29 Trích dẫn sách Suối Nguồn

Loài lợn là biểu tượng của tinh thần bác ái bởi vì cái giống ăn tạp ấy chấp nhận mọi thứ. Thực ra, những kẻ yêu thương tất cả mọi người và luôn cảm thấy chỗ nào cũng là nhà mới chính là kẻ thực sự căm ghét mọi người. Hắn không trông đợi điều gì từ con người, nên không có sự suy đồi nào có thể làm cho hắn giận dữ

Suối Nguồn – Ayn Rand

Ý nghĩa câu nói trên:

Tuyên bố trên là một nghịch lý bởi vì lợn thực sự là động vật rất bẩn. Vì vậy, câu nói này mang ý mỉa mai và bất ngờ. Đây cũng là một cách chơi chữ vì lợn được biết đến với sự tham lam và háu ăn, vì vậy ý ​​kiến ​​cho rằng chúng là biểu tượng của lòng từ thiện là điều đáng ngạc nhiên. Tác giả ngụ ý nói rằng những người cởi mở và chấp nhận mọi người và mọi thứ thực sự rất bất hạnh và không hài lòng với cuộc sống của họ.


1. Anh đứng nhìn bà. Bà biết rằng anh không hề nhìn bà. Không, bà nghĩ, nói thế cũng không đúng. Cậu ta luôn nhìn thẳng vào người đối diện, và đôi mắt chết tiệt của cậu ta không bao giờ bỏ sót một thứ gì; có điều… cậu ta luôn làm cho người đối diện cảm thấy họ không tồn tại.


2. Ông Trưởng khoa cựa mình trên ghế. Roark làm ông cảm thấy không thoải mái. Ánh mắt của Roark nhìn thẳng vào ông một cách lịch sự. Cậu ta nhìn thế chẳng có gì sai – ông Trưởng khoa nghĩ – thực ra còn đúng mực là đằng khác, thậm chí rất đúng mực; chỉ có điều… cứ như thể ta không hề có mặt ở đây vậy.


3. “Nếu thầy muốn vậy. Em muốn trở thành một kiến trúc sư, chứ không phải một nhà khảo cổ học. Em thấy việc thiết kế các biệt thự kiểu Phục hưng là hoàn toàn vô nghĩa. Tại sao phải học thiết kế chúng, khi mà em sẽ chẳng bao giờ xây dựng chúng?”


4. “Các quy tắc ư?” Roark nói. “Quy tắc của em là thế này: những cái có thể làm với chất liệu này thì không được làm với chất liệu khác. Không có hai chất liệu nào giống hệt nhau. Không có hai địa điểm nào trên trái đất này giống hệt nhau. Không có hai tòa nhà nào có cùng mục đích như nhau. Mà mục đích, địa điểm, nguyên liệu lại quyết định hình khối. Một tòa nhà không thể hợp lý hoặc đẹp đẽ trừ khi nó được thiết kế từ một ý tưởng xuyên suốt; và ý tưởng đó sẽ chi phối mọi chi tiết. Một tòa nhà là một thực thể sống, giống như một con người. Đức hạnh của một tòa nhà là phải tuân thủ những nguyên lý của chính nó, tuân thủ triết lý xuyên suốt của nó, và phải phục vụ mục đích của chính nó. Một con người không vay mượn các bộ phận cơ thể anh ta. Một tòa nhà không vay mượn những mảng miếng linh hồn của nó. Người xây ngôi nhà phải cho nó một linh hồn và phải cho làm mọi bức tường, cửa sổ và cầu thang thể hiện được cái linh hồn ấy.”


5. Mọi cấu trúc đều có mục đích riêng của nó. Mỗi con người tự tạo ý nghĩa, phong cách và mục đích cuộc sống của anh ta. Tại sao lại quan trọng hóa những cái mà người khác đã làm? Tại sao một thứ lại trở nên thiêng liêng chỉ bởi vì nó không phải do ta nghĩ ra? Tại sao bất kỳ người nào và tất cả mọi người đều đúng – miễn nó không phải là ý tưởng của bản thân ta? Tại sao số lượng người lại có thể thay thế cho nội dung của chân lý? Tại sao chân lý được xác định chỉ hoàn toàn bằng các phép tính số học – và chỉ bằng cách bổ sung thêm vào nó? Tại sao mọi thứ bị bóp nặn để phù hợp với những thứ khác? Phải có lý do nào đó chứ? Em không biết. Em chưa bao giờ biết. Em muốn hiểu rõ điều này.


6. Em chẳng kế thừa cái gì cả. Em không đứng ở điểm cuối của bất cứ truyền thống nào. Em có thể đứng ở điểm khởi đầu của một truyền thống.


7. Quyền đầu tiên của con người trên trái đất này là quyền có cái tôi. Bổn phận đầu tiên của một con người là bổn phận với chính mình.


8. Tôi chỉ là tác nhân bên ngoài. Nguyên nhân là ở bên trong anh ta. Nếu sét đánh vào một cái cây mục nát và nó ngã gục thì đó không phải lỗi của sét.


9. Có quá nhiều người ngốc nghếch và không nhận ra thế nào là tốt nhất – chuyện đó chẳng sao. Như thế chẳng đáng tức giận. Nhưng anh có hiểu được chuyện có những người nhận ra thế nào là tốt nhất nhưng lại không muốn đạt được điều đó?


10. Anh có thể lý luận tốt hơn tôi về chuyện vì sao họ nên thuê anh. Nhưng họ sẽ không nghe anh và họ sẽ nghe tôi. Bởi vì tôi là người môi giới. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm không phải là một đường thẳng mà là một người môi giới. Và càng nhiều môi giới thì càng ngắn. Đấy chính là tâm lý học pretzel.


11. Điều đức hạnh duy nhất mà con người có thể làm cho nhau và cái thỏa thuận duy nhất cho mối quan hệ hợp lí giữa người với người là – Buông nhau ra!


12. Nếu muốn nói câu ‘Tôi yêu em’ thì phải nói từ ‘Tôi’ trước đã…


13. “_Tại sao lúc nào cậu cũng cần phải có mục đích thế? Tại sao lúc nào cậu cũng cứ phải nghiêm túc quá thể như thế? Cậu không thể làm việc mà không cần lý do như mọi người khác được à? Cậu quá nghiêm túc quá già nua. Cái gì với cậu cũng nghiêm trọng cũng vĩ đại cũng ý nghĩa mọi giây mọi phút ngay cả khi cậu ngồi yên. Chả nhẽ cậu không thể thoải mái ra một chút à? Không thể vớ vẩn đi một chút được à?
_ Không
_ Cậu không mệt mỏi vì phải làm người hùng à?
_ Tôi có gì là người hùng?
_ Chẳng gì cả. Tất cả. Tôi không biết. Nó không phải là việc cậu làm. Nó là cái mà cậu làm cho mọi người xung quanh cậu cảm thấy.
_ Cái gì?
_ Cái không bình thường. Sự căng thẳng. Khi tôi ở cạnh cậu- nó luôn luôn giống như một sự lựa chọn. Hoặc cậu- hoặc phần còn lại của thế giới. Tôi không muốn kiểu lựa chọn đấy. Tôi không muốn là người ngoài cuộc. Tôi muốn là người trong cuộc. Thế giới có rất nhiều điều đơn giản và dễ chịu. Không phải lúc nào cũng đấu tranh và từ bỏ
….”


14. “Tôi chọn một ham muốn duy nhất mà một người có thể thực sự cho phép chính bản thân mình. Sự tự do, Alvah ạ, tự do.”

“Em gọi đó là tự do?”

“Không đòi hỏi gì. Không mong chờ gì. Không phụ thuộc vào cái gì.”

“Thế nếu em tìm thấy cái mà em muốn thì sao?”

“Tôi sẽ không tìm kiếm nó. Tôi sẽ không chọn việc nhìn thấy nó. Nó sẽ là một phần thế giới đáng yêu của các anh. Tôi sẽ phải chia sẻ nó với tất cả các anh – và tôi sẽ không làm như thế. Anh biết không, tôi không bao giờ mở lại bất kỳ một quyển sách tuyệt hay nào mà tôi đã từng đọc và say mê. Đọc lại những cuốn sách này làm cho tôi đau khổ khi phải nghĩ đến những cặp mắt khác cũng đã đọc nó và rồi phải nghĩ những cặp mắt đó thuộc về ai. Những điều như vậy không thể bị chia sẻ. Không phải với những người như thế.”


15. Những gì quý giá và thiêng liêng chính là những thứ mà chúng ta không muốn chung chạ với ai. Nhưng bây giờ chúng ta được dạy phải ném tất cả những gì chúng ta có ra chỗ công khai cho mọi người cùng mổ xẻ. Chúng ta được dạy phải tìm niềm vui ở những tiền sảnh đông người. Ý tôi là chúng ta không có thậm chí 1 từ để đặt cho trạng thái tự-thấy-tràn-đầy, tự-thoả-mãn trong đời sống tinh thần của con người. Khó có thể gọi nó là ích kỷ hay vị kỷ. 


16. Hàng ngàn năm trước đây, có một người lần đầu tiên tìm được cách tạo ra lửa. Người đó có lẽ đã bị thiêu sống bằng chính ngọn lửa mà anh ta dạy những người anh em của mình cách thắp lên. Anh ta bị coi là một kẻ xấu vì đã có quan hệ với ma quỷ, thứ mà loài người luôn khiếp sợ. Nhưng từ đó trở đi, loài người có lửa để giữ ấm, để nấu nướng, để thắp sáng trong hang động. Anh ta đã để lại cho họ một món quà mà họ từng không hiểu và anh ta đã xua bóng tối ra khỏi trái đất này. Nhiều thế kỷ sau, có một người lần đầu tiên tạo ra cái bánh xe. Người đó có lẽ đã tan xác dưới những bánh xe mà anh ta dạy những người anh em của mình cách làm. Anh ta bị coi là một kẻ phạm tội vì đã mạo hiểm vào vùng đất cấm. Nhưng từ đó trở đi, loài người có thể đi tới mọi chân trời. Anh ta đã để lại cho họ một món quà mà họ đã không hiểu được và anh ta đã mở những con đường trên mặt đất


17. Trong những thế kỷ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn của riêng họ. Họ có mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề do vay mượn, và phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét. Những nhà phát minh vĩ đại – những nhà tư tưởng, những nghệ sĩ, những nhà khoa học, những nhà sáng chế – đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ. Tất cả những ý tưởng mới và vĩ đại đều bị chống đối kịch liệt. Tất cả những phát minh mới và vĩ đại đều bị lên án. Động cơ máy đầu tiên bị coi là ngu xuẩn. Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng. Chiếc máy dệt đầu tiên đã bị coi là ác quỷ. Việc gây mê bị coi là tội lỗi. Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ đã phải trả giá. Nhưng họ đã chiến thắng.


18. Loài người đã được dạy dỗ rằng đức tính tốt đẹp nhất không phải là đạt được một cái gì đó mà là cho đi một cái gì đó. Nhưng một người không thể cho đi những gì mà anh ta không tạo ra. Đầu tiên phải có sáng tạo, sau đó mới là phân phối, nếu không thì chẳng có gì để phân phối cả. Phải có người sáng tạo trước khi có những người hưởng lợi từ sự sáng tạo. Thế mà chúng ta lại được dạy dỗ để ngưỡng mộ những kẻ sống thứ sinh – những kẻ phân phát những món quà mà họ không tạo ra; chúng ta được dạy để xếp họ lên trên những người đã sản sinh ra những món quà đó. Chúng ta ca ngợi công việc từ thiện. Nhưng chúng ta lại nhún vai coi khinh những nỗ lực để thành công


19. Tôi nghĩ rằng điều xấu xa lớn nhất trên trái đất này chính là việc đặt mối quan tâm cơ bản của mình vào người khác. Tôi đã luôn đòi hỏi những người tôi thích phải có 1 phầm chất nhất định. Tôi đã luôn nhận ra nó ngay lập tức – và đó là phẩm chất duy nhất tôi trân trọng ở con người. Tôi chọn bạn bè theo cách đó. và bây giờ tôi đã biết đó là cái gì. Một cái tôi tự thoả mãn. tất cả những thứ khác đều không quan trọng.


20.  …mọi người đều mong được bất tử. Nhưng họ chết đi cùng với mỗi ngày qua. Khi em gặp họ, họ không còn giống như lần em gặp trước đó. Với mỗi giờ trôi qua, họ lại giết đi một phần trong chính mình. Họ thay đổi, họ bác bỏ, họ mẫu thuẫn – và họ gọi đó là trưởng thành. Và cuối cùng sẽ chẳng còn lại gì cả, chẳng còn gì chưa từng bị đảo ngược hay chưa bị phản bội, như thể chưa từng tồn tại một thực thể mà chỉ là một dãy các tính từ nối tiếp nhau hiện lên rồi mờ đi trên một mớ vật chất hỗn độn. Làm sao họ có thể mong đợi một sự vĩnh cửu khi họ chưa bao giờ giữ nguyên một cái gì dù chỉ trong một khoảng khắc?…


21. Loài lợn là biểu tượng của tinh thần bác ái bởi vì cái giống ăn tạp ấy chấp nhận mọi thứ. Thực ra, những kẻ yêu thương tất cả mọi người và luôn cảm thấy chỗ nào cũng là nhà mới chính là kẻ thực sự căm ghét mọi người. Hắn không trông đợi điều gì từ con người, nên không có sự suy đồi nào có thể làm cho hắn giận dữ


22. Người ta đã nói quá nhiều điều vớ vẩn về tính thay đổi của con người và về sự thất thường của tình cảm… Tôi luôn luôn nghĩ rằng những tình cảm có thể thay đổi được thì thực ra là những thứ không tồn tại ngay từ đầu. Có những cuốn sách tôi thích khi tôi 16 tuổi. Giờ tôi vẫn thích chúng.


23. Tôi muốn nói rằng, cái làm cho con người ta không hạnh phúc không phải là quá ít mà là quá nhiều lựa chọn


24. Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.


25. Anh ta có lắng nghe nếu người khác thảo luận bất kỳ một… ý kiến nào với anh ta không?”“Cậu ấy lắng nghe. Nhưng nếu cậu ta không lắng nghe thì sẽ tốt hơn.”

“Tại sao?”

“Như thế sẽ đỡ xúc phạm người ta hơn – nếu chú biết ý cháu muốn nói gì, khi một người lắng nghe kiểu thế và ta biết rằng nó chẳng có một tý tác động nào hết đối với anh ta.


26. Mọi sự cô đơn đều là một đỉnh cao.


27. “Thứ tồi tệ nhất về những kẻ không trung thực là quan niệm của họ về sự trung thực.” ông nói. “Tôi biết một người phụ nữ chưa bao giờ tin được điều gì lâu quá ba ngày, nhưng khi tôi nói với bà ta rằng bà ta chẳng hề có sự chính trực, bà ta mím chặt môi và nói rằng quan niệm về sự chính trực của bà ta khác với của tôi; có vẻ như bà ta chưa bao giờ lấy trộm tiền. Chà, người như bà ta không bao giờ gặp nguy hiểm với tôi. Tôi không căm ghét bà ta. Tôi căm ghét cái khái niệm không hề tồn tại mà bà ta say mê một cách cuồng nhiệt, Dominique ạ.”


28. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách – bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.


29. Một lần, bà nói với cậu “Mày là đồ sâu bọ, Elsie. Mày sống bằng sự đau khổ của người khác.” Cậu trả lời “Thế thì cháu sẽ không bao giờ chết đói.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button