng nông thôn Gaomi ở miền nam Trung Quốc trong những năm 1920 và 1930. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật chính là bà ngoại của người kể chuyện. Một cô gái trẻ khát khao tình yêu mãnh liệt kết hôn với một người đàn ông mắc bệnh phong. Cô gái buồn chán đã gặp và yêu một trong những anh chàng khỏe mạnh phu kiệu trong ngày lên xe hoa của mình, người cuối cùng trở thành chỉ huy Dư Chiêm Ngao, anh hùng của đoàn xe phục kích Nhật Bản. Anh đã bảo vệ cô khỏi những tên cướp ngày hôm đó.

Hai ngày sau đám cưới với chồng mắc bệnh phong, cô vẫn thức khi đêm xướng với con dao trên tay. Người phu kiệu đã cướp cô và trốn vào rừng cao lương đỏ. Ba ngày trong rừng của họ, dẫn đến sự ra đời của con trai cô.

Người con trai gia nhập quân đội Dư Chiêm Ngao, người mà ông vẫn coi là cha nuôi, khi mới 14 tuổi. Cô gái giờ đã là một thiếu phụ, hàng ngày vẫn nướng bánh đưa ra chiến trường. Khi gánh bánh tình cờ đi ngang đường xe địch, cô đã anh dũng hy sinh. Cô báo tin cho con trai về người cha đích thực của mình trước khi qua đời..

Hồng Lâu Mộng

Hồng Lâu Mộng

Người xưa có câu:

“Khai đàm bất thuyết Hồng lâu mộng

Độc tận thi thư diệc uổng nhiên

(Văn chương không nói Hồng lâu mộng

Đọc hết Thi, Thư liệu ích gì)”

Hồng lâu mộng là cuốn tiểu thuyết duy nhất xác lập một ngành nghiên cứu riêng lấy tên là Hồng học. Tác giả Hồng lâu mộng là Tào Tuyết Cần – vốn sinh ra trong một gia đình đại quý tộc nhưng dần suy vong, tan vỡ khi ông lớn lên.

Hồng lâu mộng, do đó có thể xem là làn phản quang những hồi ức của Tào Tuyết Cần về cuộc sống quý tộc đã tan vỡ đó. Một mặt, đó là sự nhớ tiếc khôn nguôi vẻ huy hoàng của thời vàng son lộng lẫy, cảm thấy hiện tại tất cả nhuốm màu thê lương, hư vô, tất cả đều xê dịch về phía bế tắc, hủy diệt, tất cả đều đáng ân hận, và chỉ có thể cứu chuộc bằng hư vô, bằng siêu hình, bằng tôn giáo!

Nhưng mặt khác, từ trong cuộc sống nghèo khổ hôm nay, quay đầu nhìn lại thì cái khoảng cách lớn lao đó làm cho ông thấy được rõ hơn, khách quan hơn, bình tĩnh hơn những gì ông đã nếm trải về cuộc sống thối nát của giai cấp quý tộc. Chính sự miêu tả khách quan “những quan hệ hiện thực” này làm ông trở thành một nhà hiện thực. Thông qua chuyện tình giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc trong Giả phủ, có thể nói Hồng lâu mộng là xã hội Trung Hoa thu nhỏ thời Mạt Thanh và cuộc gặp gỡ của những tư tưởng thời đại.

Tư Trị Thông Giám

Tư Trị Thông Giám (Tập 1)

Sau khi đem đến tác phẩm sử học lừng danh Tam Quốc Chí của Trần Thọ, được các độc giả yêu mến Tam Quốc Diễn Nghĩa và lịch sử tích cực đón nhận, các dịch giả Bùi Thông – Phạm Thành Long tiếp tục phối hợp cùng nhà sách Tri Thức Trẻ trong việc gửi tới quý độc giả một tác phẩm sử học kinh điển đồ sộ của Trung Quốc – Tư Trị Thông Giám – trước tác của sử gia Tư Mã Quang, người được giới sử học Trung Quốc tôn vinh cùng sử gia Tư Mã Thiên là “Lưỡng Tư Mã”. Tư Trị Thông Giám và Sử Ký của họ được coi là “Sử học song bích”.

Tư Trị Thông Giám được đánh giá là bộ sử quan trọng hàng đầu của Trung Quốc, được viết theo thể biên niên. Nội dung của nó bao trùm một khoảng thời gian lịch sử rất dài, bắt đầu từ Chu Uy Liệt vương thời nhà Chu (403 trước Công nguyên), và kết thúc vào đời Chu Hiển Đức nhà Hậu Chu (959 sau Công nguyên), tổng cộng 1.362 năm, xuyên suốt 16 triều đại chính thống.

Ngay ở Việt Nam, rất nhiều người đã biết đến Tư Trị Thông Giám, nhưng đây là lần đầu tiên bộ sử này được tiến hành chuyển ngữ và ấn tống một cách chính thức..

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Được vinh danh là một trong “Tứ đại danh tác” hay “Tứ đại kỳ thư” của Trung Quốc, cho đến nay Tam Quốc Diễn Nghĩa đã trở thành danh tác thế giới bởi số lượng bản dịch và tầm phổ biến rộng khắp.

Tam Quốc Diễn Nghĩa tên đầy đủ là “Tam Quốc chí thông tục diễn nghĩa” là tiểu thuyết lịch sử chương hồi nổi tiếng của Trung Quốc do nhà văn La Quán Trung sống vào khoảng cuối đời Nguyên, đầu đời Thanh viết. Bản Tam Quốc lưu truyền rộng rãi nhất ngày nay là bản do Mao Tôn Cương tu sắc và bình chú.

Nho Lâm Ngoại Sử

Nho Lâm Ngoại Sử

Nho lâm ngoại sử hay còn gọi là Chuyện làng nho là tiểu thuyết chương hồi của Ngô Kính Tử thời nhà Thanh, toàn thư gồm 56 hồi, miêu tả gần hai trăm nhân vật mà hầu hết là nhà Nho, nội dung phê phán và châm biếm sâu cay chế độ khoa cử công danh thời nhà Thanh.

Tây Du Ký

Tây Du Ký

Tây du ký là đỉnh cao sáng tạo trong lịch sử phát triển về tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc). Chủ nghĩa lãng mạn tích cực là đặc sắc nghệ thuật chủ yếu của nó. Nó đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của thần thoại cổ đại Trung Quốc, đã thể hiện sức sáng tạo vĩ đại và sức tưởng tượng phong phú của dân tộc Trung Hoa. “Chủ nghĩa lãng mạn là cơ sở của thần thoại” (lời của M.Goocki) Tây du ký chính là một bộ tiểu thuyết thần thoại trường thiên vĩ đại, lãng mạn tích cực. Thông qua hình thức ảo tưởng thần kỳ và nội dung bắt nguồn ở hiện thực mà cao hơn hiện thực. Tây du ký đã phản ánh đầy đủ, khúc chiết, phức tạp lý tưởng cao quý và đời sống hiện thực của nhân dân.

… Tây du ký có nội dung bắt nguồn ở hiện thực mà lại cao hơn hiện thực. Nó thông qua hình tượng nhân vật mà biểu hiện ra. Hình tượng nhân vật của Tây du ký đều có đầy đủ ý nghĩa hiện thực, nhưng đều không na ná hoặc đơn giản bắt chước hiện thực, cũng không khái quát chung chung mà cao hơn hiện thực nhiều. ở đây thiện thì càng thiện, ác thì càng ác, đều từ trên phương hướng của bản thân mình vượt cao hơn hiện thực mà đi vào phạm vi ảo tưởng hóa, lý tưởng hóa.

Trong Tây du ký hình thức kỳ ảo kết hợp với nội dung hiện thực cực lớn, đã đạt tới sự thống nhất khéo léo. Chính vì thế sự tưởng tượng của Tây du ký mới được biểu hiện ra có ý nghĩa biết bao, khỏe khoắn tốt đẹp, sinh động và thú vị biết bao! Hợp tình hợp lý khiến người tin phục và sáng ngời trí tuệ biết bao!

Thủy Hử

Thủy Hử

Thủy Hử là một áng văn chương tuyệt bút, được coi là một trong tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Hoa. Trải qua sáu trăm năm thăng trầm của lịch sử, nhiều triều đại bị thay thế, nhiều biến cố đã xảy ra, biết bao vật đổi sao dời… Nhưng Thủy Hử của Thi Nại Am vẫn đi vào lòng người của biết bao thế hệ độc giả đến từ khắp nơi trên thế giới. Câu chuyện về một trăm lẻ tám người anh hùng nơi bến nước cùng tụ tập vì đại nghĩa, cùng quyết chí bền gan làm nên sự nghiệp lớn đã truyền cảm hứng cho rất nhiều loại hình nghệ thuật khác làm nên những tác phẩm để đời.

Đọc Thủy Hử giống như ta đang nghe một bản nhạc với giai điệu hùng hồn, dồn dập, làm bùng lên chí khí làm trai, một tay nắng cả sơn hà của một trăm lẻ tám bị anh hùng lương sơn bạc… Đến nay, bản nhạc ấy vẫn ngân vang theo suốt chiều dài của lịch sử, vọng vào lòng người, lòng núi sông và vẫn là một bức tượng đài bằng chữ sừng sững giữa đời tượng trưng cho một trăm lẻ tám con người sinh ra vì nghĩa…

Sử Ký Tư Mã Thiên

Sử Ký Tư Mã Thiên

Sử ký Tư Mã Thiên là một tác phẩm đồ sộ, tất cả 52 vạn chữ, 130 thiên, gồm năm phần: Bản kỷ, Biểu, Thư, Thế gia, Liệt truyện. Đối với văn hoá thế giới, Sử ký Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt. Nó là công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Nhưng còn một điều làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại..

Mật Mã Tây Tạng

Mật Mã Tây Tạng Tập 1

Mật mã Tây Tạng xoay quanh lịch sử bí ẩn hơn một ngàn năm của Tây Tạng, đặt ra nhiều thách thức với những tâm hồn ưa khám phá. Đây xứng đáng là một pho tiểu thuyết đồ sộ dạng bách khoa thư về nhiều lĩnh vực: văn hóa Tạng, loài chó, xe cộ, quân sự, sinh vật, địa lý, thiên văn, lịch sử, tôn giáo, văn minh Maya, du lịch, y học…

Báu Vật Của Đời

Báu Vật Của Đời

Mạc Ngôn là một nhà văn lớn của nền văn học Trung Quốc. Tên tuổi của ông từng được thế giới biết đến qua tác phẩm Cao lương đỏ – tác phẩm được đạo diễn tài ba Trương Nghệ Mưu chuyển thể thành bộ phim cùng tên và đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1994.

Truyện dài Báu vật của đời khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa thông qua số phận của các thế hệ trong gia đình Thượng Quan. Đây là một tác phẩm có sức thuyết phục lớn, được đánh giá là xuất sắc nhất của văn học Trung Quốc hiện đại. Ngay từ khi mới xuất bản (tháng 9-1945), tác phẩm đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng và luôn đứng ở vị trí đầu trong số những tác phẩm văn học ăn khách nhất hiện nay.

Ếch

Ếch

“ẾCH” do NXB Văn nghệ Thượng Hải xuất bản, vừa phát hành tại Trung Quốc vào những ngày cuối tháng 12.2009, đã nhanh chóng thu hút đông đảo độc giả Trung Quốc và dấy lên làn sóng tò mò háo hức của độc giả nhiều nước vốn mê thích truyện của Mạc Ngôn.

Cuốn sách xoay quanh cuộc đời và công việc của nhân vật chính – một nữ bác sĩ chuyên đỡ đẻ ở khắp nông thôn Cao Mật, phải chuyển sang nghề thắt ống dẫn tinh cho nam giới và nạo phá thai. Đây là một đề tài cực kỳ hiếm hoi trong văn học, được nhà văn Mạc Ngôn miêu tả vô cùng khéo léo và đầy kịch tính.

Cuốn sách như một bức tranh xã hội sâu sắc ở Trung Quốc, phản ánh được những tác động của chính sách kế hoạch hóa gia đình kéo dài hơn 30 năm tới cuộc sống của người dân nước này. 

Liêu Trai Chí Dị

Liêu Trai Chí Dị

Liêu trai chí dị có nghĩa là tập hợp những câu chuyện quái dị chép ở căn nhà tạm, bao gồm nhiều truyện ngắn đã được nhiều dịch giả của Việt Nam như: Nguyễn Huệ Chi, Cao Xuân Huy, Phạm Tú Châu.v..v.. chuyển ngữ sang tiếng Việt và giới thiệu tới độc giả khắp cả nước.

Tác giả Liêu trai chí dị là Bồ Tùng Linh (1640 – 1715) sinh ra trong một gia đình nhà nho và thương nhân thất thế. Ông từng là một văn sĩ Trung Hoa dưới triều đại nhà Thanh. Suốt 42 năm mở lớp dạy học, mưu sinh bằng ngòi bút, đến năm 70 tuổi ông mới lui về quê ở ẩn. Ông đã từng đi thi nhiều năm mà không đậu, đến năm 71 tuổi mới được bổ nhiệm là cống sinh. Ngoài Liêu trai chí dị, ông còn để lại cho nền văn học Trung Quốc rất nhiều tác phẩm thơ văn khác.

Ra đời vào đầu đời nhà Thanh (cuối thế kỷ XVII), đoản thiên tiểu thuyết Liêu trai chí dị được đánh giá là đỉnh cao của thể loại tiểu thuyết văn ngôn thời cổ đại, được xếp vào hạng kiệt tác của văn học cổ điển Trung Quốc. Tác giả Bồ Tùng Linh đã tập trung ngòi bút vào ba nội dung chủ yếu là: Vạch mặt bọn tham quan, cường hào, ác bá; Phơi bày những tệ lậu của chế độ khoa cử thời xưa; Khát vọng tự do yêu đương, gỡ bỏ những rào cản của hôn nhân thời phong kiến..

Đàn Hương Hình

Đàn Hương Hình

Đàn hương hình, nghĩa là “hình phạt bằng cọc gỗ đàn hương”) là một tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Mạc Ngôn. Ông viết tác phẩm này vào mùa thu năm 1996 và hoàn thành năm 2001.

Toàn bộ câu truyện bao gồm 3 phần, 18 chương và mỗi chương đều dùng phương thức nhân vật tự thuật, một cách viết khá tiêu biểu của Mạc Ngôn cũng như một số nhà văn Trung Quốc khác. Việc cấu tứ, sáng tác tiểu thuyết này bắt nguồn từ âm thanh, một chất liệu mà Mạc Ngôn hay vận dụng nó trong các tác phẩm của ông. Cụ thể trong tác phẩm này thì đó là hí kịch Miêu Xoang, một loại nhạc dân gian rất thịnh hành ở vùng Đông Bắc Cao Mật.

Tôn Tử Binh Pháp

Tôn Tử Binh Pháp

Được xưng tụng là tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại, binh thư kinh điển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, Tôn Tử binh pháp là một cuốn cổ thư “kỳ quái”, “để trong vườn sẽ tỏa mùi thơm của hoa quý, ném xuống đất sẽ vang tiếng kêu của bạc vàng”. Nó không chỉ được các vua chúa từ đông sang tây xem như sách gối đầu giường, bí kíp quân sự không thể thiếu, mà còn được nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực như triết học, kinh doanh, tâm lý học, ngôn ngữ học, thể dục thể thao… ứng dụng để nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Tôn Tử binh pháp với văn từ gọn ghẽ, nghĩa lý sâu xa, âm điệu bay bổng, nhờ đó sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng của “thánh điển binh học” này vô cùng rộng lớn, được dịch ra trên 100 thứ tiếng và xuất bản hầu khắp trên toàn thế giới.

Ma Thổi Đèn

Ma Thổi Đèn

Từ ngàn năm trước, đất nước Trung Hoa đã có nghề trộm mộ, còn gọi là Mộ Kim Hiệu Úy. Bộ truyện nói về những chuyến phiêu lưu mạo hiểm của bộ ba: Hồ Bát Nhất – quân nhân giải ngũ có cuốn “Thập lục tự Âm dương Phong thủy bí thuật” bửu bối của ông nội; Tuyền béo – con nhà lính, bắn súng như chớp; Shirley Dương – nữ triệu phú Hoa kiều, cũng là cháu ngoại một tay trộm mộ lẫy lừng – chính là ba Mộ Kim Hiệu Uý đương thời.

Ba người, ba động cơ, đã cùng dấn bước vào sa mạc hung hiểm hòng truy tìm tòa thành cổ Tinh Tuyệt thần bí… Bản lĩnh có thừa, chỉ tiếc là, họ không biết được những lời nguyền đáng sợ nào đang đợi họ.

Rắn độc ư? Nữ vương ư? Ảo giác ư? Hay số phận? Là dã tâm? Là khao khát? Hay là… kẻ canh gác? Một Tây vực từng một thời rực rỡ, những oán nguyền, những hi vọng đều bị chôn vùi nơi sâu thẳm.

Hàn Phi Tử

Hàn Phi Tử

Hàn Phi sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa. Ông thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn (được gọi là “công tử”), thích cái học “hình danh”. Hàn Phi có tật nói ngọng, không thể biện luận nhưng giỏi viết sách.

Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp trị. Không phải ông là người đầu tiên nêu lên học thuyết này mà trước đó Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại đã khởi xướng học thuyết này. Tư tưởng của Hàn Phi Tử khác với tư tưởng của Nho giáo (vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng Nhân trị và Đức trị), ông cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: “Pháp luật không hùa theo người sang… Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu”..

AQ Chính Truyện

AQ Chính Truyện

Bối cảnh lịch sử của câu chuyện là thời kỳ trước sau cách mạng Tân Hợi (1911) với những thế lực phong kiến hiện vào các tên địa chủ.

Trong A.Q chính truyện, Lỗ Tấn cũng vạch trần tính chất giả dối và phản động của giai cấp tư sản lãnh đạo cuối cùng hoàn toàn do một bọn đầu cơ thao túng. Nhờ tin tức nhanh chóng, cụ Triệu biết rằng bọn cách mạng đã vào huyện đêm hôm trước.

Cụ liền quất đuôi sam vòng lên đầu qua nhà họ Tiền thăm thằng Tây giả hẹn hò cùng nhau làm cách mạng. Chính quyền cũng rơi vào tay bọn địa chủ phong kiến và quân phiệt. Những người như A.Q không được làm cách mạng. Đời sống xã hội không chút thay đổi, A.Q cũng phải thốt lên: “Đã cách cái mạng đi rồi mà vẫn thế này thôi ư?”

Liễu Phàm Tứ Huấn

Liễu Phàm Tứ Huấn

Là cuốn sách được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Trung Quốc từ bao đời nay. Liễu Phàm tiên sinh là bậc học rộng, ngay từ nhỏ đã say mê nghiên cứu sách vở, sau đỗ đạt làm quan, thực hiện nhiều điều ích nước lợi dân, được nhiều người biết đến. Nhưng Liễu Phàm thực sự lưu danh không chỉ vì ông là vị quan cương trực, được nhân dân yêu mến, có nhiều công lao với triều đình, mà hơn hết là vì ông đã dành nhiều tâm huyết cũng như chí hướng của đời mình để soạn ra bốn chương đoản văn, bấy giờ gọi là “Giới tử văn” (văn răn dạy con) để dạy con mình, sau đó được lưu hành rộng rãi trong đời, tức là sách “Bốn bài giáo huấn của người xưa” mà bạn đang có trong tay.

Đọc sách của người xưa, cảm nhận cái hay cái quí trong tư tưởng của người xưa, từ đó thực hành theo sách, giúp chúng ta hành thiện lánh ác, phát huy đức khiêm tốn, biết hối cải lỗi lầm, từ đó có được cách lập thân đúng đắn là mong ước của chúng tôi muốn chuyển cho quí vị tấm lòng muốn làm việc thiện muốn giúp người, giúp đời ngày một tốt đẹp hơn đã thúc đẩy chúng tôi bỏ nhiều tâm lực để hoàn thành cuốn sách. Mong nhận được từ quí vị nhiều tri âm, tri kỷ qua cuốn sách nhỏ này.

Lời giới thiệu

Chuyện Tình Giai Nhân

Chuyện Tình Giai Nhân

Từ sau Sắc, giới, sự quan tâm dành cho một Trương Ái Linh ẩn dật khác người đã được hồi sinh. Cho tới Chuyện tình giai nhân, một tập hợp các câu chuyện về các nhân vật đã tan vỡ mọi ảo mộng tình cảm bởi định mệnh hay hoàn cảnh, người ta càng thấm hơn cái nhìn nội tâm u uẩn và bút pháp tinh tế của một trong những nhà văn hàng đầu của văn học Trung quốc hiện đại.

Những nhân vật của Trương Ái Linh luôn luôn cô độc, đến với nhau bởi những xô đẩy sai lầm, và cuối cùng phải chia lìa nhau. Nhưng mãi mãi Trương Ái Linh sẽ được đọc đi đọc lại bởi những thế hệ người đọc, bởi bà đã chạm tới cảnh ngộ sâu thẳm của tâm hồn, nơi bất hạnh và tình yêu mãi mãi song hành, nơi con người đã quyết chọn tình yêu là giải thoát tuyệt đối, bất kể mọi thời.

Phong Thần Diễn Nghĩa

Phong Thần Diễn Nghĩa

Tác phẩm “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” được giới học giả so sánh với Trường Ca Iliad của Hi Lạp.

Truyện lấy bối cảnh chiến tranh Thương Trụ Vong-Chu Võ Hưng lồng vào yếu tố Phật Đạo Thần Người Ma và chuyện Quái Dị Thơ Từ Ca Phú người người đều biết nhà nhà đều hay.

Thiện – ác đối lập thứ bậc giữa thần và người thay nhau; kiếp vận và số trời; cao thấp sang hèn; vương triều thế tập và biến đổi. So với những lần biến đổi vương triều nào; đều nổi bậc hơn cả.

Toàn bộ cuốn tiểu thuyết mô tả người thần yêu ma đều gặp kiếp nạn cùng lúc. Người thượng cổ từ thuần phát sang văn minh; từ cai quản sang ly đoạn; từ thái bình sang sát phạt. Khi ấy mỗi sinh mệnh đều đưa ra lựa chọn cuối cùng của bản thân trong bối cảnh cương thường đạo lý đều mất hết. Chính tà hỗn tạp thiện ác đan xen. Từ người đến thần; từ thần đến yếu quái; từ trời đến đất; từ Triều Ca đến Tây Kỳ; từ Vương Hầu đến Ngư Tiều; từ Núi Rừng đến Hải Đảo; từ hồng trần đến cõi tiên không ai tránh được sự phán xét ấy. Họ phải lựa chọn chủ động hoặc bị động con đường cuối cùng của riêng mình. Chính nghĩa hay 1 ruột với gian tà. Hoặc là kích động hoặc là do dự hoặc là mơ màng hoặc là quyết sống chết. Thái độ sinh mệnh trực tiếp hay gián tiếp quyết định tương lai của chính họ. Con đường đến tương lai hoặc níu lại do thái độ ấy mà thành.

Kẻ Vô Đạo Ắt Chẳng Kín Thần. Trụ Vương nhà Thương thay rường đổi cột sức mạnh vô song; văn có Thương Dung; Tỉ Can; Triệu Khải; Võ có Thái Sư Văn Trọng; Hoàng Phi Hổ; Tam Cung Hoàng Hậu; tứ đại chư hầu; uy chấn 8 phương. Đó là điều kiện có thời thịnh thế. Nhưng Trụ Vương là kẻ vô đạo ỷ mạnh mà hoang dâm báng bổ thần linh coi thường luân lý. Kẻ vô đạo như thế ắt chẳng kín thần. Thời thượng cổ người người đều kín trời đất quỷ thần giữ đạo đức giữ luân thường. Nữ Oa là thần thượng cổ Trung Hoa thế mà Trụ Vương phỉ báng báng bổ từ đó mà xúc phạm thần linh. Vì sắc dục mà đã chiêu mời con hồ ly ngàn năm đến bị mê hoặc mất hết bản tính. Cuối cùng mất đi giang sơn xã tắc. Mở đầu Phong Thần Diễn Nghĩa nói về kẻ vô đạo bất kín thần cũng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh. Khởi nguồn vô đạo là bất kín thần nên sẽ phóng túng dục vọng nên đánh mất đạo đức gieo cái nhân diệt vong.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button