5 sách hay về con đường tơ lụa cổ đại trải dài từ văn hóa đến lịch sử

5 cuốn sách hay về con đường tơ lụa giúp bạn đọc hiểu được lịch sử, văn hóa, kinh tế, thương mại và cuộc sống hàng ngày của các quốc gia cổ xưa trên con đường tơ lụa.

Những Con Đường Tơ Lụa

Những Con Đường Tơ Lụa

‘Những Con đường Tơ lụa này đóng vai trò là hệ thống thần kinh chính của hành tinh, liên kết các dân tộc và các địa điểm với nhau, nhưng nằm dưới lớp da, không thể nhìn thấy bằng mắt thường của con người. Hiểu được những mối liên kết này, giống như giải phẫu học mô tả cách thức hoạt động của cơ thể, giúp chúng ta hiểu được thế giới vận hành như thế nào. Mặc dù có ý nghĩa toàn cầu, lĩnh vực này hầu như đã bị lãng quên trong lịch sử thông thường. Một phần lý do cho điều này là cái vẫn được gọi là ‘Chủ nghĩa phương Đông’, là một quan điểm trịch thượng và rất bất lợi về phương Đông đối với nó là một khu vực kém phát triển và kém hơn so với phương Tây, và không đáng để nghiên cứu nghiêm túc.

Nhưng cũng chính vì câu chuyện về quá khứ đã quá thống trị và cố hữu nên có rất ít chỗ đứng cho một khu vực từ lâu đã được coi là một câu chuyện ngoại vi về sự xuất hiện của xã hội phương Tây và châu Âu.’ — Từ Peter Frankopan.

VỀ TÁC GIẢ

Peter Frankopan

Sinh năm 1971; là Giáo sư Lịch sử Toàn cầu ở Đại học Oxford; Nghiên cứu viên cấp cao tại Đại học Worcester, Oxford.

Cuốn Những con đường tơ lụa – Một lịch sử mới về thế giới (Tựa gốc: The Silk Roads: A New History of The World) ngay từ lúc mới xuất bản đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng phát hành.

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu mới mẻ, cởi mở cùng lối thể hiện lịch sử văn minh như một chuyến du hành đầy hấp dẫn, chuyên chở một hàm lượng tri thức khổng lồ, đầy uyên bác của Peter Frankopan đã nhận được nhiều lời khen tặng, đánh giá cao từ giới phê bình.

Tác phẩm này đưa Peter Frankopan trở thành một tên tuổi mới và sáng giá trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử toàn cầu.

Con Đường Tơ Lụa Mới – Hiện Tại Và Tương lai Của Thế Giới Mới

Con Đường Tơ Lụa Mới – Hiện Tại Và Tương lai Của Thế Giới Mới

Con đường Tơ lụa mới: Hiện tại và Tương lai của thế giới, tên tiếng Anh là The New Silk Roads: The Present and Future of the World của tác giả bán chạy theo danh sách của Sunday Times – Peter Frankopan – là phần hiện tại và tương lai của thế giới, nối tiếp sau phần về lịch sử thế giới được trình bày trong tác phẩm trước đó của ông có tên The Silk Roads: A New History of the World (Những con đường tơ lụa: Lịch sử mới về thế giới)).

Frankopan chia nội dung sách thành 5 phần, gồm:

  • Những con đường dẫn tới phương Đông
  • Những con đường dẫn tới trung tâm thế giới
  • Những con đường dẫn tới Bắc Kinh
  • Những con đường dẫn tới đối đầu
  • Những con đường dẫn tới tương lai

Bố cục sách thể hiện và khẳng định mạnh mẽ cái nhìn của Frankopan đối với xu hướng dịch chuyển quyền lực thế giới và trung tâm thế giới từ Tây sang Đông trong thế kỷ XXI. Cụ thể hơn, tác giả không ngần ngại chỉ ra cái tên quan trọng nhiều khả năng sẽ chính là trung tâm mới của thế giới: Bắc Kinh.

Điều này lập tức khiến chúng ta liên hệ đến một cụm thuật ngữ đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên báo chí và các phương tiện truyền thông trong nhiều năm trở lại đây. Đó chính là “Sáng kiến Vành đai, Con đường” (BRIC).

Với vai trò một nhà nghiên cứu lịch sử chuyên nghiên cứu về “Con đường Tơ lụa”, vốn là Giáo sư Lịch sử Toàn cầu tại Đại học Oxford, nơi ông vừa là Nghiên cứu viên Cao cấp tại Trường Worcester, vừa đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Quỹ Stavros Niarchos của Trung tâm Nghiên cứu Byzantine (thuộc Oxford); đồng thời, Frankopan còn là Phó Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Con đường Tơ lụa tại King’s College (thuộc Đại học Cambridge), Frankopan đã tổng hòa nhiều bằng chứng lịch sử và địa chính trị để đưa độc giả thời hiện đại chúng ta du hành vào mạng lưới những “con đường” quan trọng (mà theo quan điểm của nhiều sử gia hiện đại, như Peter Frankopan) đã và đang góp phần không nhỏ tạo nên bộ khung kinh tế và địa chính trị của thế giới ngày nay.

Chính vì lẽ này, Con đường Tơ lụa mới được Omega Plus đưa vào tủ sách Nhận diện Trung Quốc. Trong tình hình địa chính trị hiện nay, thiết nghĩ những dữ liệu và phân tích cặn kẽ về xu thế địa chính trị-kinh tế về “Con đường Tơ lụa” nói chung và BRIC nói riêng Peter Frankopan trình bày trong cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc Việt Nam hình dung được thực tế các xu hướng trên thế giới.

Với riêng Chính phủ Việt Nam và giới nghiên cứu, hiểu về BRIC và xu hướng trỗi dậy dọc theo “Con đường Tơ lụa” lịch sử có thể giúp chúng ta có được những cân nhắc chiến lược và ra quyết sách hợp lý cho viễn cảnh phát triển sắp tới.

Con Đường Tơ Lụa Trên Biển – Cho Thế Kỷ XXI Của Trung Quốc Và Đối Sách Của Việt Nam

Con Đường Tơ Lụa Trên Biển – Cho Thế Kỷ XXI Của Trung Quốc Và Đối Sách Của Việt Nam

Từ năm 2013 đến nay, trong nhiều hội nghị quốc tế, cuộc gặp lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo Trung Quốc luôn nhắc tới sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Trước tình hình như vậy, phản ứng của các nước nằm trên con đường, vành đai này cũng rất khác nhau.

Trung Quốc là cường quốc mới nổi về kinh tế và quân sự ở khu vực và trên thế giới, sáng kiến mang tính chiến lược lớn như “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa và Con đường tơ lạu trên biển thế kỷ XXI” của Trung Quốc có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn khu vực, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam có chung biên giới trên bộ và vùng tiếp giáp biển, hiện đang có một số tranh chấp về chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc, do đó hầu như tất cả phát triển mới trong chính sách đối ngoại, đặc biệt là chính sách phát triển ra biển của Trung Quốc, đều có ảnh hưởng đến Việt Nam.

Tìm Lại Con Đường Tơ Lụa Trên Biển Đông

Tìm Lại Con Đường Tơ Lụa Trên Biển Đông

Tìm lại con đường tơ lụa trên biển Đông là cuốn sách thứ hai của nhà báo Nguyễn Huy Minh. Cuốn sách là tập hợp từ nhiều bài viết trước đây của anh và đề cập đến nhiều vấn đề. Qua cuốn sách này, chúng ta sẽ được thấy một đất nước Việt Nam mang trong mình lịch sử ngàn năm mở đất và mở nước. Mở đất là cương thổ, mở nước là biên đảo và còn có cả những chuyến hải trình vạn dặm của tổ tiên ta mà các bảo vật khai quật được từ những con tàu đắm dưới đáy Biển Đông đã phần nào nhắc lại nghị lực phi thường ấy.

Cuốn sách được tác giả chia thành 3 phần:

  • Phần 1: Khát quát một cách rõ nét chân dung những nhà văn, nghệ sĩ, giáo sư… cùng những lời tự sự, kể chuyện bình dị của những con người giàu lòng nhiệt huyết với quê hương, với nghề nghiệp, với con người Việt Nam. (Tự sự của Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Ba anh em họ Mai và một lối ứng xử quyền lực, Thiếu tướng Phạm Đức Chấn…)
  • Phần 2: Tuyển tập những bài báo, bài viết về văn hóa người Việt trong thời kỳ dựng nước. (Trống đồng Ngọc Lũ, Môn hạ sảnh ấn, Ngọc tỉ truyền quốc triều Nguyễn…)
  • Phần 3: Những bài viết về văn hóa, chính trị, quân sự hiện đại của người Việt với bạn bè quốc tế. (Giấc mơ siêu cường số 1 của Trung Quốc, Biển Đông – tâm điểm của thế giới tương lai, Tìm lại con đường tơ lụa trên Biển Đông…”

Khi đọc tập phóng sự – ký sự “Kimono trong rừng thẳm”, tôi cho rằng cuốn sách này như được viết nên bằng một lối kể chuyện giản dị mà đầy lôi cuốn về những vùng đất mà nhà báo Nguyễn Huy Minh đã đi qua. Cầm trên tay bản thảo cuốn sách mới “Tìm lại con đường tơ lụa trên biển Đông”, tôi có đôi chút băn khoăn. Đây không phải là lối viết phóng sự – ký sự quen thuộc như trong cuốn sách trước đó, mà được chuyển tải bằng các thể loại khó khác của báo chí: phỏng vấn, chân dung, bình luận… Nhưng dù được sử dụng thể loại báo chí nào thì vẫn là một lối kể chuyện giản dị mà đầy lôi cuốn, lấp lánh trong đó niềm kiêu hãnh và tình yêu thương quê hương Việt Nam mình.

Trên Con Đường Tơ Lụa Nam Á

Trên Con Đường Tơ Lụa Nam Á

…Con đường tơ lụa còn được gọi là con đường Đông – Tây với nhiều ý nghĩa sâu xa bởi không chỉ tơ lụa mà trên con đường đó còn hình thành việc giao thương các mặt hàng quý giá lúc bấy giờ, những nền tôn giáo và văn hóa hòa quyện vào nhau. Không chỉ có ý nghĩa về mặt thương mại, con đường tơ lụa còn có ý nghĩa về mặt quân sự khi các hoàng đế La Mã, các vị vua Hồi giáo, triều đại nhà Đường Trung Quốc, đế chế Ba Tư và Ottoman, Thành Cát Tư Hãn, vương triều Mughal đều sử dụng con đường Đông – Tây để cất vó ngựa chinh yên của mình trong việc mở mang bờ cõi.

…………….

Con đường ấy bây giờ có khi cũng đã biến mất, lúc lại bị chia năm xẻ bảy ra nhiều khúc khác nhau bởi các con đường nhựa hiện đại, hoặc có khi chỉ là con đường đất hoang tàn xơ xác… trên nhiều quốc gia khác nhau. Nhưng khi được bước chân đi trên những con đường ấy, lòng tôi luôn rộn ràng như tuổi 13 và cứ mơ màng xa xôi về hình ảnh đoàn thương gia với lạc đà cùng với túi hàng gồ ghề trên lưng băng qua cái nắng, cái gió hay cái lạnh thấu xương của sa mạc hoang vu rộng lớn để đến Istanbul, Rome và Venice. Họ đã cất tiếng ca ú a ú ờ để xua đi nỗi nhớ nhà, quyết tâm đến được những vùng đất mới lạ khi năm tháng dần trôi qua trên những cung đường quanh co có khi chạy cuốn hút vào những dãy núi xa mờ lẫn vào trong chân mây…

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button