4 sách ảnh Hà Nội, thủ đô Việt Nam, đầy lịch sử và văn hóa

4 cuốn sách ảnh Hà Nội sẽ mang đến cho bạn nhiều điều bất ngờ, tinh tế và thú vị về Hà Nội.

Hà Nội 1967 – 1975 (Camera Work)

Hà Nội 1967 – 1975 (Camera Work)

Thomas Billhardt là một nhiếp ảnh gia tài năng ở Cộng hòa Dân chủ Đức. Vào cuối những năm 1960, những bức ảnh về Chiến tranh Việt Nam đã khiến ông nổi tiếng khắp thế giới. Ông ấy là một trong những người đầu tiên chụp ảnh những thảm kịch chiến tranh, đặc biệt là trên khuôn mặt của những đứa trẻ.

Công việc nhiếp ảnh của ông ấy đã phát triển và lan rộng trước khi kỹ thuật số ra đời. Đó là những hình ảnh mà mỗi người không thể nào quên, luôn hiện lên trong tâm trí mỗi người. Hình ảnh của anh ấy thách thức thế giới đánh giá bản thân đồng thời chứng minh rằng sự lạc quan vẫn tồn tại. Họ dạy chúng ta về bất công xã hội toàn cầu, nghèo đói, đau đớn và xung đột, cũng như về cuộc sống và nụ cười của con người.

“Tôi trải nghiệm niềm vui và nỗi khổ của con người, dù ở các công trường khai thác khí đốt ở Liên Xô cũ hay tại mặt trận ở Việt Nam.” – Thomas Billhardt

Hà Nội Tư Liệu Ảnh

Hà Nội Tư Liệu Ảnh

Qua cuốn sách này bạn sẽ gặp một Hà Nội ngay từ thuở đầu đô thị hóa hồi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Ngoài ba chục tấm ảnh nêu một số nét chính về Hà Nội hiện đại thời đổi mới là 176 tấm ảnh ghi lại những nét tiêu biểu trong đời sống văn hóa và kinh tế của Hà Nội cận đại với những hội hè rước sách, hoạt động sản xuất và buôn bán ở những dẫy phố, cổng phường, những ngôi nhà cổ. Hà Nội 36 phố phường với đầy đủ những nét độc đáo của nền văn hóa truyền thống.

Những tấm ảnh trong Hà Nội tư liệu ảnh còn là những tư liệu quý ghi nhận lịch sử một thời của Hà Nội, chân thực hơn mọi sự mô tả của bút mực. Hà Nội tư liệu ảnh xứng đáng có mặt ở những nơi trang trọng nhất trong tủ sách gia đình bạn.

Hà Nội Một Thời Chiến Tranh (Sách Ảnh)

Hà Nội Một Thời Chiến Tranh (Sách Ảnh)

Trần Đình Nhung sinh năm Ất Tị (1905), cả cuộc đời say mê và gắn bó với nghệ thuật nhiếp ảnh, đã đi và ghi lại rất nhiều, dưới nhiều góc cạnh, hình ảnh Hà Nội lúc bấy giờ. Tiếc thay, ông đã qua đời năm Nhâm Thìn (1952) tại Hà Nội vì cơn bạo bệnh. Song, tất cả những gì ông Nhung thực hiện đã được người em và cũng là đồng tác giả là Trần Văn Vẽ (sinh năm 1930, Hà Nội, mất năm 1988 tại Sài Gòn) ra công cất giữ cẩn thận rồi giao lại cho người cháu nội là Trần Kim Bảng tiếp tục giữ gìn.

Trước mắt chúng ta hôm nay là những hình ảnh chọn lọc từ trên 150 tấm hình tái hiện tất cả Hà Nội chinh chiến một thời. Những người con, những người yêu quý Hà Nội – thủ đô dẫu còn ở Hà Nội hay đã đi lưu lạc nơi đâu gần xa, đó vẫn mãi là những hình ảnh ghi sâu trong ký ức, đau đáu, không thể nào quên.

Xem, để có dịp sống và nhớ lại, đã có một thời không xa, Hà Nội là thế đó!

Nét xưa Hà Nội (Sách ảnh)

Nét xưa Hà Nội (Sách ảnh)

Quá khứ hào hùng của Hà Nội đã để lại trên mảng đất này biết bao công trình văn hóa và di tích lịch sử, cùng với nếp sống nhân hòa, thanh lịch. Nhưng cũng chính thời gian và sự vô thức, hay cố tình của một số người đã làm mất đi hoặc làm biến dạng biết bao phố phường, di tích, thắng cảnh của Hà thành, nay chỉ còn là hình ảnh được các nhà nhiếp ảnh xưa ghi lại.

Nhà xuất bản Thông Tấn cho biên soạn và ấn hành cuốn Nét Xưa Hà Nội với những tấm ảnh và tư liệu quý giá về Hà Nội từ những năm cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button