5 sách hay về Bhutan, vương quốc bí ẩn trên dãy Himalaya

5 cuốn sách hay về Bhutan, truyền tải trọn vẹn vẻ đẹp, phân tích lịch sử, văn hóa và lối sống của đất nước này.

Trường Xanh – Thakur S Powdyel

Trường Xanh – Thakur S Powdyel

“Một ngôi trường xanh sẽ phát huy hùng lực cho các phẩm chất của người học để tạo nên một học sinh Tốt nghiệp Toàn Hạnh, một sinh viên ra trường Toàn Phúc, gọi đúng tên là học sinh Tổng Hạnh phúc Quốc gia. Ngôi trường xanh ấy sẽ truyền cho người học các phẩm chất thiên nhiên, tri thức, học thuật, xã hội, văn hóa, tinh thần, óc thẩm mỹ, và đạo đức. Như thế người học sẽ phát tiết sự hữu dụng và khai phóng phong độ làm người.”

Về tác giả:

Thakur S Powdyel là một nhà giáo. Ông sinh ra và lớn lên ở Bhutan trước khi qua Ấn Độ và Anh Quốc du học. Ông làm giáo sư trung học rồi đại học trước khi được Chính phủ Hoàng gia Bhutan bổ nhiệm làm Bộ trường Giáo dục từ năm 2008 đến 2013. Powdyel cũng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác như Chủ tịch Ủy ban UNESCO của Bhutan, sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển thuộc Đại học Hoàng gia Bhutan (Royal University of Bhutan), giáo sư biệt thỉnh của Đại học Kyoto, Nhật Bản, Đại học Quản trị Maharishi ở bang Iowa, Hoa Kỳ. Ông đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch trường Đại học Hoàng gia Thimphu (Royal Thimphu College) từ năm 2015 đến nay.

Bhutan – Đường Tới Hạnh Phúc

Bhutan – Đường Tới Hạnh Phúc

Tác giả muốn thảo luận về một cuộc sống tuyệt vời khi nói đến hạnh phúc trong cuốn sách này. Cô ấy nghĩ về hạnh phúc như một trạng thái mà chúng ta ‘không mong muốn gì hơn’. Hạnh phúc gắn liền với sự hào phóng, đồng cảm, có những gì bạn cần và thoải mái với chính mình, nhưng không phải lúc nào cũng thoải mái bên ngoài.

Tóm lại, chúng ta cần kỹ năng để hạnh phúc. Tác giả đã chắt lọc tài năng của mình và khám phá ra điều gì hiệu quả và không hiệu quả đối với mình trong suốt một thập kỷ sống ở cả Bhutan và Hoa Kỳ.

Trong đây là một tập hợp những câu chuyện, góc nhìn nội tâm, những ấn tượng và gợi ý về những điều nổi bật đã dắt tác giả vào con đường đi tìm sự an yên và hài lòng. Hãy coi nó như là một sự quyến rũ, một cú hích, một bước đưa bạn lên đỉnh của những ngọn núi đầy tính ẩn dụ để trầm mình vào bầu không khí hiếm có của thiên đàng – với ánh sáng rạng ngời và quang cảnh đẹp tuyệt trần.

Từ Tuyết Đến Mặt Trời

Từ Tuyết Đến Mặt Trời

…Những câu chuyện trong Từ tuyết đến mặt trời của Nguyễn Phan Quế Mai đã cuốn tôi vào giọng kể rất hấp dẫn của chị và tôi đã được mang đến nhiều miền đất kỳ lạ trên thế giới… Từ Bhutan, Nepal, Bangladesh…đến Úc, Ý, Pháp, Hà Lan, Đức… Mỗi mảnh đất, mỗi địa danh như thế lại hé lộ ra những vẻ đẹp mới, những bí ẩn mới và những câu hỏi đôi lúc làm chúng ta thao thức mãi. Nguyễn Phan Quế Mai bị quyến rũ đến không cưỡng nổi bởi những miền đất đó với thiên nhiên, với các lễ hội, với những vẻ đẹp văn hóa, với ẩm thực, với những con người và với những bí ẩn từ ngàn xưa vẫn đâu đấy ở quanh chúng ta.

Có một điều tôi nhận ra và điều này vô cùng quan trọng đối với Nguyễn Phan Quế Mai. Đó là mỗi chuyến đi của chị đến một vùng đất không phải là cách đi của một khách du lịch và cũng không phải cách đi của một nhà nghiên cứu mà là cách của một người đến đó như để sống cho hết đời mình. Tại sao Phan Quế Mai lại có được điều đó? Chỉ đơn giản là những vùng đất chị đến, những con người chị gặp luôn luôn mở ra những vẻ đẹp bất ngờ và chỉ đơn giản là chị đã quá yêu thế gian này và chị hiểu được đâu là những giá trị đích thực của đời sống. Chị đã kể lại một cách mê đắm những gì chị chứng kiến, mê đắm đến mức có lúc tưởng như tôi cùng chị lạc mất ở những nơi chốn đó, và chẳng hy vọng có ngày tìm được lối về… Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Hạnh Phúc Là Con Đường

Hạnh Phúc Là Con Đường

Câu chuyện về vương quốc hạnh phúc nhất thế giới bắt đầu như cổ tích: “Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc xa xôi bên kia bảy đại dương và bảy ngọn núi, có một hoàng tử trẻ…”. Nhưng đó chẳng phải quốc gia với những kho vàng đầy ắp, mà ngạc nhiên thay, lại là một trong những đất nước nghèo nhất nằm bên dãy Himalaya. Trước khi khiến cả thế giới phải xôn xao chú ý, vương quốc Phật giáo nhỏ bé này đã cương quyết từ chối nỗ lực toàn cầu hóa của phương Tây để suốt ba mươi năm kiên trì theo đuổi một mô hình xã hội chừng như không tưởng lạ kỳ: Tổng Hạnh phúc Quốc gia (GNH).

Ngày nay, Bhutan đã và đang chứng tỏ cho thế giới thấy rằng phát triển không có nghĩa là hy sinh môi trường và hạnh phúc cộng đồng. Là một người góp công sức trong cả một guồng máy nỗ lực hiện thực hóa tầm nhìn ấy ở Bhutan, tiến sĩ Hà Vĩnh Thọ trong cuốn sách của mình không những đem lại cho ta những hiểu biết toàn diện nhất về GNH ở cấp độ vĩ mô mà còn cung cấp những bước tiếp cận thực tế để nuôi dưỡng và duy trì hạnh phúc, bắt đầu từ trong chính nội tâm mỗi cá nhân. Bằng cách tiếp cận gợi mở và gần gũi, cuốn sách vạch ra một lộ trình đầy thực tiễn để tới với hạnh phúc. Nhưng trên hết, cuốn sách mong mỏi mỗi chúng ta đều sẽ nhận ra, rằng hạnh phúc không chỉ là đích đến, hạnh phúc còn ở trên đường đi. Hạnh phúc là con đường.

Chạm Ngõ Thiên Đường

Chạm Ngõ Thiên Đường

Một hành trình đầy màu sắc văn hoá và các cung bậc cảm xúc trải dài từ vùng đất Thái Lan nhộn nhịp, Maldives mộng mơ, Bhutan yên bình đến Nepal khắc nghiệt.

Những nền văn hoá đặc sắc, những món ăn truyền thống thú vị, những tập tục văn hoá lạ kì, cả những dải đất nhận được đặc ân của thiên nhiên đến những nơi bị thiên tai càn quét hiện lên thật sống động không chỉ mang lại cảm giác thú vị mới mẻ của người đã từng đi qua, mà còn là cảm giác thân thuộc, chân thật của người đã từng dừng lại vùng đất đó, và thấu hiểu rằng, đi không phải là khám phá thế giới, mà còn khám phá bản thân.

Và đi, không chỉ là hành trình mà còn là những câu chuyện kể…

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button