7 sách hay về nguồn gốc Phật giáo, tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam

7 cuốn sách hay về nguồn gốc Phật giáo này là những cuốn sách tìm hiểu về nguồn gốc của đạo Phật từ các tài liệu lịch sử, tài liệu cổ, các phát hiện cũng như các nghiên cứu đương thời của các học giả.

Lịch Sử Nhà Phật

Lịch Sử Nhà Phật

Tôn giáo, trong hai từ, gói gọn rất nhiều bí ẩn và sự thật. Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Ấn Độ giáo… Mỗi giáo phái đều cố gắng thấm nhuần khái niệm Thiện và sự giác ngộ trong từng cá nhân. Mọi tôn giáo đều có một khởi đầu và một lịch sử. Tìm hiểu về lịch sử và nguồn gốc đó không chỉ quan trọng để so sánh xem tôn giáo nào cao quý hơn, mà còn giúp mọi người có cái nhìn thực tế về tôn giáo vì nó bắt nguồn từ cuộc sống! Tìm hiểu về lịch sử tôn giáo, đặc biệt là lịch sử Phật giáo như chúng ta đang tìm hiểu về nó trong cuốn sách Lịch Sử Nhà Phật này, cho phép chúng ta nắm bắt rõ ràng cội nguồn của chân lý mà Phật giáo đã cống hiến cho nhân loại. Chức vụ.

CuốnLịch Sử Nhà Phật thuật lại sự ra đời của Đức Phật, các thế hệ truyền bá đạo Phật và các tông phái trong đạo; thêm vào đó là những triết lý về Đạo qua lời Phật dạy khi còn tại thế; sự phát triển của Phật giáo trong quá trình truyền bá từ Ấn Độ sang các nước khác; tầm ảnh hưởng sâu rộng và giá trị to lớn của Phật giáo trong đời sống nhân loại từ khi ra đời cho đến nay.

Lược Sử Phật Giáo

Lược Sử Phật Giáo

Đây là một tác phẩm biên khảo ra đời khá sớm của cố học giả người Đức Edward Conze. Mặc dù vậy, cho đến nay tập sách vẫn giữ được nhiều tính chất đặc biệt mà các tác phẩm ra đời về sau này chưa thể vượt qua được. Một trong các đặc điểm đó chính là tính khái quát và khách quan của người biên soạn.

Mặc dù bản thân là một Phật tử, Conze vẫn luôn giữ được khoảng cách khách quan cần thiết khi trình bày các vấn đề về lịch sử Phật giáo. Hơn thế nữa, ngay khi đề cập đến các bộ phái khác nhau, ông cũng không bao giờ để cho ngòi bút của mình nghiêng về theo những khuynh hướng tư tưởng mà mình đã chọn. Và đây chính là yếu tố đã tạo được sự tin cậy cần thiết cho một tác phẩm có tính cách sử học như thế này.

Conze cũng tạo được cho tập sách của mình một cấu trúc rất chặt chẽ. Mặc dù với những sự kiện khá dày đặc diễn ra trong hơn 2.500 năm mà chỉ với không đầy 150 trang sách (Anh ngữ), ông đã không làm cho người đọc phải choáng ngợp bởi sự dồn dập của chúng. Bằng một sự liên kết khéo léo, ông đã trình bày tất cả theo một cách khái quát nhất mà vẫn bao hàm được những chi tiết cốt lõi cần thiết nhất..

Phật Giáo Có Là Tôn Giáo Không

Phật Giáo Có Là Tôn Giáo Không

Phật Giáo Có Là Tôn Giáo Không? giới thiệu về Phật giáo dễ hiểu nhất bằng tiếng Anh. Tác giả trình bày giáo lý cốt lõi của Phật giáo bằng một hình thức ngắn gọn, súc tích, phong phú với những câu chuyện minh họa và được truyền đạt với tinh thần mà theo đó truyền thống vĩ đại này đã mở ra. Alan W. Watts truy nguyên nguồn gốc, những thuật ngữ căn bản và những điểm cốt yếu trong giáo lý và xem xét tường tận những điều căn bản của Phật giáo Đại thừa bao gồm Thiền và truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

Những bài viết chọn lọc trong sách cung cấp cho độc giả một tổng quan sâu sắc về sự phát triển của tư tưởng Phật giáo và đồng thời giới thiệu một trong những con đường giải thoát hấp dẫn nhất của nhân loại.

Đức Phật – Cuộc Đời Và Giáo Huấn

Đức Phật – Cuộc Đời Và Giáo Huấn

Tên của Đức Phật là Siddhartha Gautama. Phật không phải là tên ông, từ đó chỉ trạng thái tỉnh thức của ông. Phật đơn giản nghĩa là “người tỉnh thức”. Đức Phật là người tỉnh thức nổi tiếng nhất nhưng không phải là người tỉnh thức duy nhất. Có nhiều vị Phật trước ông và nhiều vị Phật sau ông – và bởi mỗi con người đều có thể trở thành một vị Phật nên những vị Phật mới sẽ tiếp tục xuất hiện trong tương lai. Tất cả mọi người đều có tiềm năng nà vấn đề chỉ là thời gian. Một ngày nào đó, bị thực tại bên ngoài quấy nhiễu, tuyệt vọng vì đã thấy mọi thứ và lại chẳng tìm ra điều gì, bạn chắc chắn sẽ quay vào trong.

Từ buddha (Phật) có nghĩa là “trí tuệ được đánh thức”. Từ buddhi (trí tuệ) cũng có chung một gốc với từ này. Gốc từ budh có nhiều tầng nghĩa. Không có từ đơn tiếng Việt nào mang nghĩa tương đương. Nó có nhiều ngụ ý, nó linh động và có tính thi ca. Không ngôn ngữ nào ngoài tiếng Phạn có một từ giống như budh. Nó có ít nhất năm nghĩa khác nhau. Nghĩa đầu tiên là thức dậy và đánh thức. Nói cách khác, nó đối nghịch với việc ngủ, với tình trạng lơ mơ trong ảo mộng mà từ đó ta thức tỉnh như thể bước ra khỏi một giấc mơ. Đó là nghĩa thứ nhất của trí tuệ, budh: tạo ra một sự thức tỉnh bên trong bạn.

Trí tuệ chính là khả năng sống trong hiện tại. Càng sống trong quá khứ hoặc tương lai thì bạn càng ít trí tuệ. Trí tuệ là khả năng ở đây, bây giờ, tại chính Đức Phật 9 khoảnh khắc này và không đâu khác. Như vậy là bạn tỉnh thức..

Tinh Hoa & Sự Phát Triển Của Đạo Phật

Tinh Hoa & Sự Phát Triển Của Đạo Phật

Trong Tinh hoa và sự phát triển của đạo Phật, ngoài tính chất bác học, tác giả còn cho ta thấy một khía cạnh sinh động khác. Bằng lối suy nghĩ thâm trầm và chín chắn, tác giả không giới thiệu tư tưởng Phật giáo cổ thời như dẫn ta đi vào một bảo tàng viện. Nhưng, tất cả những sai biệt trong các khuynh hướng tư tưởng của Phật giáo, từ tinh hoa đến sự phát triển của nó, đều nói lên khát vọng muôn thuở của con người trước sự thực bi thiết mà con người luôn luôn tìm cách lảng tránh. Chính trên điểm này, tác giả đã chứng tỏ cho ta thấy những mâu thuẫn trong lịch sử tư tưởng của Phật giáo thực ra không mâu thuẫn gì hết.

Nhận định

“Tất cả những mâu thuẫn trong lý thuyết đều được hóa giải trong chính đời sống.”

(Tỳ kheo Thích Minh Châu – Viện trưởng Viện Phật học Vạn Hạnh)

“Hiện nay không có trong Anh ngữ cũng như trong bất cứ một ngôn ngữ nào một bản trần thuyết về Phật giáo vừa hàm súc và đồng thời lại vừa dễ đọc như tác phẩm này. Với tiến sĩ Conze, vấn đề Phật giáo đặt ra và giải đáp là những vấn đề hiện đại, sống động, và ông luôn luôn đặt chúng vào trong tương quan với lịch sử và đồng thời với dòng thời sự. Theo ý tôi, sách vở vô giá trị trừ phi chúng bày tỏ một quan điểm, và sách vở phải làm như vậy không phải bằng cách bóp méo sự kiện mà bằng cách cho độc giả thấy rõ phản ứng tình cảm và tinh thần của tác giả trước những sự kiện. Tác phẩm của tiến sĩ Conze, hơn bất cứ cuốn sách nào cùng loại mà tôi đã được đọc từ nhiều năm trở lại đây, đã thành công trong việc ấy.”

(Arthur Waley)

Việt Nam Phật Giáo Sử Luận

Việt Nam Phật Giáo Sử Luận (Bộ 3 Cuốn)

Tác phẩm Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Giáo sư Nguyễn Lang (Thiền sư Thích Nhất Hạnh) là một đóng góp đáng kể trong số rất ít công trình nghiên cứu công phu về lịch sử Phật giáo Việt Nam trong vòng hơn 40 năm qua (kể từ khi ấn bản đầu tiên được phát hành vào những năm 70).

Đây là một công trình kết hợp được tính vững chắc của phương pháp biên khảo và kiến thức sâu rộng về giáo lý đạo Phật. Tác giả đã trình bày một cách rành mạch và khoa học những dữ kiện lịch sử, phân tích và bình luận những tư tưởng, hệ tư tưởng trong suốt diễn biến của lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Tác phẩm Việt Nam Phật Giáo Sử Luận không chỉ hữu ích cho giới nghiên cứu Phật học nói riêng mà còn có giá trị đối với những bạn đọc muốn tìm hiểu lịch sử Phật giáo Việt Nam hay văn học, văn hóa Việt Nam nói chung.

Phật Học Tinh Hoa – Khởi Nguồn, Tu Trì, Cứu Độ

Phật Học Tinh Hoa – Khởi Nguồn, Tu Trì, Cứu Độ

Phật giáo là một tôn giáo được sáng lập tại Ấn Độ cách đây trên 2500 năm. Đức Thích Ca Mâu Ni được người đời tôn xưng là “Phật”, nghĩa là người giác ngộ sau khi trải qua quá trình tu tập, nhận chân bản chất của cuộc đời, sự sống và cái chết.

Đạo phật lấy con người làm gốc, được sáng lập bởi con người và phục vụ con người. Phật giáo không chỉ thỏa mãn những nguyện vọng cao quý và sâu sa của con người, giúp họ tiếp xúc với đông loại, đồng thời hướng họ đến mục đích sống chân chính.

Từ những giá trị và ý nghĩa thâm sâu, mầu nhiệm, đồng thời để xiên dương nhưng giáo lý chân chính của đạo Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Phật Học Tinh Hoa – Khởi Nguồn, Tu Trì, Cứu Độ.

Cuốn sách trình bày những tri thức về lịch sử sáng lập Phật giáo, cùng những giáo lý căn bản. Quá trình phát triển của Phật giáo và sự phân chia bộ phái; các tông phái và kinh điển chủ yếu của Phật giáo về các loài động vật, ý nghĩa của những loại pháp khí; giới thiệu những vị Phật, Bồ Tát, Minh Vương, Kim Cương…nổi tiếng. Cuối cùng là những tri thức về giới luật, thế giới quan, sinh mệnh quan và phương pháp tu hành để thoát khỏi luân hồi, hướng tới mục đích giải thoát chân chính.

Mục Lục:

  • Lời Nói Đầu
  • Chương 1: Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo
  • Chương 2: Động, Thực Vật Trong Phật Giáo
  • Chương 3: Phật Khí Trong Phật Giáo
  • Chương 4: Phật, Bồ Tát
  • Chương 5: Những Tri Thức Khác

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button