7 tiểu thuyết hay về kinh doanh nên đọc dành cho doanh nhân, người khởi nghiệp

7 cuốn tiểu thuyết hay về kinh doanh giới thiệu đến độc giả những tình huống kinh doanh, những thách thức và trở ngại khác nhau, đồng thời tiết lộ những giải pháp hữu hiệu để đối phó với chúng.

Ai Lấy Miếng Pho Mát Của Tôi

Ai Lấy Miếng Pho Mát Của Tôi

Đây là một câu chuyện giản dị chứa đựng những triết lý sâu sắc về cách vượt qua những khó khăn và thay đổi trong cuộc sống.

Câu chuyện kể về hai chú chuột và hai con người tí hon cùng chung sống trong một mê cung rộng lớn luôn tất bật đi tìm những miếng phó mát để nuôi sống mình và để cảm thấy hạnh phúc. Hai chú chuột Đánh Hơi và Nhanh Nhẹn chỉ có bộ não đơn giản của loài gặm nhắm, vốn không có óc phân tích và phán đoán, nhưng chúng lại có bản năng rất nhanh nhạy và sắc sảo. Như các con chuột khác, chúng đặc biệt rất thích pho mát và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để có pho mát.

Trong khi đó, Chậm Chạp và và U Lì là những con người tí hon – một sinh vật cũng nhỏ như chuột nhưng có hình dạng và cách suy nghĩ giống như con người bây giờ. Họ dùng khả năng tư duy và trí thông minh vốn có của loài người để tìm ra những loại phó mát đặc biệt. Cho đến một ngày kia, cả bốn nhân vật phải đối mặt với sự thay đổi, một biến cố khủng khiếp: Đó là toàn bộ số pho mát trong kho của họ đã biến mất. Và mỗi nhân vật có những phản ứng khác nhau tùy theo tính cách riêng của mỗi người.

Chúng ta phải chuẩn bị tâm lý, tư thế sẵn sàng để ứng phó với những thay đổi và hãy tham gia cùng với sự thay đổi, vứt bỏ cái cũ và mạnh dạn làm những gì mình có thể; nếu không tự mỗi người sẽ tự hủy hoại cơ hội tồn tại của mình.

5 Điểm Chết Trong Teamwork

5 Điểm Chết Trong Teamwork

“Không phải tài chính, chiến lược, công nghệ mà kỹ năng làm việc nhóm mới là lợi thế cạnh tranh hàng đầu.” – Tác giả Patrick Lencioni viết trong lời mở đầu cuốn sách “5 Điểm Chết Trong Teamwork”.

Những bài học lãnh đạo trong ‘5 Điểm Chết Trong Teamwork’ được viết trang nhã theo lối tiểu thuyết hấp dẫn, có nút thắt, mở và tuyến nhân vật có cá tính độc đáo. Ông chia sẻ: ‘Tôi đã phát hiện ra rằng chiến lược này giúp người đọc học hiệu quả hơn vì họ đắm chìm trong câu chuyện và có thể đồng cảm với các nhân vật.’.

Và nhân vật chính của câu truyện là Kathryn Petersen – nữ CEO mới được bổ nhiệm của công ty Decision Tech. Đối mặt với tình trạng “khủng hoảng lãnh đạo”, công ty tuột dốc kết quả kinh doanh, nội bộ mâu thuẫn từ trong ra ngoài. Kathryn Petersen sẽ xử lý như thế nào và nhận ra được những bài học quý giá gì? Câu chuyện của Kathryn Petersen chắc chắn sẽ mang lại sự đồng cảm cho những nhà quản lý.

Qua hành trình lãnh đạo công ty của nhân vật hư cấu Kathryn Petersen, tác giả Patrick Lencioni đã tiết lộ năm “điểm chết” trong việc hợp tác, làm việc nhóm mà các công ty thường gặp phải. Ông cũng vạch ra những mô hình với các bước hành nhằm giải quyết các vấn đề mâu thuẫn và xây dựng một dội ngũ tràn đầy quyết tâm, làm việc hiệu quả và gắn kết.

Dự Án Phượng Hoàng

Dự Án Phượng Hoàng

Câu chuyện về DevOps và chìa khóa thành công cho mọi doanh nghiệp công nghệ

Bill là một quản lý CNTT tại Parts Unlimited. Đó là sáng thứ Ba và trên đường đến văn phòng, Bill nhận được cuộc gọi từ CEO.

Dự án Phượng hoàng, sáng kiến CNTT mới rất quan trọng đối với tương lai của Parts Unlimited, nhưng lại vượt quá ngân sách và triển khai quá chậm. Vị CEO muốn Bill báo cáo trực tiếp với anh ta và sửa chữa mớ hỗn độn trong 90 ngày, nếu không, toàn bộ bộ phận của Bill sẽ được thuê ngoài. Với sự giúp đỡ của một thành viên hội đồng tương lai và triết lý bí ẩn về Ba Phương pháp, Bill bắt đầu thấy công việc CNTT có nhiều điểm tương đồng với công việc của nhà máy sản xuất hơn anh tưởng tượng.

Với khoảng thời gian hạn hẹp, Bill phải tổ chức luồng công việc hợp lý và phục vụ hiệu quả các chức năng kinh doanh khác tại công ty. Với tiết tấu nhanh cùng lối kể chuyện thú vị, ba ngôi sao sáng của phong trào DevOps mang đến một câu chuyện mà bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực CNTT cũng sẽ nhận ra. Người đọc sẽ không chỉ học cách cải thiện công việc CNTT của tổ chức mà còn có cái nhìn hoàn toàn khác về bộ phận này.

Và Thế Là Chúng Ta Tiêu

Và Thế Là Chúng Ta Tiêu

Tại sao, tại sao nhắc đến dân văn phòng lại có người tưởng tượng đến một chàng trai hay cô gái có khuôn mặt rạng ngời, ngày tám tiếng trong phòng điều hoà mát rượi, sếp quý đồng nghiệp yêu, tháng tháng nhận lương bảy số không, đời lúc nào cũng rặt một màu hồng?

Ảo tưởng, quá ảo tưởng! Không biết ngồi lê đôi mách, không biết làm việc riêng trong giờ? Không vài lần bị sếp đập bàn mắng mỏ? Không bao giờ thấp thỏm lương bị trừ, phụ cấp giảm? Chưa từng lo lắng bị đồng nghiệp cười trước mặt đá sau lưng? Chẳng biết thế nào là nỗi hoang mang trong thời khủng hoảng kinh tế? Thế thì sao dám vỗ ngực tự xưng ta là dân văn phòng?

Thôi thôi, nhìn thử vào Và thế là chúng ta tiêu đi, đời sống bi hài thăng trầm khúc khuỷu của dân văn phòng đấy.

Mục Tiêu – Quá Trình Liên Tục Hoàn Thiện

Mục Tiêu – Quá Trình Liên Tục Hoàn Thiện

Giới thiệu lý thuyết các điểm hạn chế đã làm thay đổi tư duy của những nhà kinh doanh Hoa Kỳ

Được viết theo phong cách kịch tính, Mục tiêu là cuốn tiểu thuyết quản trị cực kỳ hấp dẫn, đã và đang thay đổi tư duy quản lý của toàn bộ thế giới phương Tây. Tác giả được Fortune mô tả là một “bậc thầy trong ngành”, còn Businessweek gọi ông là một “thiên tài đích thực”. Đây là một cuốn sách xứng đáng để giới thiệu cho bạn bè trong ngành – ngay cả với cấp trên của bạn – nhưng không phải cho các đối thủ cạnh tranh.

Alex Rogo là một quản lý đang phải làm việc tuyệt vọng để giúp nhà mày của mình không rơi vào thảm họa. Cuộc hôn nhân của anh cũng vậy. Alex có 90 ngày để cứu nhà máy của mình – hoặc nó sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn với hàng trăm nhân viên bị mất việc. Đúng vào thời điểm đó, cuộc gặp gỡ tình cờ với một nhân vật bí ẩn từ thời sinh viên – Jonah – đã giúp anh thoát ra khỏi những cách tư duy thông thường để xem xét các vấn đề thực sự cần phải giải quyết.

Câu chuyện về cuộc chiến giải cứu nhà máy của Alex không chỉ hấp dẫn đơn thuần về nội dung. Nó ẩn chứa một thông điệp nghiêm túc cho tất cả các nhà quản lý và giải thích những ý tưởng về “Lý thuyết các điểm hạn chế (TOC)” được phát triển bởi Eliyahu M. Goldratt – người được quốc tế công nhận là bậc thầy trong việc phát triển các khái niệm và hệ thống quản lý kinh doanh mới.

Tóm tắt các bước trong Lý thuyết các điểm hạn chế của tác giả:

BƯỚC 1. Xác định các nút cổ chai của hệ thống.

(Suy cho cùng, không khó khăn gì mấy cũng xác định được lò luyện nhiệt và NCX-10 chính là các nút cổ chai của nhà máy.)

BƯỚC 2. Quyết định cách khai thác các nút cổ chai.

(Cái này vui. Thấy rõ là những máy móc đó sẽ không được nghỉ ăn trưa, vân vân…)

BƯỚC 3. Bố trí mọi thứ khác lệ thuộc vào quyết định phía trên.

(Đảm bảo là mọi thứ răm rắp phối hợp theo hoạt động của các điểm hạn chế này. Giống như hệ thống nhãn đỏ và nhãn xanh.)

BƯỚC 4. Nâng cấp các nút cổ chai của hệ thống.

(Đưa về cỗ máy Zmegma cũ kỹ, chuyển đổi trở lại các chu trình cũ, ít “hiệu quả”…)

BƯỚC 5. Nếu ở một trong những bước trên, một nút cổ chai nào đó đã được hóa giải, quay trở lại bước 1.

Quê Hương Tan Rã

Quê Hương Tan Rã

“Quê hương tan rã” là câu chuyện về sự sụp đổ đầy bi kịch của nhân vật chính Okonkwo và của cả nền văn hoá Ibo trong bối cảnh cuối thế kỷ 19 khi chủ nghĩa thực dân đã chạm tới mảnh đất quê hương anh. Achebe đã dẫn chúng ta qua sự phức tạp của nền văn hoá Ibo, qua ý thức sâu sắc về công lý của bộ tộc đó, qua những luật lệ đôi khi quá khát máu và cả tinh thần trọng nam vừa cao quý vừa tai hại. Đến cuối truyện, khi nhà cầm quyền thực dân Anh đến và coi dân bản xứ như những kẻ mọi rợ, và Okonkwo treo cổ tự sát, chúng ta buộc phải thấy rằng thế giới này đã phạm phải một sai lầm khủng khiếp đến mức nào.

Cuốn sách gây choáng váng này thường được so sánh với những vở bi kịch Hi Lạp vĩ đại. Nó tự đặt mình trong cuộc đấu tranh kinh điển giữa sự chủ nghĩa truyền thống và làn sóng đổi thay, giữa lòng tự tôn, tình yêu không bờ bến với nền văn hóa quê hương và một sức mạnh mới tới có thể lật nhào tất cả.

“Quê hương tan rã” được các nhà phê bình Phi, Âu, và Mỹ hoan nghênh nhiệt liệt, coi là tiểu thuyết phong phú nhất, chính xác nhất, bố cục khéo léo nhất, mà bình tĩnh nhất của một người Phi châu viết về Phi châu Da Đen từ sau thế chiến tới nay. Tác phẩm đã được dịch ra các tiếng Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức, bán được nửa triệu bản và hiện nay được dùng trong nhiều trường dạy Anh ngữ ở Châu Phi, như một tác phẩm cổ điển vậy.

Quỷ Cái Vận Đồ Prada

Quỷ Cái Vận Đồ Prada

Khi Andrea Sachs đặt chân lên văn phòng lộng lẫy của tờ Runway, cô không biết gì hết. Không biết tới tờ tạp chí thời trang nhất của thế giới, hay nữ Tổng biên tập được sợ hãi và tâng bốc quá đáng của nó, Miranda Priestly. Rồi cô sẽ biết quá nhiều.

Và đây, chính là thế giới của đồ hiệu đỉnh cao, nơi những tên “Prada! Armani! Versace!” được vang lên mọi lúc mọi nơi, rồi những bữa tiệc thời thượng, những chuyện hậu trường của giới sành điệu, những gì nối kết sắc đẹp với hình ảnh báo chí, và trên tất cả, một bà chủ khiến người ta mệt mỏi đang thống trị bên trên toàn bộ cỗ máy của Runway, nơi vừa là thiên đường vừa là địa ngục cho các cô gái thích ăn diện đang tìm đường lập thân trong những cao ốc kiêu kỳ của Mahattan.

Quỷ cái vận đồ Prada, tác phẩm đầu tay của Lauren Weisberger sau quãng thời gian làm việc cho Vogue Mỹ – một cuốn sách nhẹ nhõm vui tươi về thế giới hào nhoáng đã tìm ra được công thức hấp dẫn để giải trí cho hàng triệu thanh niên đô thị, và trở thành một hiện tượng vang dội của ngành xuất bản thế giới khi liên tục sáu tháng liền đứng trong danh sách bán chạy nhất của The New York Times.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button