10 sách kinh tế bán chạy chứa đầy kiến thức hữu ích

10 cuốn sách kinh tế bán chạy này cung cấp cho độc giả những hiểu biết sâu sắc về kinh tế học, bao gồm cả lĩnh vực lý thuyết và ứng dụng.

Dầu Mỏ, Tiền Bạc Và Quyền Lực

Dầu Mỏ, Tiền Bạc Và Quyền Lực

Dầu Mỏ, Tiền Bạc Và Quyền Lực như một bộ phim tài liệu về lịch sử của ngành kinh doanh dầu mỏ, bao gồm cả cuộc chiến giành tiền và quyền lực xung quanh dầu mỏ. Cuộc xung đột này đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu, thể hiện tác động của chiến tranh toàn cầu và khu vực, đồng thời làm thay đổi số phận của nhân loại nói chung và các quốc gia nói riêng.

Dầu Mỏ, Tiền Bạc Và Quyền Lực mô tả lịch sử thế kỷ 20 cũng như ngành kinh doanh dầu mỏ. Bức tranh tường khổng lồ này cho thấy lịch sử từ lần khoan giếng dầu đầu tiên ở Pennsylvania cho đến cuộc xâm lược Kuwait của Iraq và Chiến dịch Bão táp sa mạc.

Nhiều nhân vật lịch sử xuất hiện trong cuốn sách, từ những người liều mạng đi tìm dầu mỏ, những kẻ lừa đảo tới những ông vua dầu mỏ, từ cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill, và Quốc vương Ả-rập Xê-út Ibn Saud, tới Tổng thống Mỹ George Bush và cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein. Là cuốn sách đồ sộ và hùng tráng về chủ đề dầu mỏ đầy bí ẩn, lôi cuốn và mang tính sống còn với thế giới, Dầu mỏ, tiền bạc và quyền lực không chỉ trình bày những nhận thức cơ bản về dầu mỏ, về quyền lực, về tiền bạc mà còn về cả thế kỷ XX. Tác phẩm có sức khái quát đặc biệt, tầm quan trọng to lớn và lôi cuốn tới mức mê hoặc.

Dầu Mỏ, Tiền Bạc Và Quyền Lực đã được hãng PBS dựng thành bộ phim cùng tên và được trao giải Eccle cho tác phẩm không hư cấu xuất sắc nhất năm 1992.

Nhà Tự Nhiên Kinh Tế – Tại Sao Kinh Tế Học Có Thể Lý Giải Mọi Điều

Nhà Tự Nhiên Kinh Tế – Tại Sao Kinh Tế Học Có Thể Lý Giải Mọi Điều

Kinh tế học không chỉ bó hẹp trong giảng đường hay ngân hàng. Môn khoa học này tồn tại ở khắp mọi nơi và ảnh hưởng tới mọi thứ chúng ta làm hoặc nhìn thấy trên phim ảnh cũng như ngoài đời thực. Nó có thể giúp ta lý giải những “bí ẩn” lý thú trong cuộc sống.

Trong suốt nhiều năm qua, nhà kinh tế học Robert Frank đã luôn khuyến khích các sinh viên của mình tập dùng kinh tế học để lý giải những vấn đề lạ lùng có thể bắt gặp trong cuộc sống đời thường, từ thiết kế khác thường của một sản phẩm nào đó cho đến sự hấp dẫn phái tính.

Trong cuốn sách này, ông chia sẻ với người đọc những câu hỏi thú vị nhất kèm theo nguyên lý kinh tế giúp giải đáp chúng; từ đó cho thấy vì sao rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống có động lực kinh tế mạnh mẽ.

Đồng Tiền Lên Ngôi: Lịch Sử Tài Chính Thế Giới

Đồng Tiền Lên Ngôi: Lịch Sử Tài Chính Thế Giới

Miếng ăn, tiền mặt, xèng, đồng, bạc, hào… cho dù bạn gọi nó là gì thì tiền vẫn quan trọng. Với mỗi người tiền mang một ý nghĩa khác nhau.

Với người Ki-tô giáo, lòng yêu tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Với các vị tướng, tiền là tài lực nuôi chiến tranh; với các nhà cách mạng, nó là gông xiềng của tầng lớp lao động. Nhưng thực sự tiền là gì? Có phải nó là một núi bạc như các nhà chinh phục người Tây Ban Nha từng nghĩ? Hay chỉ cần là những phiến đất sét và những tờ giấy in? Làm thế nào mà chúng ta lại sống trong một thế giới nơi hầu hết tiền bạc đều vô hình, không nhiều nhặn gì hơn những con số trên màn hình máy tính? Tiền từ đâu đến? Và chúng đã biến đi đâu?

Đồng tiền có bẩn thỉu như chúng ta vẫn thành kiến? Bất chấp tất cả, đồng tiền đã lên ngôi, và sự lên ngôi của đồng tiền là thiết yếu cho sự lên ngôi của loài người, đưa con người từ mức sống khốn khổ lên đỉnh cao của sự thịnh vượng vật chất.

Có thể nói không ngoa rằng tiền là một phát minh vĩ đại nhất về mặt kinh tế của loài người cho đến nay. Và để tìm hiểu một cách thấu đáo, đầy đủ về tiền là một việc hoàn toàn không đơn giản. Rất may là phần lớn các tri thức này đã được Niall Ferguson hệ thống hóa một cách khoa học và trình bày một cách hấp dẫn trong cuốn sách Đồng Tiền Lên Ngôi (The Ascent of Money).

Con Đường Tơ Lụa Mới – Hiện Tại Và Tương lai Của Thế Giới Mới

Con Đường Tơ Lụa Mới – Hiện Tại Và Tương lai Của Thế Giới Mới

Con đường Tơ lụa mới: Hiện tại và Tương lai của thế giới, tên tiếng Anh là The New Silk Roads: The Present and Future of the World của tác giả bán chạy theo danh sách của Sunday Times – Peter Frankopan – là phần hiện tại và tương lai của thế giới, nối tiếp sau phần về lịch sử thế giới được trình bày trong tác phẩm trước đó của ông có tên The Silk Roads: A New History of the World (Những con đường tơ lụa: Lịch sử mới về thế giới)).

Frankopan chia nội dung sách thành 5 phần, gồm:

  • Những con đường dẫn tới phương Đông
  • Những con đường dẫn tới trung tâm thế giới
  • Những con đường dẫn tới Bắc Kinh
  • Những con đường dẫn tới đối đầu
  • Những con đường dẫn tới tương lai

Bố cục sách thể hiện và khẳng định mạnh mẽ cái nhìn của Frankopan đối với xu hướng dịch chuyển quyền lực thế giới và trung tâm thế giới từ Tây sang Đông trong thế kỷ XXI. Cụ thể hơn, tác giả không ngần ngại chỉ ra cái tên quan trọng nhiều khả năng sẽ chính là trung tâm mới của thế giới: Bắc Kinh.

Điều này lập tức khiến chúng ta liên hệ đến một cụm thuật ngữ đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên báo chí và các phương tiện truyền thông trong nhiều năm trở lại đây. Đó chính là “Sáng kiến Vành đai, Con đường” (BRIC).

Nền Kinh Tế Tăng Trưởng Và Sụp Đổ Như Thế Nào

Nền Kinh Tế Tăng Trưởng Và Sụp Đổ Như Thế Nào

Hàng ngày, tất cả chúng ta đều tham gia vào các hoạt động kinh tế. Các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí, internet … cũng đầy rẫy những bài viết, phân tích hay đưa tin về các sự kiện kinh tế.

Tuy nhiên, với đa số người dân, kinh tế học dường như vẫn là điều gì đó khó hiểu, trừu tượng, một lĩnh vực mà chỉ các “chuyên gia” mới biết và dám bàn đến mà thôi.

Chính vì lẽ đó, trong những năm gần đây nhiều học giả kinh tế nước ngoài đã bắt đầu biên soạn những cuốn sách đơn giản, dễ hiểu, nhằm giới thiệu đến độc giả đại chúng những khái niệm cơ bản nhất của kính tế học, hy vọng giúp lĩnh vực khô khan này trở nên gần gũi hơn với mọi người. Cuốn sách này cũng nằm trong số đó.

Peter D. Schiff và Andrew J. Schiff đã biến những bài giảng khô khan về kinh tế học trở nên cực kỳ vui tươi và dễ hiểu. Rất nhiều tranh minh họa dí dỏm trong cuốn sách này cũng góp phần vào giá trị của nó.

Tư Bản Thế Kỷ 21

Tư Bản Thế Kỷ 21

  • Phân phối tài sản là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi và được thảo luận rộng rãi nhất thời nay. Nhưng thật ra, ta biết gì về quá trình tiến hóa của phân phối tài sản trong dài hạn?
  • Liệu sự tích lũy tư bản tư nhân có nhất thiết dẫn đến sự tập trung tài sản vào tay một nhóm ngày càng nhỏ, như niềm tin của Karl Marx hồi thế kỷ 19?
  • Hay là các áp lực cân bằng giữa tăng trưởng, cạnh tranh và tiến bộ công nghệ sẽ dẫn đến giảm bất bình đẳng và tăng tính đại đồng giữa các tầng lớp xã hội, như tư tưởng của Simon Kuznets thế kỷ 20?
  • Thật ra, ta biết gì về quá trình tiến hóa của tài sản và thu nhập từ thế kỷ 18, và ta rút ra những bài học gì từ những hiểu biết đó cho thời đại ngày nay?

Đây là những câu hỏi mà tác giả cố gắng trả lời trong quyển sách này. Những câu trả lời ở đây không hoàn hảo và chưa hoàn chỉnh, nhưng chúng dựa trên những dữ liệu lịch sử và so sánh rộng lớn hơn nhiều so với những dữ liệu của các nhà nghiên cứu trước đây.

Dữ liệu trong nghiên cứu này bao trùm ba thế kỷ và hơn 20 quốc gia, cũng như dựa trên một khung lý thuyết mới, qua đó giúp chúng ta tìm hiểu sâu xa hơn về những cơ chế vận động căn bản của tài sản và thu nhập..

Kinh Tế Học Viking: Cách Bắc Âu Thành Công Và Bài Học Cho Chúng Ta – Viking Economics

Kinh Tế Học Viking: Cách Bắc Âu Thành Công Và Bài Học Cho Chúng Ta – Viking Economics

George Lakey là một nhà hoạt động xã hội học và học giả. Ông từng là giáo sư tại Đại học Swarthmore trước khi nghỉ hưu. Cuốn sách gần đây nhất của ông, Kinh tế học Viking, là một trong chin cuốn sách nói về sự thay đổi và cách đạt được thay đổi. Ông đã tổ chức hơn 1.500 hội thảo về thay đổi xã hội trên năm châu lục và dẫn dắt các dự án ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế.

Ông đã nhận được Giải thưởng Hòa bình Martin Luther King, Jr., Giải thưởng Công bằng Xã hội Paul Robeson, Giải thưởng Giải quyết Xung đột Ashley Montague, được vinh danh là “Nhà giáo dục Hòa bình của năm” vào năm 2010, và nhận Giải thưởng “Hươu cao cổ vươn cổ vì lợi ích chung”.

George là một tín hữu Quaker, một người đồng tính có bốn cháu nội, ngoại.

Học giả và nhà hoạt động George Lakey thể hiện góc nhìn thú vị về nhà nước phúc lợi Bắc Âu — và cho thấy cách chúng ta có thể đạt đến một hệ thống kinh tế bình đẳng và công bằng hơn nhiều

Ở Mỹ, nhiều thành viên đảng Dân chủ coi Scandinavia như một miền đất hứa cửa sự bình đẳng, trong khi hầu hết các thành viên đảng Cộng hòa lo sợ rằng Bắc Âu là một điểm nóng của chủ nghĩa xã hội đang đe dọa tự do. Nhưng thông thường, cả cánh tả và cánh hữu đều có thể thống nhất một điều: hệ thống Bắc Âu không thể sao chép được cho Mỹ. Nước Mỹ quá lớn, hoặc quá cá nhân chủ nghĩa, hoặc quá khắt khe, hoặc quá… sao đó. Dù lý do là gì, điều đó là không thể, và chúng ta không nên phí công thử làm gì.

Đến đây thì George Lakey vào cuộc. Là một nhà hoạt động xã hội và học giả kỳ cựu, Lakey đã dành hàng chục năm nghiên cứu các nền kinh tế Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Iceland, và trong Kinh tế học Viking, ông tiết lộ rằng sự gắn bó sâu đậm của Scandinavia với nhà nước phúc lợi không lâu đời như chúng ta nghĩ. Cách đây không lâu, Scandinavia là một nơi bất bình đẳng hơn hiện nay nhiều, với sự gắn bó yếu hơn nhiều với phúc lợi xã hội của công dân mình. Bình đẳng không phải là đặc tính vốn dĩ của Scandinavia… vậy sao ta không thử nó ở đây?

Kinh tế học Viking vui và thú vị hơn bất kỳ cuốn sách kinh tế nào bạn từng đọc. Và, rất có thể, thuyết phục hơn! Khi đi từ lịch sử Na Uy thế kỷ 20 đến chi tiết các chính sách chăm sóc trẻ em của Thụy Điển, Lakey không bao giờ đánh mất khiếu hài hước hoặc tầm nhìn rộng rãi, hào phóng về một tương lai tốt đẹp hơn, bình đẳng hơn. Bằng cách giải thích rằng ngay cả những thử nghiệm lớn nhất của Scandinavia về bình đẳng xã hội cũng bắt nguồn từ những cuộc đấu tranh chính trị gần đây, Lakey giải thích về cách chúng ta cũng có thể làm được điều đó – và đập tan những cách hiểu thông thường.

Lời Thú Tội Mới Của Một Sát Thủ Kinh Tế

Lời Thú Tội Mới Của Một Sát Thủ Kinh Tế

“Những kẻ sát thủ kinh tế”, John Perkins viết: “Là những chuyên gia được trả lương hậu hĩnh để đi khắp thế giới và lừa đảo các nước trên toàn thế giới hàng tỷ đô la. Công cụ của những kẻ sát thủ này là những báo cáo tài chính lừa đảo, những cuộc bầu cử gian lận, những khoản tiền thưởng béo bở, những vụ tống tiền, tình cảm và giết người”.

John Perkins hẳn là phải rõ – ông đã từng là một kẻ sát thủ kinh tế. Công việc của ông là thuyết phục các nước có tầm quan trọng mang tính chiến lược đối với Mỹ – từ Indonesia cho đến Panama – chấp nhận vay những khoản tiền khổng lồ để phát triển cơ sở hạ tầng và đảm bảo rằng, các tập đoàn Mỹ thầu sẽ thắng thầu những dự án béo bở đó. Bị chất chồng bởi gánh nặng nợ nần, các nước này phải chịu sự kiểm soát của Chính phủ Mỹ, Ngân hàng Thế Giới và các tổ chức viện trợ khác mà Mỹ có ưu thế, họ như những kẻ cho vay nặng lãi – tự định đoạt các điều khoản trả nợ và ép chính phủ các nước phải quy phục.

Câu chuyện đời thực lạ thường đã vạch trần những mưu đồ quốc tế, những vụ tham nhũng, những hoạt động của các tập đoàn và chính phủ mà ít ai biết tới, và đang gây ra những hậu quả tàn khốc cho nền dân chủ Mỹ và toàn thế giới.

Sự Giàu Và Nghèo Của Các Dân Tộc

Sự Giàu Và Nghèo Của Các Dân Tộc

Trên thế giới có khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng chưa đến 20% là các quốc gia phát triển. Theo báo cáo của Oxfam (2018), 26 người giàu nhất thế giới sở hữu khối tài sản bằng với tài sản của 3,8 tỷ người thuộc nhóm nghèo nhất. Người giàu ngày càng giàu lên, trong khi người nghèo lại càng nghèo thêm. Vậy tại sao khoảng cách giàu nghèo lại lớn như vậy? Đây chính là câu hỏi mà David S.Landes tìm cách giải đáp trong cuốn sách Sự Giàu Và Nghèo Của Các Dân Tộc (The Wealth and the poverty of Nations).

Là một công trình đồ sộ, quyển sách chứa đựng những thông tin phong phú với lập luận sắc bén. Landes cho rằng chìa khóa của sự thịnh vượng của các quốc gia trong thời hiện đại chính là Cuộc cách mạng công nghiệp. Nếu muốn trở nên thịnh vượng, các quốc gia phải tiến hành công nghiệp hóa. Đi sâu hơn, ông lý giải nền tảng cho quá trình thực hiện Cách mạng công nghiệp ở các quốc gia. Thách thức những quan điểm cũ, ông cho rằng tài nguyên thiên nhiên (gồm cả cảnh quan, nguồn nước, đất đai, khoáng chất, khí hậu) quan trọng nhưng không đủ, vị trí địa lý cũng không phải là định mệnh. Điều quan trọng nhất để làm nên cuộc Cách mạng công nghiệp ở từng quốc gia luôn phụ thuộc vào nền văn hóa là nền tảng cho xã hội và những giá trị được bảo tồn trong xã hội đó. Sự thịnh vượng mà thiếu đi những đặc điểm văn hóa phù hợp, chưa bao giờ ổn định và bền vững.

Lược Sử Kinh Tế Học

Lược Sử Kinh Tế Học

Bạn chỉ còn đúng năm phút để tới kịp lễ khai mạc buổi hội thảo vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp của mình trong khi vẫn đang loay hoay tìm chỗ đậu xe, và bạn chỉ có hai lựa chọn: chấp nhận bị phạt hành chính vì đỗ xe sai nơi quy định để tới hội thảo đúng giờ hay tiếp tục tìm kiếm bãi đỗ xe và đến muộn.

Đây chỉ là một ví dụ trong vô số bài toán kinh tế mà mỗi chúng ta phải giải hằng ngày. Như vậy, kinh tế học hóa ra không chỉ là một lĩnh vực tri thức cao siêu, xa vời dành riêng cho những nhà kinh tế học, chính khách hay doanh nhân, nó hiện diện trong mọi quyết định lớn nhỏ của đời sống. Nhận thức được tầm quan trọng của những hiểu biết kinh tế học căn bản đối với con người trong xã hội đương đại nhiều biến động khó lường, Niall Kishtainy đã trang bị cho độc giả đại chúng một “công cụ” sắc bén, hữu ích mà lại rất dễ dàng tiếp cận.

Lược sử kinh tế học chọn lọc và trình bày theo trật tự biên niên những hình thái, học thuyết, vấn đề và quy luật kinh tế then chốt trong các xã hội phương Tây suốt mấy ngàn năm qua với một góc nhìn khách quan, cách diễn giải cuốn hút và những ví dụ minh họa rất sinh động, gần gũi. Có lẽ, không ít độc giả, sau khi gấp cuốn sách này lại, sẽ không còn muốn chuyển kênh khi chương trình ti vi tường thuật một buổi tọa đàm của các chuyên gia kinh tế.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button