9 sách hay về thời Pháp thuộc, thời kỳ biến động của lịch sử Việt Nam

9 cuốn sách hay về thời Pháp thuộc cung cấp cho bạn đọc những thông tin lịch sử và tác động của hệ thống thuộc địa này đối với Việt Nam.

Xã Hội Việt Nam Thời Pháp Thuộc

Xã Hội Việt Nam Thời Pháp Thuộc

Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc của tác giả Lê Nguyễn là cuốn sách thứ 3 thuộc Tủ sách Biên khảo – Sử liệu, sách gồm 44 bài viết hấp dẫn và sâu sắc, trải dài trong khoảng thời gian 64 năm, từ ngày ký hòa ước Nhâm Tuất 1862 biến ba tỉnh miền Đông Nam kỳ thành thuộc địa của Pháp, đến năm 1926, sau khi vua Khải Định thăng hà, hoàng thái tử Vĩnh Thụy lên ngôi với niên hiệu Bảo Đại và tiếp tục sang Pháp học.

Trong khoảng thời gian từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX đó, tác giả đã chọn lọc:

  • Sự kiện (Hòa ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, vụ mưu sát Hoàng Hoa Thám, chuyến Bắc hành của Trương Vĩnh Ký…),
  • Nhân vật lịch sử (từ các vua triều Nguyễn: Tự Đức, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân… đến Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Thiên Hộ Dương, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp…)
  • Hiện tượng lịch sử nổi bật.

Nguồn tư liệu ngoài chính sử, còn được phong phú hóa bởi tác phẩm của các cây bút nghiên cứu Pháp đương thời.

Địa Chí Hành Chính Các Tỉnh Nam Kỳ Thời Pháp Thuộc (1859 – 1954)

Địa Chí Hành Chính Các Tỉnh Nam Kỳ Thời Pháp Thuộc (1859 – 1954)

Đây là những tài liệu ghi lại quá trình tổ chức lại và đổi tên các đơn vị hành chính từ cấp làng đến cấp huyện và cấp tỉnh bắt đầu từ thời Pháp thuộc để đạt được một cơ cấu mà đại đa số người dân vẫn sử dụng cho đến ngày nay. Đây là những giấy tờ thuộc loại quý hiếm sẽ hỗ trợ đáng kể cho các chính quyền trong việc thu thập quá trình hình thành và các đơn vị hành chính trong suốt quá trình tồn tại liên tục của tỉnh.

Những văn kiện cho chúng ta biết được tiến trình phát triển dân số ở mỗi tỉnh ở Nam kỳ thời Pháp thuộc, qua từng năm hay từng giai đoạn…Những văn kiện bổ dụng các chức vụ đứng đầu mỗi tỉnh suốt thời gian người pháp cai trị đất Nam kỳ…Những văn kiện liên quan đến việc quy hoạch đường sá đi khắp các vùng nông thôn..

Tìm Hiểu Giai Cấp Tư Sản Việt Nam Thời Pháp Thuộc

Tìm Hiểu Giai Cấp Tư Sản Việt Nam Thời Pháp Thuộc

Nghiên cứu lịch sử nước ta trong giai đoạn cận dại, một trong những vấn đề quan trọng cần giải quyết là vấn đề giai cấp tư sản Việt Nam: quá trình phát sinh và phát triển của nó, vai trò của nó trong cuộc đấu tranh các mạng giải phóng dân tộc.

Trên miền Bắc nước ta, cuộc cách mạng phản đế phản phong do giai cấp công nhân lãnh đạo đã hoàn thành, chúng ta đã tiến lên một giai đoạn cách mạng mới sâu sắc nhất, triệt để nhất, vĩ đại nhất – cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Hiện nay về kinh tế, chúng ta đang ra sức xây dựng và phát triển thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời cải tạo các thành phần kinh tế khác theo chủ nghĩa xã hội, trong đó việc cải tạo thành phần kinh tế công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư doanh chiếm một vị trí rất quan trọng.

Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ

Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ

Việt Nam thời Pháp đô hộ phác họa một bức tranh tổng thể về hình ảnh nước Việt Nam kể từ khi bị người Pháp chiếm cứ bằng quân sự với phát súng nổ đầu tiên ở Đà Nẵng năm 1858. Cuốn sách khai thác các nguồn sử liệu gốc phong phú của chính quyền thực dân Pháp, được tác giả chắt lọc, phân tích, lý giải một cách khoa học giúp người đọc dõi theo bước chân xâm lược của thực dân Pháp khi lần lượt bằng quân sự chiếm cứ Nam kỳ, gây áp lực và vô hiệu hóa quyền lực của triều đình Huế, xâm nhập Bắc kỳ cho đến khi thiết lập nền hành chính đô hộ.

Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Thế Anh còn cung cấp cho người đọc một lát cắt đối nghịch với chủ trương thực dân của chính quyền đô hộ Pháp, đó là phản ứng của nhân dân Việt Nam bằng các phong trào phản kháng, đáp trả với những xu hướng khác nhau nhằm chấm dứt chế độ thuộc địa trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Hà Nội Lầm Than

Hà Nội Lầm Than

“Hà Nội lầm than”, một đỉnh cao văn phóng sự của văn học Việt Nam, làm nên tên tuổi của Trọng Lang, đặc tả về những cảnh đời kiếm sống lầm than, tủi nhục của những người buôn hương bán phấn, dân giang hồ, gái làng chơi, cô đầu… và các loại tệ nạn khác, dưới thời Pháp thuộc.

Dấu Xưa – Tản Mạn Lịch Sử Nhà Nguyễn

Dấu Xưa – Tản Mạn Lịch Sử Nhà Nguyễn

Dấu Xưa – Tản Mạn Lịch Sử Nhà Nguyễn của nhà du khảo lịch sử Mathilde Tuyết Trần là một cuộc hành trình nho nhỏ chất chứa tình cảm về đất và người, đưa bạn đọc trở về một đoạn trong quá khứ lịch sử Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc.

Sách gồm 5 chương đề cập đến một số khía cạnh có ý nghĩa nhất định, từ trách nhiệm để mất chủ quyền quốc gia dưới thời vua Tự Đức (chương I) đến cuộc khởi nghĩa vũ trang có sức chiến đấu bền bỉ nhất vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX (chương IV), rồi chuyện hai nhà vua yêu nước Hàm Nghi và Duy Tân bị lưu đày xa Tổ quốc (chương II và chưong III).

Xứ Đông Dương

Xứ Đông Dương

Xứ Đông Dương là những hồi ức sống động của một người từng cai quản cả Đông Dương. Ông từng giữ những chức vụ quan trọng như: Bộ Trưởng Tài chính, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện rồi làm Tổng thống Pháp, nên bạn đọc hoàn toàn có cơ sở để tin rằng những suy nghĩ và đánh giá của ông là sâu sắc và rất khác với nhiều tác giả thuộc địa khác.

Đây là một trong những cuốn sách đẹp nhất, giá trị nhất về xứ Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đặc biệt những minh họa rất đẹp trong sách cho thấy hình ảnh của nhiều địa điểm lịch sử trên khắp đất nước Việt Nam và bán đảo Đông Dương vào thời điểm đó. Khi nhìn những hình ảnh này, khi đọc những dòng chữ này, chúng ta sẽ hình dung được chúng ta đã đổi thay thế nào, thậm chí đã mất mát đầy đau đớn ra sao.

Đề Thám (1846-1913) – Một Nghĩa Sĩ Việt Nam Chống Lại Chế Độ Thuộc Địa Pháp

Đề Thám (1846-1913) – Một Nghĩa Sĩ Việt Nam Chống Lại Chế Độ Thuộc Địa Pháp

Đương thời, vẫn còn nhiều người sống sót từ cuộc chiến mà người Pháp gọi là “Chiến tranh Đông Dương”, diễn ra từ năm 1945 đến năm 1953, đặc biệt là những quân nhân đã “đi Đông Dương” và đã giữ lại trong mình ký ức của những trận đánh trên đường số 4 hay ở Điện Biên Phủ. Tất cả, quân nhân hay dân sự, chắc chắn đều nghe nói đến Hồ Chí Minh, lúc đó cũng như mãi mãi, như một hình tượng ái quốc của dân tộc Việt Nam. Nhưng thời kỳ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX dường như đã tan vào màn đêm của thời gian và cũng chẳng còn những chứng nhân sống sót, trong khi đó chính là thời kỳ quyết định đến thái độ quan hệ với nhau sau này giữa kẻ chiếm hữu thuộc địa và người dân thuộc địa. Và cũng có “hình tượng” của mình, một anh hùng dân tộc người An Nam, đầu lĩnh giặc cỏ đối với chính quyền Pháp: Hoàng Hoa Thám, được gọi là Đề Thám.

Từ căn cứ bất khả xâm phạm của mình ở vùng thượng Yên Thế, vùng đất cỏ cây dày đặc và địa hình lượn sóng cách Hà Nội khoảng năm mươi cây số về phía bắc, trong một phần tư thế kỷ ông đương đầu với những đội quân Pháp đông hơn quân của ông gấp hai mươi lần. Chưa bại trận trên chiến trường, cái chết của ông vào năm 1913 là kết quả của hoạt động mật thám, thành công nhờ vào những kẻ phản bội.

Chỉ là một chú bé chăn trâu thời thơ ấu, trong chiến đấu ông chứng tỏ mình là một chiến lược gia đáng sợ và là một chiến thuật gia không kém phần giỏi giang, đến mức nửa thế kỷ sau đội quân Việt Minh đã học tập cách chiến đấu của ông..

Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858 – 1897)

Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858 – 1897)

“Bằng cách đưa vào quyển sách này những văn kiện ngoại giao, mà phần lớn chưa được tiết lộ, tác giả cố gắng góp phần vào sự xác định một số giai đoạn lịch sử những buổi đầu trong sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam. Tác phẩm này sẽ không chú trọng nhiều về phương pháp tổ chức hành chánh địa phương, do tay người Pháp, tại Việt Nam, mà chỉ nhấn mạnh về bình diện chánh trị, ngoại giao và quốc tế của công cuộc thâm nhập này”.(Hoàng Xuân Hãn)

Cuốn sách này được phát triển trên công trình Luận văn tiến sĩ của Nguyễn Xuân Thọ, bảo vệ tại Pháp, xếp hạng Tối ưu. Tác giả khai thác các kho tư liệu của Bộ Ngoại giao Pháp, Ngoại giao Tây Ban Nha, Bộ Hải quân, Bộ Thuộc địa Pháp cũng như những tài liệu rất hiếm hoi của Việt Nam (rất nhiều tài liệu chưa từng chính thức công bố) để đưa ra một công trình nghiên cứu thực sự vô tư, hiệu chính về một vài giai đoạn trong quan hệ Pháp và Việt Nam, mà cho đến nay, dường như chưa được hiểu một cách đúng đắn.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button