7 sách hay về hội nhập quốc tế đọc để gần hơn với các nền kinh tế và văn hóa khác

7 cuốn sách hay về hội nhập quốc tế có thể giúp bạn hiểu thêm về quan hệ quốc tế và các vấn đề toàn cầu.

Hướng Tới Cân Bằng Cán Cân Thương Mại Bền Vững Trong Hội Nhập Quốc Tế

Hướng Tới Cân Bằng Cán Cân Thương Mại Bền Vững Trong Hội Nhập Quốc Tế

Cuốn sách tổng hợp một số lý thuyết về cán cân thương mại và sử dụng các kỹ thuật định lượng mới và tinh vi để phân tích và giải thích thấu đáo các yếu tố làm cơ sở cho những dao động trong cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian qua. Từ năm 1997 đến 2015, có các phương án giúp Việt Nam sớm đạt được cán cân thương mại bền vững.

Cuốn sách này biên soạn trên cơ sở kết quả nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài “Nghiên cứu tổng quát về nhập siêu tại Việt Nam và khuyến nghị chính sách nhằm đạt cân bằng cán cân thương mại bền vững vào năm 2020”, mã số II4.1-2012.04.

Tinh Thần Samurai Trong Thế Giới Phẳng

Tinh Thần Samurai Trong Thế Giới Phẳng

Xuất thân từ tầng lớp võ sĩ, những chiến binh Samurai từng bước gây ảnh hưởng trong xã hội Nhật Bản rồi vươn lên nắm quyền lực từ thế kỷ 12 và chiếm giữ mọi vị trí chủ chốt trong chính phủ cho đến tận năm 1868.

Những chiến binh này sống theo một bộ quy tắc giá trị chặt chẽ – sau này được biết đến với tên gọi là Võ sĩ đạo – nhấn mạnh lòng dũng cảm, danh dự và sự trung thành cá nhân. Nổi tiếng về sự quả cảm, khắc kỷ và kiên cường trong mọi tình huống, họ là những chiến binh được tôn kính nhất thời đó.

Cụm từ Võ sĩ đạo hiểu theo nghĩa đen là “đạo hay lối hành xử của chiến binh”. Khái niệm về một chiến binh dũng mãnh với trái tim nhân hậu nghe đầy nghịch lý, nhưng bản thân từ chiến binh trong tiếng Nhật (samurai) còn có nghĩa là “phục vụ”. Xét ở tầng ý nghĩa sâu nhất thì trái tim của một chiến binh như vậy là để giúp đỡ mọi người. Dựa trên cơ sở đó, tác giả Brian Klemmer đã mở rộng khía cạnh này để tạo ra thuật ngữ “chiến binh nhân từ” dành để chỉ những người hội tụ được các giá trị đạo đức vững vàng, có khả năng biến những ý định của mình thành hiện thực, trong khi vẫn dành trọn cuộc đời để phụng sự xã hội.

Sau khi liệt kê mười phẩm chất cần phải có của một chiến binh nhân từ, tác giả đã đề xuất những phương pháp rèn luyện bản thân hiệu quả để giúp bạn trở thành một trong những chiến binh đó. Thông qua quá trình đó, quyển “Tinh thần Samurai trong thế giới phẳng” (The Compassionate Samurai) sẽ giúp bạn nhận ra rằng chính bạn có thể là một người tiên phong và có ảnh hưởng sâu rộng, có khả năng xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp, đạt được những thành công về tài chính, giúp đỡ người khác một cách có ý nghĩa, trong khi vẫn là một người biết quan tâm, chia sẻ và hưởng thụ tinh hoa cuộc sống. Đây có lẽ là sự kết hợp hoàn hảo nhất nhờ hòa quyện được niềm vui từ thành công bên ngoài xã hội với cảm giác bình an từ sâu thẳm tâm hồn. Bạn có thể tìm thấy ví dụ về những người như vậy trong suốt chiều dài lịch sử, ở mọi nền văn hóa và mọi tầng lớp xã hội, nổi bật nhất là Tướng Robert E. Lee, nhà lãnh đạo phe Liên minh trong cuộc Nội chiến Mỹ; hoặc Nelson Mandela, nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, cựu tổng thống Nam Phi; hoặc Mẹ Teresa, nữ tu Dòng Thừa sai Bác ái ở Ấn Độ đã chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hố trong suốt 40 năm. Chính bạn cũng có thể trở thành một trong những người mà tác giả gọi là “chiến binh nhân từ”.

Văn Hóa Đối Ngoại Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Quốc Tế

Văn Hóa Đối Ngoại Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Quốc Tế

Cuốn sách Văn hóa đối ngoại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế sẽ giúp bạn đọc hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa đối ngoại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Cuốn sách hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về văn hóa và văn hóa đối ngoại, trình bày kinh nghiệm của một số nước về phát triển văn hóa đối ngoại, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam; đi sâu phân tích thực tiễn hoạt động văn hóa đối ngoại ở nước ta trong thời gian qua; đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự phát triển nhanh hơn, bền vững hơn của văn hóa đối ngoại Việt Nam trên cơ sở vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách văn hóa đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thực tiễn hoạt động đối ngoại ở nước ta.

Xúc Tiến Hội Nhập Kinh Tế Cộng Đồng ASEAN

Xúc Tiến Hội Nhập Kinh Tế Cộng Đồng ASEAN

Cộng đồng ASEAN được hình thành dựa trên 3 trụ cột Cộng đồng Chính trị – An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội. Năm 2015, Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập với mục tiêu trở thành:

  • Một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề;
  • Một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao;
  • Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều, nhất là thực hiện có hiệu quả Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI);
  • Một khu vực ASEAN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước. Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, đất nước chúng ta đã từng bước, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Thương Mại Thế Giới Và Hội Nhập Của Việt Nam Thế Kỷ XVI – XVIII

Thương Mại Thế Giới Và Hội Nhập Của Việt Nam Thế Kỷ XVI – XVIII

Giới thiệu thương mại thế giới trước thế kỷ XVI, kỷ nguyên khám phá và thương mại thế giới, tam giác thương mại Đại Tây Dương thế kỷ XVI – XVIII, thương mại thế giới và tiêu dùng toàn cầu thế kỷ XVII – XVIII, Việt Nam trong mạng lưới thương mại Đông Á trước thế kỷ XVI,…

MỤC LỤC

  • 1. Thương mại thế giới trước thế kỷ XVI: Một số vấn đề tiếp cận
  • 2. Kỷ nguyên khám phá và thương mại thế giới (1400 – 1800)
  • 3. Sự hình thành các công ty Đông Ấn châu Âu đầu thế kỷ XVII: Nghiên cứu trường hợp VOC và EIC
  • 4. Tam giác thương mại Đại Tây Dương thế kỷ XVI – XVIII
  • 5. Thương mại xuyên Thái Bình Dương và chuyển biến kinh tế – xã hội Đông Á thế kỷ XVI – XVIII: Nghiên cứu trường hợp Trung Quốc
  • 6. Thương mại thế giới và tiêu dùng toàn cầu thế kỷ XVII-XVIII
  • 7. Việt Nam trong mạng lưới thương mại Đông Á trước thế kỷ XVI: Một số vấn đề tiếp cận
  • 8. Việt nam trong mạng lưới giao thương Đông Á cuối thể kỷ XVI – đầu thế kỷ XVIII: Nghiên cứu quan hệ Đại Việt – công ty Đông Ấn Hà Lan
  • 9. Từ mục tiêu thương mại đến liên đới quân sự: Nhân tố Hà Lan trong chiến cuộc Trịnh – Nguyễn phân tranh thế kỷ XVII
  • 10. Chính sách ngoại thương của Đàng Ngoài cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII: Nghiên cứu trường hợp công ty Đông Ấn Anh
  • 11. Trao đổi toàn cầu, toàn cầu hóa và hội nhập của Việt Nam thế kỷ XVI-XVIII: Một số vấn đề nghiên cứu

Từ Tơ Lụa Đến Silicon – Câu Chuyện Về Toàn Cầu Hóa Thông Qua 10 Cuộc Đời Lạ Thường

Từ Tơ Lụa Đến Silicon – Câu Chuyện Về Toàn Cầu Hóa Thông Qua 10 Cuộc Đời Lạ Thường

Sách nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của 10 nhân vật có nhiều ảnh hưởng, tạo ra những bước ngoặt trong sự phát triển của lịch sử thế giới, bao gồm: Gengis Khan, hoàng tử Henry, Robert Clive, Mayer Amschel Rothschild, Cyrus Field, John D. Rockefeller, Jean Monnet, Magaret Thatcher, Andrew Grove, Đặng Tiểu Bình và bàn thêm về người giỏi nhất còn chưa xuất hiện.

Tuy nhiên, sách không chỉ nói về lịch sử mà bàn về những việc làm của họ xét ở góc độ người quản lý hiện đại, vì thế sách có tính ứng dụng cho hiện tại và tương lai.

Dịch Vụ Logistics Ở Việt Nam Trong Tiến Trình Hội Nhập Quốc Tế

Dịch Vụ Logistics Ở Việt Nam Trong Tiến Trình Hội Nhập Quốc Tế

Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức và quản lý khoa học và việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng..

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button