6 sách hay về lạm phát, kể về nguyên nhân và ảnh hưởng của nó đến con người

9 cuốn sách hay về lạm phát mang đến cho người đọc cái nhìn tổng quan về lạm phát, nguyên nhân, tác hại và cách đối phó với lạm phát.

Mối Quan Hệ Giữa Lạm Phát Và Tỷ Giá Hối Đoái Trong Nền Kinh Tế Việt Nam

Mối Quan Hệ Giữa Lạm Phát Và Tỷ Giá Hối Đoái Trong Nền Kinh Tế Việt Nam

Nội dung cuốn sách trình bày cơ sở lý luận chung về lạm phát, tỷ giá hốì đoái và mối quan hệ giữa hai biến số này; đánh giá thực trạng lạm phát, tỷ giá hối đoái ở Việt Nam và nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa chúng thông qua mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR); qua đó khuyến nghị các giải pháp quản lý lạm phát nhằm ổn định tỷ giá hối đoái tại Việt Nam.

Trong quá trình biên soạn, tác giả đã cố gắng bám sát thực tiễn diễn biến của lạm phát và tỷ giá hối đoái tại Việt Nam để đưa ra những nhận định khách quan, trung thực và đề xuất những giải pháp phù hợp.

Các Cuộc Chiến Tranh Tiền Tệ

Các Cuộc Chiến Tranh Tiền Tệ

Một cuộc chiến tranh tiền tệ được mô tả là một cuộc xung đột do một quốc gia bắt đầu bằng cách phá giá đồng tiền của chính mình. Hành vi này gây ra những hậu quả nghiêm trọng và khủng khiếp nhất đối với hệ thống kinh tế toàn cầu. Chiến tranh tiền tệ có những tác động kinh tế như tăng trưởng chậm, lạm phát, các biện pháp thắt lưng buộc bụng và hoảng loạn tài chính.

Kinh tế thế giới đã chứng kiến cuộc chiến tiện tệ trong giai đoạn 1921-1936 và 1967-1987. Và theo tác giả, thế giới đang đứng trước một cuộc chiến tranh tiền tệ mới khởi đầu từ năm 2010, chưa có thời điểm kết thúc cụ thể.

Trong quyển sách này, tác giả cung cấp sơ lược nhưng đầy đủ về hai cuộc chiến tranh tiền tệ trong lịch sử, cùng với lý thuyết hữu ích về tài chính và tiền tệ, từ đó tác giả liên hệ với tình hình hiện tại của sự giằng co giữa các đồng tiền mạnh trên thế giới. Mặc dù hệ quả của cuộc chiến tranh tiền tệ mới chưa chắc chắn, nhưng theo tác giả sẽ có những kịch bản xấu nhất thì hầu như không tránh khỏi nếu Mỹ và các nhà lãnh đạo trên thế giới không chịu học sai lầm từ những người đi trước..

Bong Bóng Kinh Tế Và Làn Sóng Vỡ Nợ Quốc Gia

Bong Bóng Kinh Tế Và Làn Sóng Vỡ Nợ Quốc Gia

Cơn sóng thần tín dụng giá rẻ quét qua thế giới từ năm 2002 đến năm 2008 không phải là một hiện tượng tài chính đơn giản: đó là một sự cám dỗ, một cơ hội cho mọi xã hội phô bày những khía cạnh trong tính cách mà bình thường chúng ta không bao giờ để lộ ra. Người Iceland muốn ngừng câu cá và trở thành nhân viên ngân hàng đầu tư, người Đức muốn trở nên Đức hơn, còn người Ireland không muốn làm người Ireland nữa.

Cuốn sách này bắt đầu với một bản điều tra về những bong bóng vượt ra ngoài nước Mỹ. Nó tuyệt vời và bi hài đến mức các độc giả người Mỹ phải thốt lên rằng: “Ồ, những kẻ ngoại quốc này thật ngu ngốc”. Nhưng ngay sau đó, khi Lewis chuyển con mắt xét đoán không khoan nhượng về California và Washington, người Mỹ sẽ biết sự hài hước ấy chỉ là miếng mồi dẫn họ đến một cái bẫy khi choáng váng nhận ra rằng những khoản nợ của nước Mỹ – con nợ lớn nhất và tham lam nhất thế giới này – sắp đến hạn thanh toán.

Đón Đầu Siêu Lạm Phát

Đón Đầu Siêu Lạm Phát

Cuốn sách sẽ đưa bạn đến với một thế giới bí mật – thế giới trước nay luôn bị các nhà tài phiệt và truyền thông quốc tế âm mưu che giấu. Trong thế giới của hệ thống tài chính quá khứ, hiện tại và tương lai mịt mùng, có lẽ bạn sẽ cảm thấy chóng mặt trước tốc độ trượt giá của đồng tiền, nhưng hơn hết bạn cũng sẽ tìm thấy sự khích lệ, các bước hành động cụ thể để hướng đến sự thay đổi tốt đẹp trong tương lai.

  • Bạn sẽ hiểu được bản chất của tiền
  • Bạn sẽ hiểu được những khái niệm như “Ngân hàng trung ương thế giới” hay “Siêu lạm phát”
  • Bạn sẽ hiểu được tại sao Bạc là thứ tài sản đáng quan tâm hơn so với người anh em của nó là Vàng trong thời điểm hiện nay.

Cuộc Đại Lạm Phát & Những Hệ Lụy

Cuộc Đại Lạm Phát & Những Hệ Lụy

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa ngày nay, có thể nói lạm phát là đề tài luôn dành được sự quan tâm thường xuyên và to lớn từ tất cả mọi người: giới học thuật, các Chính phủ và các cơ quan điều tiết, các doanh nghiệp, người tiêu dùng, người lao động v.v… Lạm phát gia tăng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và theo đó là hành vi kinh tế của tất cả chúng ta. Cuốn sách này nó về chính đề tài luôn nóng bỏng này – lạm phát ở nước Mỹ – nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đây chính là một khoảng trống lớn trong lịch sử nước Mỹ. Trong tác phẩm đầy tính thách thức này, theo tác giả Robert J.Samuelson – một phóng viên chuyên mục của Washington Post và Newsweek – cuộc Đại Lạm phát là sai lầm chính sách tệ hại nhất của nước Mỹ trong giai đoạn sau Thế chiến II, đóng vai trò quan trọng trong việc biến đổi chính trị, kinh tế cũng như đời sống hàng ngày tại đất nước này, thế nhưng câu chuyện về nó lại chưa hề được lắng nghe hay quan tâm đúng mức. Trong giai đoạn kinh tế bất ổn hiện nay, chúng ta lại càng cần phải tìm hiểu cho rõ những gì đã xảy ra vào những năm 1960 và 1970, nếu không muốn lặp lại những sai lầm đã qua!

Khi Bong Bóng Vỡ – John P. Calverley

Khi Bong Bóng Vỡ – John P. Calverley

Từ năm 2007, nền kinh tế thế giới bắt đầu rung chuyển với một loạt khủng hoảng tài chính, đỉnh điểm là sự phá sản của Lehman Brothers vào tháng 9 năm 2008. Tiếp sau đó là sự “tan chảy” của hệ thống ngân hàng, khi các ngân hàng mất niềm tin và không dám cho ai vay ngoại trừ những người vay đáng tin cậy nhất. Khi sự sợ hãi gia tăng, các chính phủ buộc phải thực hiện một cuộc giải cứu khổng lồ, bơm vốn cho các ngân hàng và công ty bảo hiểm, đồng thời gia tăng sự bảo đảm cho người gửi tiền.

Tuy nhiên điều này không ngăn được quá trình giảm đòn bẩy tài chính (deleveraging), khi các ngân hàng, các quỹ đầu cơ và các nhà đầu tư đua nhau bán tài sản để trả nợ. Thị trường chứng khoán đổ nhào và nền kinh tế thế giới đột ngột chậm lại trong nỗi lo sợ một đợt suy thoái lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Trong khi đó, giá nhà vẫn đi xuống với tốc độ chóng mặt, nhất là ở Anh, Mỹ, Tây Ban Nha và Ireland.

Nguyên nhân chính của thảm hoạ này là bong bóng nhà đất ở Mỹ, vốn là “hậu duệ” của bong bóng chứng khoán hồi thập niên 1990. Cả hai đều xảy ra do sự mở rộng tín dụng, dẫn đến sự tăng giá của những tài sản có độ rủi ro cao nhất. Cuối cùng là bong bóng trong giá hàng hoá, nhất là giá dầu và thậm chí là giá của các sản phẩm nghệ thuật đương đại.

Lịch sử cho thấy bản chất của bất kỳ bong bóng nào, mà nhất là bong bóng nhà đất, là chúng tạo ra một “tâm lý bong bóng”, tức là một niềm tin phổ biến rằng giá cả sẽ không bao giờ đi xuống, và do đó đi vay và cho vay với tài sản thế chấp là nhà đất sẽ là một khoản đầu tư an toàn. Chính niềm tin được thúc đẩy bởi và sau đó lại thúc đẩy bong bóng tín dụng này đã khiến giá nhá đất tăng lên những mức không tưởng. Khi chúng sụp đổ, nền kinh tế và hệ thống tài chính thế giới phải gánh chịu hậu quả.

Kết quả của sự sụp đổ vẫn đang diễn ra. Khi bong bóng vỡ, chúng thường có xu hướng trượt dài về phía dưới, và tôi nghĩ rằng giá nhà sẽ còn thấp trong vài năm, với mức giảm có thể lên tới 30-50% ở một số nước. Kinh tế dường như sẽ suy thoái trầm trọng, thất nghiệp tăng cao. Trong khi đó, kế hoạch nghỉ hưu của nhiều người, dù dựa trên việc đầu tư vào địa ốc hay chứng khoán, cũng bị thiệt hại nặng nề.

Như mọi lần, nền kinh tế sẽ phục hồi vào lúc thích hợp, song khi đó có lẽ nhiều thứ sẽ thay đổi. Niềm tin vào ngân hàng và hệ thống tài chính đã suy giảm tan tành. Niềm tin vào chính sách tiền tệ chính thống – chính sách lạm phát mục tiêu, cũng bị xói mòn, khi giảm phát là nguy cơ trước mắt. Người ta đặt câu hỏi cả với cơ chế thị trường tự do, còn với các nhà đầu tư thì niềm tin vào cả chứng khoán và nhà đất đều đang thu nhỏ lại!

Nhà đất không phải là bong bóng đầu tiên bị vỡ. Trong ba mươi năm qua đã có hàng loạt bong bóng với các chu kỳ bùng phát – vỡ tung, điều quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư và những nhà làm chính sách. Những bong bóng này có ảnh hưởng vượt trội so với những dao động nhẹ hơn rất nhiều của giá hàng hoá bình thường. Suốt một thời gian dài những nhà bình luận và làm chính sách đánh giá thấp nguy cơ sụp đổ của giá nhà đất. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng năm 2008 và ảnh hưởng tàn phá của nó lên nền kinh tế thế giới đã thay đổi mọi quan niệm.

“Cuốn sách là tài liệu bắt buộc cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu về bong bóng và sự hình thành bong bóng tài chính, cũng nhưng cách thức tránh bị mắc kẹt trong những bong bóng tiếp theo” – Roger Bootle, Capital Economics
Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại sẽ là gì? Suy thoái sẽ còn nặng nề tới đâu, liệu suy thoái có thể trượt sâu hơn không? Giá nhà sẽ còn rớt tới mức nào nữa? Liệu sự suy giảm sẽ dẫn tới giảm phát, hay những biện pháp chống suy thoái rốt cuộc sẽ lại đưa chúng ta quay trở lại lạm phát?

Đó chính là một số câu hỏi mà tác giả John Calverley tìm cách giải đáp trong cuốn sách rất kịp thời, rất “thời sự” này. Tác giả giúp chúng ta tìm hiểu điều gì đang xảy ra, chính sách có tác động như thế nào, những nhà đầu tư cần làm gì, và những gì sẽ xảy ra tới đây. Cuốn sách tập trung nghiên cứu sâu về khủng hoảng tài chính năm 2008, tìm hiểu những tác động và giải pháp cho các cá nhân, doanh nghiệp và cả những nhà làm chính sách.

Là một “cẩm nang sống sót” cho nhà đầu tư, Khi bong bóng vỡ trình bày một phân tích dễ hiểu về các cuộc khủng hoảng chúng ta đang phải đối mặt, cũng như cách thức chúng ta rơi vào tình trạng này. Tác giả “giải phẫu” hiện tượng bong bóng, đưa ra một “checklist” giúp độc giả xác định, nhận diện một bong bóng khi nó hình thành. Ông cũng phân tích rất sâu về bong bóng nhà đất và chứng khoán trên thế giới, những sự kiện và khó khăn gần đây mà chúng ta phải đối mặt, và không kém phần quan trọng là đưa ra cái nhìn của một chuyên gia về những gì sắp xảy ra trong tương lai.

Thị trường Việt Nam tuy còn ở quy mô khá nhỏ bé so với khu vực và thế giới, song đã manh nha những dấu hiệu bong bóng, qua các cơn sốt địa ốc, chứng khoán và gần đây nhất là vàng, gây ra không ít rắc rối và vấn đề cho các chủ thể tham gia thị trường, cũng như các cơ quan điều tiết của Chính phủ. Cuốn sách này có thể coi là cuốn sách “giáo khoa” cơ bản cho tất cả những ai quan tâm đến hiện tượng kinh tế không mới nhưng chưa bao giờ được hiểu tường tận này!

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button