12 tiểu thuyết Việt Nam hay nên đọc để hiểu thêm về văn hóa, con người và xã hội

12 tiểu thuyết Việt Nam hay mang đến cho độc giả những câu chuyện thú vị về tình yêu, tình bạn, gia đình, số phận và cuộc sống.

Hòn Đất

Hòn Đất

Câu chuyện của Hòn Đất là một trong vô số câu chuyện đã diễn ra trên chiến trường miền Nam, khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh đặc biệt.

Cuộc kháng chiến diễn ra trong hang Hòn Đất và ngoài ấp, ở một thế trận khác: bên ta có hàng chục cá nhân nhốt trong hang với vũ khí thô sơ, cổ lỗ sĩ, còn bên Mỹ – ngụy gồm khoảng 2 vạn quân có trang bị vũ khí. 

Số Đỏ – Huy Hoàng Bookstore

Số Đỏ – Huy Hoàng Bookstore

Bằng ngòi bút trào phúng độc đáo, Số đỏ lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đương thơi đang chạy theo lối sống “văn minh rởm’ hết sức lố lăng đồi bại.

Tác giả đã kích cay độc các phong trào ” Âu hóa”, “thể thao”, ” giải phóng nữ quyền” đang phát triển rầm rộ khi ấy, nhân danh “văn minh”, “tiến bộ”, “cải cách xã hội” mà thực chất chỉ là ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp trắng trợn lên mọi nề nếp đạo đức truyền thống.

Ngôn ngữ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng thấm đẫm cá tính sáng tạo. Một thứ ngôn ngữ vừa gai góc, sắc nhọn, mỉa mai, chát. Cũng là thứ ngôn ngữ hướng đến sự phô bày, lên án, tố cáo những mặt trái của xã hội nhưng dữ dội hơn so với các cây bút hiện thực khác.

Tố Tâm

Tố Tâm

Tiểu thuyết Tố Tâm được viết 1922, in lần đầu 1925. Nội dung cốt truyện kể về một đôi thanh niên nam nữ yêu nhau, vì lễ giáo phong kiến mà phải chia ly. Tố Tâm ra đời “lập tức gây xôn xao, sôi nổi dư luận một thời”. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết có số lần tái bản kỷ lục lên tới hàng mấy chục lần, đưa tên tuổi Song An – Hoàng Ngọc Phách vào hàng các nhà văn nổi bật lúc bấy giờ.

“Trong cái rừng văn chương tương đối rậm rạp có trăm ngàn bông hoa đua nở, sản xuất ra các nhà văn viết đủ các loại truyện… Song An Hoàng Ngọc Phách chính là một thứ văn gia, tiểu thuyết “của một cuốn sách” trong văn học sử nước ta” – (Vũ Bằng)

“Em bao giờ cũng là gái duy nhất, đã đem lòng yêu anh thì bao giờ em cũng yêu anh, em đã yêu anh thì không thể yêu ai được nữa. Từ khi em bắt lòng em không được tưởng đến cuộc trăm năm với anh, em vẫn yêu anh mà đinh ninh giữ lấy một mối tình vô vọng cho suốt cả đời…”

Sống Mòn

Sống Mòn

Nam Cao bắt đầu viết từ năm 1936. Ngoài truyện, ông còn làm thơ, soạn kịch. Nhưng từ năm 1941, với truyện ngắn “Chí Phèo”, ông mới thể hiện rõ tài năng độc đáo và xác lập một vị trí nổi bật trên văn đàn.

Sống mòn hoàn thành vào năm 1944, xuất bản ban đầu với tên gọi “Chết mòn” năm 1956. Trong tác phẩm, Nam Cao đã miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Họ là những người có ý thức rất cao về nhân phẩm và danh dự, có khát vọng – hoài bão văn chương lớn lao nhưng lại bị gánh nặng cơm áo gạo tiền bóp nghẹt sự sống.

Cuốn tiểu thuyết chất chứa những suy nghĩ, trăn trở, ưu tư của Nam Cao về cách sống, về lối viết và nhiệm vụ của những người cầm bút. Không có những xung đột gay gắt, mâu thuẫn cao trào, chỉ đơn giản là những giằng xé đấu tranh nội tâm của mỗi phận người. Chỉ với giọng văn điềm đạm, cốt truyện đơn giản, thế nhưng, Sống mòn đã hội tụ đầy đủ tất cả sự điêu luyện, tinh tế của một ngòi bút truyện ngắn bậc thầy.

Tuổi Thơ Dữ Dội

Tuổi Thơ Dữ Dội

Tuổi thơ dữ dội – cuốn truyện xoay quanh cuộc sống chiến đấu và hy sinh của những thiếu niên 13, 14 tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân. Những Lượm, Mừng, Quỳnh sơn ca, Hòa đen, Bồng da rắn, Vịnh sưa, Tư dát… mỗi người một hoàn cảnh song đều chung quyết tâm, nhiệt huyết và lòng yêu nước, đã tham gia chiến đấu hết mình và hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.

Đúng như tên truyện, độc giả sẽ bắt gặp ở đó những chi tiết thực sự dữ dội về cuộc đời thiếu niên bất hạnh, về cuộc chiến tranh chống giặc tàn khốc nhưng ẩn sâu bên trong ta vẫn thấy những tâm hồn trong sáng và vô tư, thấy sự can trường, dũng cảm phi thường của nhân vật. Tất cả những ai đã từng đọc tác phẩm này hầu như đều không ngăn được xúc động và những giọt nước mắt cảm thương, cảm phục. Đây thực sự là một tác phẩm quý trong kho tàng văn học Việt Nam. Một câu chuyện khơi dậy trong mỗi người tình yêu đất nước và niềm trân trọng ký ức tuổi thơ…

Mùa Lá Rụng Trong Vườn

Mùa Lá Rụng Trong Vườn

Truyện phản ánh một góc của xã hội Việt Nam sau chiến tranh, một xã hội kiệt quệ về kinh tế, đời sống tinh thần bị thắt ngặt bởi những cơ chế và định kiến lỗi thời. Những biến cố trải dài theo dòng kể của truyện vừa phơi bày thực trạng ấy, vừa bao hàm trong nó sự cố gắng quẫy đạp của từng cá thể cũng như của toàn xã hội nhằm phá bỏ cái cơ chế lạc hậu ấy.

Những Ngã Tư Và Những Cột Đèn

Những Ngã Tư Và Những Cột Đèn

Mang phong cách trinh thám nhưng lại đậm chất hiện đại trong việc khắc họa tâm lý, cuốn sách kể về một đoạn đời ngắn nhưng rất nhiều bước ngoặt, nhiều cạm bẫy, hiểm nguy, trăn trở, vật vã của Dưỡng – một chàng trai Hà Nội mê trinh thám nhưng do hoàn cảnh xô đẩy đã bị buộc trở thành ngụy binh chỉ ít ngày trước giải phóng.

Cách mạng về, anh chàng hoang mang, sợ bị bắt. Cùng lúc đó, một vài tên gián điệp được Pháp cài lại ở miền Bắc đã khủng bố tinh thần Dưỡng và các bạn, rồi tìm cách thủ tiêu họ để bịt đầu mối về danh sách điệp viên được cài cắm ở miền Bắc trước khi xuống tàu vào Nam…

Tấm Ván Phóng Dao

Tấm Ván Phóng Dao

Tấm Ván Phóng Dao (2006) là câu chuyện kể về một gánh xiếc gia đình, với diễn viên chính là 3 đứa con của ông với trò độc đáo và rợn người là phóng dao.

Đứa con trai lớn trong vai trò người phóng dao, đứa con trai thứ hai là người giữ nhiệm vụ đỡ tấm ván phóng dao, còn cô em gái là người hiền lành, ít nói. Từ nhỏ cô đã đứng trước tấm ván và nhìn thấy những lưỡi dao anh Hai phóng tới nhưng cô không biết sợ là gì, và tuổi thơ, tuổi trẻ của ba anh em họ gắn liền với “tấm ván dùng để phóng lưỡi dao, gồm có ba mảnh ván nhỏ ghép lại, phía sau có hai thanh gỗ chận…”

Thời Xa Vắng

Thời Xa Vắng

Công cuộc đổi mới đất nước vừa được mở ra thì ngay lập tức văn học đã ghi được dấu ấn bất ngờ bằng tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu. Ông viết từ mình, rút ruột mình ra mà kể chuyện mình, chuyện một người nhưng là chuyện của nhiều người, chuyện của một thế hệ, chuyện của một thời. Cái thời đó tác giả gọi là “Thời xa vắng” nhưng thật ra vẫn chưa qua.

Đó là cái thời nhân vật Giang Minh Sài sống không phải là mình, nửa đời trước sống cho cái mình không có, nửa đời sau sống chạy theo cái không phải của mình. Nhân vật văn chương này đã được nhớ tên, được coi như một định ngữ chỉ một kiểu người, một kiểu sống, điều này rất ít có trong văn chương nhiều năm trước đó vốn chỉ có hình tượng nhân vật tập thể mà không thể gọi tên một nhân vật cụ thể nào.

Thời xa vắng đã được đón đọc nồng nhiệt, ai đọc cũng thấy mình trong đó, và được giới phê bình coi là tác phẩm mở đầu cho một xu hướng của văn học đổi mới – xu hướng nhận thức lại thực tại.

Người Không Mang Họ

Người Không Mang Họ

Người không mang họ là một tiểu thuyết của nhà văn Việt Nam Xuân Đức ra đời năm 1983 với nhân vật chính là tướng cướp Trương Sỏi (còn có các tên khác là Hoàng Lạng, Nguyễn Viết Lãm). Khi mới xuất bản lần đầu năm 1983, tiểu thuyết đã gây một cơn sốt với con số xuất bản kỷ lục là 3 vạn bản rồi mười vạn bản. Tiểu thuyết này cũng được chuyển thể thành bộ phim cùng tên do đạo diễn Long Vân chỉ đạo với nam diễn viên Lý Hùng thủ vai tướng cướp Trương Sỏi. Năm 2007, nhà văn Xuân Đức đã được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho tác phẩm này.

Tiểu thuyết Người không mang họ miêu tả cuộc đời của nhân vật chính là một tướng cướp tên gọi Trương Sỏi. Tiêu đề “Người không mang họ” là để chỉ xuất thân phức tạp của nhân vật chính: không rõ thực chất cha mẹ là ai, gốc gác họ hàng phức tạ

Ban đầu, nhân vật chính có tên Hoàng Lạng, lớn lên ở miền quê Vĩnh Linh, Quảng Trị. Lạng lớn lên vào thời điểm bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, trong sự ghẻ lạnh của những người xung quanh do có những câu chuyện khác nhau về xuất thân của Lạng: là con riêng của địa chủ Do không chịu nổi sự ghẻ lạnh, Lạng đã vượt sông Bến Hải vào Nam, sau đó đi lính, rồi lại trốn lính, được gia đình một người bạn cưu mang, đổi tên thành Nguyễn Viết Lãm, rồi sau cùng lại bị cuốn vào cuộc sống mưu sinh phức tạp, trở thành người vô gia cư.

Đất Rừng Phương Nam

Đất Rừng Phương Nam

Câu chuyện mượn hình ảnh một cậu bé bị lưu lạc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ để giới thiệu Đất rừng Phương Nam. Nơi đó, một vùng đất vô cùng giàu có, hào phóng và hùng vĩ với những con người trung hậu, trí dũng, một lòng một dạ theo kháng chiến.

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi như một xã hội của miền sông nước Tây Nam bộ thu nhỏ. Bởi ở nơi đó, người đọc đã tìm thấy hình ảnh người dân của vùng đất phương Nam từ sông Tiền, sông Hậu trải dài đến Kiên Giang – Rạch Giá, rồi xuống tận rừng U Minh, sau đó dừng lại ở Năm Căn Cà Mau. Bối cảnh trong Đất rừng phương Nam là cả một đất trời thiên nhiên ưu đãi, cánh đồng bát ngát mênh mông, sóng nước rì rầm, rừng rậm bạt ngàn trù phú, thú rừng hoang dã muôn loài…

Số Đỏ

Số Đỏ

Bằng ngòi bút trào phúng độc đáo, Số đỏ lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đương thơi đang chạy theo lối sống “văn minh rởm’ hết sức lố lăng đồi bại.

Tác giả đã kích cay độc các phong trào ” Âu hoá”, “thể thao”, ” giải phóng nữ quyền” đang phát triển rầm rộ khi ấy, nhân danh “văn minh”, “tiến bộ”, “cải cách xã hội” mà thực chất chỉ là ăn chơi, làm tiền, chà đạp trắng trợn lên mọi nề nếp đạo đức truyền thống.

Ngôn ngữ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng thấm đẫm cá tính sáng tạo. Một thứ ngôn ngữ vừa gai góc, sắc nhọn, mỉa mai, chát. Cũng là thứ ngôn ngữ hướng đến sự phô bày, lên án, tố cáo những mặt trái của xã hội nhưng dữ dội hơn so với các cây bút hiện thực khác.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button