10 sách dã sử hay mang âm hưởng của lịch sử và văn học

10 cuốn sách dã sử chia sẻ nhưng câu chuyện bất ngờ, thú vị, đan xen lẫn lịch sử, thời đại và con người.

Hồ Quý Ly – Nguyễn Xuân Khánh

Hồ Quý Ly – Nguyễn Xuân Khánh

Bằng tài tái hiện phóng khoáng, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã trở về giai đoạn cuối của triều đại nhà Trần, đưa ra tiếng nói soi xét xã hội và con người Hồ Quý Ly – nhân vật vẫn tồn tại nhiều tranh cãi dù đã hơn 600 năm sau. Có rất nhiều điều để nói về ông ấy.

Ngoài ra, cuốn sách còn vẽ nên một bức tranh đẹp về Thăng Long ngàn năm văn hiến với những di tích cổ tiêu biểu, những cảnh sinh hoạt thôn quê, những lễ hội dân gian, những truyền thống đặc sắc… hay những gì đã mai một theo thời gian.

Nhân Duyên Trăm Năm

Nhân Duyên Trăm Năm

Nhân duyên trăm năm là một tiểu thuyết dã sử – cổ phong kể về một giai đoạn của triều nhà Lê.

Câu chuyện trong tác phẩm kể về một thiếu nữ bí ẩn từ nhỏ nương nhờ cửa Phật được đặt tên là Cúc Tần. Thiếu nữ ấy có một thân phận vô cùng, vô cùng, vô cùng đặc biệt liên quan đến một trong những sự kiện thảm khốc nhất trong Lịch sử Lê triều, mà sau này, thông qua mối tình oan trái, nàng mới phát hiện ra thân thế của mình.

Khác với dòng tiểu thuyết lịch sử lý giải, xoáy sâu vào những sự kiện lịch sử có thật, “Nhân Duyên Trăm Năm” lấy sử làm cảm hứng, và sáng tạo ra câu chuyện hoàn toàn mới dựa trên bối cảnh cũ.

“Nhân Duyên Trăm Năm” được đánh giá là một cuốn truyện cân bằng được các yếu tố trữ tình, những tinh tiết li kì hồi hộp, trên một nền tảng văn phong gãy gọn, không cầu kỳ, hoa mỹ nhưng đủ đẹp đẽ, cuốn hút.

Nữ Sĩ Thời Gió Bụi (Tiểu Thuyết Dã Sử)

Nữ Sĩ Thời Gió Bụi (Tiểu Thuyết Dã Sử)

Khi được hỏi lí do nào đã thôi thúc nhà văn Lê Phương Liên hoàn thành được cuốn tiểu thuyết dã sử về Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, bà có tâm sự rằng: “Tôi hăng hái ngồi bên bàn phím, viết đêm viết ngày như là nhập đồng, như là có một nguồn lực siêu nhiên nào thôi thúc”. Thật vậy, chắc chỉ có thể lí giải như thế cho trường hợp này – cuốn tiểu thuyết dã sử đầu tiên của nhà văn Lê Phương Liên viết về một bậc nữ nhân kì tài, vô cùng đặc biệt trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam.

Cuốn tiểu thuyết nhỏ gọn với năm chương mà thâu tóm được toàn bộ cuộc đời đầy biến động của một nhà giáo, một thầy thuốc, một nữ tác gia có tư tưởng, có tầm nhìn sâu rộng, có chính kiến và có một tấm lòng rất mực nhân hậu. Thật khó hình dung về một bà Điểm tài sắc vẹn toàn nhưng không chỉ là cầm kì thi họa mà lại còn có tài… võ nghệ..

Đêm Hội Long Trì

Đêm Hội Long Trì

Kinh đô Thăng Long thời suy vi nhưng vẫn có những đêm hội Long Trì lộng lẫy. Những số phận bị giằng xé trong thời li loạn như Bảo Kim, Quỳnh Hoa; những mưu mô, thủ đoạn của Tuyên phi Đặng Thị Huệ, Đặng Mậu Lân được khắc họa đặc sắc..

“Đêm hội Long Trì, những sinh hoạt xưa ở kinh kỳ mà trong đó, huyên náo những cảnh lộng hành bạo ngược của chị em bà Chúa Chè người Kinh Bắc. Những đau khổ của người dân phải chịu đựng mọi thói ăn chơi vô độ của các triều đại vua chúa.

Nhưng chồng chất giữa những oan khiên này, vẫn thấy được đời sống người Kẻ Chợ cùng mọi quang cảnh phố phường sinh sôi. Đấy là sức sống âm thầm mãnh liệt của bách tính đã làm nên bao đời Kẻ Chợ. Thăng Long nhộn nhịp suốt sáng không biết có đêm trong những đêm hội Long Trì quanh Hồ Gươm, Hồ Tây…

(Tô Hoài)

Truyện Dã sử Việt Nam

Truyện Dã sử Việt Nam

Truyện Dã sử Việt Nam với sự chắp bút của những tác giả nổi tiếng trong làng viết sử như Hoàng Quốc Hải, Phùng Văn Khai, Lã Thanh Tùng… đã và đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc và nhà nghiên cứu tìm đến để tham khảo làm một kênh thông tin mới về kiến thức lịch sử của nước Việt ta.

Đây là một tập sách có đề tài phong phú, tự do, những mẩu chuyện nhỏ, chuyện vui, hay những câu chuyện thất truyền với cách viết ngắn và có phần dung dị, kỳ quái.

Thành Kỳ Ý

Thành Kỳ Ý – Tập 1

Thành Kỳ Ý là bộ tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam sử dụng hình thức crowdfunding (gây vốn cộng đồng) để xuất bản – chỉ trong vòng 2 tháng, Thành Kỳ Ý đã gây quỹ thành công vượt mong đợi 142% với tổng số vốn ủng hộ lên tới hơn 200 triệu đồng.

Thành Kỳ Ý là cuốn tiểu thuyết kết hợp giữa nội dung hấp dẫn dựa trên những sự kiện có thực trong lịch sử, và những hình ảnh minh họa, phục dựng công phu với quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng. Ngay từ những ngày đầu gây quỹ xuất bản, bộ tiểu thuyết Thành Kỳ Ý đã thu hút được sự chú ý của đông đảo cộng đồng, cuốn sách là một minh chứng cho việc người trẻ Việt Nam không hề quay lưng với đề tài lịch sử, vốn từ lâu đã được coi là khô khan , kén người đọc và khó tiếp cận.

Lấy bối cảnh nước Đại Việt thế kỷ 15, triều đại Lê Sơ, Thành Kỳ Ý gồm 3 tập với đề tài lịch sử, cung đấu, tình yêu, xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy biến động của những đứa trẻ được sinh ra mang số mệnh đặc biệt, gắn với những tranh đoạt xung quanh ngôi Thiên tử Đại Việt.

“Sở vị “thành kỳ ý” giả, vô tự khi dã” – Điều gọi là “thành thực với ý mình” là đừng tự lừa dối bản thân. Trong cuộc chiến giành hoàng vị chưa bao giờ đơn giản, có người đã đạt được tất cả nhưng lại mất đi chính mình, có người chẳng còn lại gì duy chỉ có một tâm hồn bình lặng. Sau cùng, chỉ có họ mới biết đối với mình điều gì mới là quan trọng hơn tất thảy: Quyền lực? Tình yêu? Sinh mạng? Câu trả lời nằm ở ba chữ “thành kỳ ý” trong sâu thẳm mỗi người.

Hồi ức của một Geisha – Đời kỹ nữ

Hồi ức của một Geisha – Đời kỹ nữ

Truyện kể về Sayuri Nitta (tên thật là Chiyo), một Geisha thực thụ. Cô cùng chị gái Satsu bị bán vào Okika từ thuở nhỏ. Sau đó người chị trốn thoát còn Chiyo thì bị kẹt lại, thường bị một Geisha đàn chị ức hiếp, Chiyo cảm thấy rất buồn chán. May mắn được một người đàn ông lạ giúp đỡ, và Chiyo đã đem lòng yêu người đàn ông lạ ấy, và cô quyết tâm trở thành một Geisha xuất sắc vì ông. Với sự giúp đỡ của Mameha, ước mơ của Chiyo đã trở thành sự thật, nhưng lúc đó Nhật Bản thua cuộc trong thế chiến thứ II, loạn lạc xảy ra.

Trên hành trình tìm kiếm tình yêu mà Chiyo luôn mong đợi, nàng đã trãi qua những cay đắng, đối diện với chính người đàn ông – người mà mình yêu trong sự nhục thể…

Giữa điện ảnh và tiểu thuyết có sự khác biệt đôi chút nhưng nếu ta xem cả hai ta sẽ thấy được nổi đau của nàng trong tình yêu khó mà nói lên thành lời được. Những trắc trở đương thời, những suy nghĩ trong đầu làm cho cả hai dần xa cách..

Trăng Nước Chương Dương

Trăng Nước Chương Dương

Thiên truyện lịch sử hào hùng của nhà văn Hà Ân về cuộc chiến oanh liệt chống quân Nguyên Mông của nhà Trần (“Bên bờ Thiên Mạc”, “Trên sông truyền hịch”, “Trăng nước Chương Dương”) được xuất bản với hình thức hoàn toàn mới qua minh hoạ của hoạ sĩ Thành Phong.

“… Trăm họ!

Trăm họ là một sức mạnh vô địch. Trăm họ có thể hi sinh từ niềm vui, lẽ sống đến tài sản, tính mạng của họ cho đất nước độc lập.

Ngọn bút Song Chu trong tay Trần Quốc Tuấn lướt nhanh như trôi trên trang giấy lụa mịn màng…

Vị tướng già đang thảo hịch, bản hịch của ông, bản hịch sẽ làm nức lòng chư tướng và sĩ tốt.”

– Trích TRÊN SÔNG TRUYỀN HỊCH – Hà Ân

“22 năm cầm bút, Hà Ân thực đã tạo được con đường riêng cho mình. 11 cuốn truyện lịch sử viết cho thiếu nhi của ông đã nói rõ con đường ấy: Ông đúng là nhà văn của các em, người kể chuyện lịch sử hào hứng và thú vị của tuổi trẻ… Bằng cái nhìn niềm nở với quá khứ, ở đó mọi năng khiếu của giác quan được phát huy hết mức, ông làm cho lịch sử bỗng có một dung mạo, một tiếng nói, một tâm hồn. Và tự nó, lịch sử sẽ mở rộng cánh cửa của mình để đón mời bạn đọc. Chắc cũng vì thế mà truyện lịch sử của Hà Ân không phải chỉ có trẻ em thích.”

– Giáo sư NGUYỄN HUỆ CHI –

Shogun Cuối Cùng

Shogun Cuối Cùng

Là cuốn tiểu thuyết về Tokugawa Yoshinobu, con trai thứ bảy của Tokugawa Nariaki, Daimyo của Mito. Mito là một trong các gosanke, ba chi của gia tộc Tokugawa đủ tư cách để được chọn làm Chinh di Đại Tướng quân.

Ông lớn lên dưới sự trông nom và giám sát nghiêm ngặt và khổ hạnh theo gia pháp. Ông được dạy viết chữ và võ thuật, cũng như tiếp nhận nền giáo dục thuần nhất các quy tắc về nền chính trị và chính quyền.

Ông là Tướng quân thứ 15 và là Tướng quân cuối cùng của Mạc phủ Tokugawa, Nhật Bản. Cuộc đời ông theo đuổi mục đích cải cách chính quyền Mạc phủ già cỗi, nhưng cuối cùng không thành công. Shōgun cuối cùng, cuốn sách dễ khiến người ta liên tưởng đến một nước Nhật cổ xưa với những hình ảnh đặc trưng nhất của một nền văn hóa mang tinh thần võ sỹ đạo (bushido). Bạn ngỡ mình sẽ chìm đắm trong những lời văn miêu tả đường gươm mũi kiếm tuyệt kỹ, những tiếng hét ra lửa của một Đại tướng quân uy nghi lẫm liệt trong bộ giáp sắt cùng những mưu lược, toan tính để đối đầu với kẻ thù…?

Thế nhưng, bối cảnh truyện lại vào những năm giữa thế kỷ XIX, khi súng ống, đạn pháo, đại bác, máy ảnh, tàu hơi nước… đã có mặt ở Nhật Bản. Lúc ấy, dù là Thiên hoàng hay Đại tướng quân, dù là Samurai hay thường dân, bất kỳ người Nhật nào cũng hiểu rõ đất nước đang ở thời kỳ đầy biến động. Chỉ cần một sai lầm của người đứng đầu hay một phút mất kiềm chế của những cái tôi tự tôn sẽ quyết định sự tồn vong của nước Nhật. Trong thời điểm “dầu sôi lửa bỏng” ấy, cần có một cái đầu lạnh.

Những Bài Dã Sử Việt

Những Bài Dã Sử Việt

Những đồng nghiệp trong giới sử học và những người quan tâm đến lịch sử nước nhà đều biết đến những công trình chuyên khảo về lịch sử và văn hóa của Tạ Chí Đại Trường như: Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802; Thần, người và đất Việt; Việt Nam nhìn từ bên trong và bên ngoài; Những bài văn sử; Sử Việt đọc vài quyển.. Ông đã tham gia vào lĩnh vực này từ lâu, ông viết sử trong nhiều hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh sống khác nhau, trước và sau năm 1975 ở miền Nam, ở trong nước và hải ngoại sau năm 1975.

Cuốn sách này là một tập hợp những bài viết, chủ yếu đã được công bố ở hải ngoại đề cập tới nhiều lĩnh vực và nội dung khác nhau vốn rất phong phú của sử học; từ cái đình làng được coi là ‘trú sở của thần linh’ đến thần tích của Phù Đổng Thiên vương, từ những di tích, những công trình thủy lợi ở Quảng Trị đến hình thái lịch sử nước nhà vào thế kỷ thứ X, từ tầng lớp điền chủ và ruộng đất qua các triều đại đến chế độ nội hôn của họ Trần, từ những đồng tiền được đúc đến những đồng tiền kẽm ở Đàng Trong, từ khuôn đúc tiến bằng đá đến khảo về tiền giấy

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button