17 sách phê bình văn học hay giúp bạn hiểu hơn về thế giới văn học

17 cuốn sách phê bình văn học hay giúp bạn hiểu cách phân tích, đánh giá và phê bình các tác phẩm văn học.

Dưới Mắt Tôi – Trương Chính

Dưới Mắt Tôi – Trương Chính

Trương Chính từng nói: “Nhiệm vụ nhà phê bình không những là phải biết lựa lọc để tìm nâng giấc những tài năng mới phát triển, và đánh đổ những định kiến thiên lệch, những dư luận sai lầm, những lời bình phẩm nông nổi của một số người đối với những kiệt tác. Nhà phê bình còn phải trừ thải những cây bút không tương lai, sắp đặt lại thứ bực đích đáng cho các nhà văn.”

Dưới mắt tôi được Trương Chính viết năm 23 tuổi, cái tuổi đủ ngạo khí để nói lên những quan niệm văn chương của mình, đủ dũng khí để phản biện lại những quan điểm không giống mình, đủ cả tinh thần và khí lực để chiến đấu mở cho mình một con đường mới trong địa hạt văn chương.

Nhiều người đọc sẽ rất thích Trương Chính vì quan điểm ấy, cũng như cái cách ông thẳng thắn trong phê bình văn chương. Cái cách ông ước định tương lai và bút lực của nhà văn, cái cách ông dùng từ phũ phàng, hoặc cả cái cách đánh giá khắt khe, trắng phớ khen chê.

Hãy Cầm Lấy Và Đọc

Hãy Cầm Lấy Và Đọc

“Những bài viết tập hợp trong cuốn sách này, trực tiếp hay gián tiếp, đều có liên quan đến vấn đề văn hóa đọc và đã được công bố trên các báo Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cuối Tuần, Thanh Niên, Người Lao Động, Phụ Nữ, Pháp Luật, Nhà Văn, Quán Văn, Văn Nghệ, Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Lý luận – phê bình văn học nghệ thuật, Sài Gòn Tiếp Thị, Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần…

Khi đưa vào sách, chúng tôi có lược bỏ một số đoạn trùng lặp và một vài số liệu đã mất thời gian tính. Cuốn sách gồm hai phần. Phần đầu dành cho những bài viết bàn về việc đọc sách cùng một số hiện tượng của xuất bản và tiếp nhận văn học. Phần sau là những bài viết về một số tác giả, tác phẩm văn học hiện đại mà người viết có cơ may tiếp xúc. Nhằm phục vụ kịp thời cho báo chí, những bài viết trong tập này thường có tính chất giới thiệu, điểm sách nên không tránh khỏi hạn chế, mong bạn đọc lượng thứ. Chúng tôi chỉ hy vọng cuốn sách ghi nhận và làm chứng cho một vài phương diện của đời sống văn hóa, văn học những năm gần đây. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban biên tập các báo nói trên.”

(Huỳnh Như Phương)

Nguyễn Nhật Ánh – Hiệp Sĩ Của Tuổi Thơ

Nguyễn Nhật Ánh – Hiệp Sĩ Của Tuổi Thơ

“Tập sách là kết quả nghiên cứu bước đầu của một số tiếng nói trong giới phê bình nghiên cứu, giảng dạy văn học, của một số nhà văn có chung niềm đam mê sáng tác cho thiếu nhi – những người “đồng bệnh” với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Do chỉ là những tiếng nói đầu tiên về Nguyễn Nhật Ánh, nên chúng chỉ là những phác thảo mang tính nhận diện, đối thoại, gợi dẫn, đặt trong nhiều tiếng nói trân quý khác.

Cống hiến của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đang còn tiếp tục. Công cuộc nghiên cứu, phê bình, giảng dạy và quảng bá về Nguyễn Nhật Ánh vẫn còn tiếp tục. Quyển sách này như một lời tri âm, tri ân đối với nhà văn. Cũng lại như tri âm với tất thảy độc giả thuộc nhiều thế hệ đã đọc và rồi sẽ đọc Nguyễn Nhật Ánh.”

(PGS. TS, Nhà nghiên cứu phê bình văn học Văn Giá)

Lịch Sử Văn Học Anh Quốc

Lịch Sử Văn Học Anh Quốc

Michael Alexander là giáo sư văn chương của Viện Đại Học S. Andrews. Ông vừa là nhà thơ vừa là dịch giả, đồng thời là người có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm môn văn chương Anh quốc, cả cổ văn lẫn kim văn, tại các trường đại học châu Âu.

“Lịch sử văn học Anh quốc của giáo sư Alexander là một tác phẩm đứng đắn được trình bày sáng sủa, dễ hiểu, và có sức thuyết phục. Đây là một công trình nghiên cứu văn học tỏ ra hết sừc đắc dụng đối với sinh viên, giáo viên và các độc giả phổ thông, cũng như đối với những người muốn truy tìm tư kiệu tham khảo. Tuy nhiên, trên tất cả những điều ấy, đây chính là một thành tựu của lý trí và óc phê bình, nhưng lại không hề mang tính cách cao siêu hay xa lạ.”

(Chris Wallace Crabbe, giáo sư Viện Đại Học Melbourne – Australia)

Phê Bình Văn Học Thế Kỷ XX

Phê Bình Văn Học Thế Kỷ XX

Phê Bình Văn Học Thế Kỷ XX của Thụy Khuê, cho đến thời điểm này, là công trình tiếng Việt đầu tiên và duy nhất thực hiện tham vọng lớn lao: thuật lại con đường đi của những trào lưu phê bình văn học lớn trong thế kỷ XX.

Xuất phát từ nguồn gốc với người thầy cổ đại Aristote, tác giả đi qua phê bình lịch sử và thực chứng, qua phê bình phân tâm học củaFreud, tới cha đẻ của nền phê bình hiện đại – de Saussure, trường phái Hình thức và Cấu trúc của Nga với Bakhtin, xã hội học văn chương với LeoSpitzer, phương pháp so sánh của Auerbach, phê bình Ý thức với Raymond và Poulet, phê bình phân tâm hiện sinh của Sartre, phân tâm vật chất của Bachelard, trường phái bác ngữ học Đức, lý thuyết Ký hiệu học của Eco và Barthes, và dừng lại ở câu chuyện Hậu hiện đại thực chất là gì.

Với những lý giải cặn kẽ, những đúc kết giàu tính khoa học và có hệ thống chặt chẽ, được trình bày trong một lối viết sáng tỏ và hấp dẫn, cuốn sách cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về phê bình văn học trên thế giới, cùng những liên hệ sát sao đến đời sống phê bình văn học Việt Nam. Một cuốn sách dường như không thể bỏ qua bởi những người say mê, muốn tìm hiểu sâu sắc về văn chương, bởi, nói như Thụy Khuê: “Khi cả người viết lẫn người đọc, cùng hiểu rõ hành động viết và tác động của chữ nghĩa, thì con đường phát triển văn chương nghệ thuật sẽ trở thành đại lộ.”

Những Phương Pháp Của Ngôn Ngữ Học Cấu Trúc

Những Phương Pháp Của Ngôn Ngữ Học Cấu Trúc

Các phương pháp được sử dụng trong ngôn ngữ học mô tả, hoặc ngôn ngữ học cấu trúc, được trình bày trong cuốn sách này. Như vậy, nó được thiết kế để minh họa các phương pháp mà các nhà ngôn ngữ học có thể sử dụng trong quá trình nghiên cứu hơn là đưa ra một trường hợp phân tích cấu trúc có thể rút ra từ những cuộc nghiên cứu đó.

Các phương pháp nghiên cứu được sắp xếp dưới dạng thức những thao tác phân tích (procedures of analysis) kế tiếp theo nhau mà nhà ngôn ngữ học dùng để xử lí các cứ liệu của mình.

Chúng tôi hi vọng rằng lối trình bày các phương pháp dưới dạng thức và theo trình tự từng thao tác có thể góp phần giảm bớt cái ấn tượng ảo thuật và phiền phức thường đi đôi với những cách phân tích ngôn ngữ học tế nhị hơn.

Phê Bình Văn Học Việt Nam Hiện Đại

Phê Bình Văn Học Việt Nam Hiện Đại

Phê bình Văn học Việt Nam hiện đại của Trịnh Bá Đĩnh trình bày những vấn đề cốt yếu đời sống lý luận phê bình văn học Việt Nam hiện đại và đương đại: Phương pháp phê bình và lịch sử phê bình, việc kế thừa di sản lý luận phê bình truyền thống và tiếp thu các trào lưu lý luận nước ngoài, các hiện tượng còn gây tranh cãi, quan điểm mới về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, văn học và ngôn ngữ, nhà văn và độc giả.

Cuốn sách cần thiết đối với những nhà hoạt động văn hóa văn nghệ và bạn đọc yêu mến, quan tâm đến văn học.

Phê Bình Kí Hiệu Học – Đọc Văn Như Là Hành Trình Tái Thiết Ngôn Ngữ

Phê Bình Kí Hiệu Học – Đọc Văn Như Là Hành Trình Tái Thiết Ngôn Ngữ

Trên thế giới, kí hiệu học đã được nghiên cứu như là khoa học về kí hiệu từ đầu thế kỷ XX, và sau đó nó phát triển rầm rộ, lan rộng và được vận dụng ở khắp các nước từ Nga qua Mĩ, từ Tây Âu đến Đông Âu. Ở Việt Nam, kí hiệu học được khởi xướng bởi nhà nghiên cứu Phan Ngọc, Hoàng Trinh, tuy nhiên, mãi những năm gần đây, kí hiệu học mới được dịch và ứng dụng như một lí thuyết bởi các nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, Lã Nguyên… Với mục đích đưa phê bình kí hiệu học đến gần và “dễ hiểu” hơn với độc giả, như một cách tiếp cận mới để tìm ra cái hay, cái đẹp của văn học nghệ thuật, đem đến đời sống tinh thần phong phú cho độc giả, NXB Phụ nữ xin giới thiệu với bạn đọc cuốn Phê bình kí hiệu học – Đọc văn như là hành trình tái thiết ngôn ngữ của nhà phê bình Lã Nguyên.

Phê bình kí hiệu học của Lã Nguyên là cuốn sách phát hiện lại lí thuyết trên một chất liệu mới là các tác phẩm văn học Việt Nam, tác giả hướng đến việc tái cấu trúc các hệ thống ngôn ngữ đặc thù làm nên các loại hình diễn ngôn trong văn học nghệ thuật của một giai đoạn lịch sử và trong sáng tác của một số nhà văn, nghệ sĩ.

Giăng Lưới Bắt Chim

Giăng Lưới Bắt Chim

Giăng Lưới Bắt Chim là một tập hợp những bài tạp văn, tiểu luận, phê bình, giới thiệu và ghi chú của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã đăng trên các báo, tạp chí và mạng Internet từ năm 1998 đến năm 2009.

I. Tạp văn, tiểu luận, phê bình

  • Một góc sơ suất trong thế giới nội tâm nhà văn
  • Khoảng trống ai lấp được trong tư tưởng nhà văn
  • Con đường của nhà thơ
  • Con đường văn học
  • Nhà văn và bốn trùm “Mafia”
  • Bàn thêm về quà phở của người Hà Nội
  • Lưới thơ
  • Xong rồi chả biết đi đâu
  • Cười lên đi
  • Không nhạt

II. Ghi chú trong các truyện ngắn

Việt Nam Thi Ca Luận Và Văn Chương Xã Hội

Việt Nam Thi Ca Luận Và Văn Chương Xã Hội

Với Lương Đức Thiệp, Văn học là sản phẩm và vũ khí của đấu tranh đẳng cấp. Văn chương dùng để gieo rắc những ý tưởng vào ý thức dân chúng. Xung đột đẳng cấp càng gắt gao, thì “vũ khí” phải càng sắc bén. Dù văn sĩ “lẻ loi” và “vô tư” đến đâu cũng phải chịu sức chi phối âm u của quyền lợi đẳng cấp.

Còn với Thi ca, cái áo thi sĩ phải mặc cho thi ca phải nhuộm bằng màu tươi thắm của cảm tình và giặt bằng linh hồn trong trắng của thi nhân. Và muốn ngăn Thi ca khỏi đi hoang sang bờ bến khác, thi sĩ phải lấy ý chí mà định một khu vực độc lập cho thi ca. Được thảnh thơi trong vườn Nghệ thuật, thi ca sẽ ra những đóa hoa vẹn Sắc Hương!…

Việt Nam Thi ca luận và Văn chương xã hội không chỉ là xem thời thế luận thi ca, xem thi ca mà luận thi sĩ, xem xã hội mà luận văn chương, xem văn chương mà luận văn sĩ, mà Lương Đức Thiệp còn đưa ra những phương pháp luận về thi ca cùng thi sĩ, những phân tích thấu đáo về nhà văn và tác phẩm, những nhận định rất đúng đắn về văn chương và xã hội. Bằng những phương pháp suy luận lý tính, bằng những cảm nhận rất trực quan, bằng những lý luận rất sắc bén, cộng thêm sự sùng bái Việt ngữ, tôn thờ những giá trị dân gian, Lương Đức Thiệp đã vạch ra được cho người đọc đang rối mù trong rừng thi ca chủ nghĩa một con đường sáng, đưa ra được những kết luận về văn chương và thời cuộc, cùng những bình luận rất khách quan về đặc tính cá nhân của từng nhà văn và đẳng cấp của họ, mong xây dựng một lâu đài văn học nguy nga, góp phần dựng lên nền quốc học nước nhà vững chãi.

Thi Nhân Việt Nam

Thi Nhân Việt Nam

Hơn nửa thế kỷ trước đây, phong trào Thơ mới đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền văn học trước Cách mạng tháng Tám của đất nước. Các thi sĩ của thuở ấy đã đem lại cho bạn đọc một tiếng nói mới, phản ánh khá trung thực tâm trạng của cả một lớp thanh niên tiểu tư sản trong cuộc sống có nhiều đau buồn, trăn trở và đôi khí bế tắc trước hiện trạng của đất nước thời bấy giờ. Với sự đổi mới mạnh mẽ của hình thức nghệ thuật. Thơ mới thực sự đã thu hút được sự chú ý của khá đông đảo bạn đọc yêu thơ và đó cũng là một đóng góp có ý nghĩa vào sự phát triển của thể loại và chứng minh khả năng biểu đạt phong phú của tiếng Việt.

Ngay lúc bấy giờ hai tác giả Hoài Thanh và Hoài Châu đã sớm nhận ra giá trị ấy đã kịp thời sưu tầm, giới thiệu các thành tựu của phong trào Thơ mới qua tác phẩm “Thi nhân Việt Nam” và đã cho xuất bản vào đầu năm 1942.

“Thi nhân Việt Nam” là sự khám phá và đánh giá đầu tiên đối với Thơ mới. Chúng ta đều biết việc lựa chọn tác phẩm và tác giả đương thời, nhất là những người mới xuất hiện trên văn đàn, là một việc làm hết sức khó khăn, nhưng với sự cảm thụ khá sâu sắc và cái nhìn tinh tế, các tác giả đã chọn được một chùm hoa giàu hương sắc trong vườn thơ mới đã gửi tặng những người yêu thơ. Chính vì thế “Thi nhân Việt Nam” đã được bạn đọc cả nước đón nhận và tán thưởng.

Thơ Mới – Những Chuyện Chưa Bao Giờ Cũ

Thơ Mới – Những Chuyện Chưa Bao Giờ Cũ

Thơ mới (1932-1945) – “Một thời đại trong thi ca” – cho đến nay vẫn còn ẩn chứa biết bao sự kiện, bao nhiêu khía cạnh, bao nhiêu mảng màu và chi tiết thú vị.

Để đánh giá toàn cảnh bức tranh lịch sử phong trào Thơ mới đòi hỏi phải tìm trở lại những tài liệu nguyên gốc, những tiếng nói ban sơ, chân thực, trực cảm, trực giác, trực diện, trong đúng không khí, môi trường, cảnh quan, sinh quyển và thực sự là tiếng nói của “thời Thơ mới bàn về Thơ mới”.

Cuốn sách Thơ Mới – Những Chuyện Chưa Bao Giờ Cũ – Người đương thời Thơ mới bàn về tác gia Thơ mới của Nguyễn Hữu Sơn tập hợp lại những đánh giá của “người đương thời Thơ mới” về 12 tác giả tiêu biểu đã xuất hiện và làm nên hồn cốt phong trào Thơ mới: Đông Hồ, Nam Trân, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Bích Khê, Huy Thông, Nguyễn Bính, Huy Cận, Chế Lan Viên. Đây là công trình sưu tập, khảo luận, luận bình, giới thiệu đồ sộ và có giá trị tư liệu quý.

Cuộc Phiêu Lưu Của Những Cái Tôi

Cuộc Phiêu Lưu Của Những Cái Tôi

“Tôi và Phong Điệp đều sinh năm 1976. Khi tôi còn đang mò mẫm trong “đường hầm tối” của số phận, cặm cụi kiếm từng con chữ trong căn phòng 10 mét vuông ở một làng nhỏ, Phong Điệp đã bắt đầu được biết đến như một cây bút trẻ đầy triển vọng. Tôi đọc Phong Điệp, thấy ưng cô ở cách khai thác những vấn đề xã hội, nhân sinh, và ưa những kết truyện bao dung, ấm áp của cô. Sau này thật không ngờ, tôi lại ra nhập giới lao động văn chương và chúng tôi có không ít cơ hội đối thoại với nhau. Tôi có thể nói rằng trong các cuộc đối thoại giữa tôi và Phong Điệp chúng tôi là những nhà văn trẻ ưa sự thẳng thắn. Cả hai chúng tôi đều là những người nói sau khi đã làm và không có ý định chiếm mặt báo cho sự tán dương nhạt nhẽo và những chuyện vô bổ.

Mỗi khi Phong Điệp mở đầu một cuộc phỏng vấn tôi đều bảo cô: “Nếu cậu nghĩ được câu hỏi hay, câu hỏi mới thì cậu hãy phỏng vấn nhé”. Kết quả là tôi luôn nhận được những câu hỏi thẳng thắn và gai góc. Chẳng hạn, khi cuốn tự truyện “Không gục ngã” của tôi ra đời, được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt, phỏng vấn tôi về tác phẩm này, Phong Điệp hỏi: “Liệu có điều gì/ sự thật nào chị phải né tránh trong quá trình viết cuốn tự truyện này?”. Đằng sau câu hỏi của Điệp tôi cảm thấy có một lời nhắc nhở: “Chị phải tự chịu trách nhiệm về tuyên bố của mình đấy nhé”. Và tôi quyết định trả lời câu hỏi này đúng như sự thật yêu cầu.

Thỉnh thoảng, với báo chí, tôi thấy mình bị làm phiền, nhưng với Phong Điệp, hơn một lần tôi phải cảm ơn cô đã cho tôi cơ hội bày tỏ quan điểm, cảm giác của mình về cách nhìn thiếu công bằng đối với những thành công của những người khuyết tật làm nghệ thuật. Hơn bất cứ lĩnh vực nào, lĩnh vực nghệ thuật không phân biệt người bình thường hay người khuyết tật, và không có sự châm trước hay sự cộng thêm điểm vì hoàn cảnh, mà chỉ tài năng và sự lao động miệt mài mới có thể thực sự cất lên tiếng nói đích thực. Cũng cần phải nói rằng có duyên mới ngồi được với nhau, và phải có sự quan tâm, thấu hiểu và tương đồng nhất định người ta mới có đủ hứng thú để dõi theo nhau trên những chặng đường dài và gian nan của cuộc sống.

Tôi và Phong Điệp vẫn để ngỏ cho nhau những cơ hội đối thoại mới. Thực ra, chúng tôi luôn luôn có cơ hội đối thoại với nhau qua những tác phẩm văn chương của mỗi người. Cả khi viết và khi ngồi đối thoại với nhau chúng tôi đều có những mối quan tâm chung về xã hội, về cuộc sống, về số phận của những người trẻ, những người phụ nữ cầm bút của thời đại này, ở đất nước chúng ta. Chúng tôi trăn trở nhiều hơn tự hào. Và nếu có điều gì đó để nói về bản thân, chúng tôi chỉ dám nói rằng mình là những người trẻ lao động một cách chăm chỉ và nghiêm túc trên cánh đồng văn chương và không tự huyễn hoặc về những mùa màng không thuộc về mình.”

(Nguyễn Bích Lan)

Những Khu Vực Văn Học Ngoại Biên

Những Khu Vực Văn Học Ngoại Biên

Cuốn sách này nghiên cứu các vấn đề văn học nổi lên trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI.

Văn học ngoại biên, là những khu vực “không an toàn”, hiểu theo nhiều nghĩa. Tuy nhiên đây cũng là khu vực năng động nhất của văn hóa, là không gian cởi mở nhất cho sự nảy sinh những khả thể khác, cho sự giải cấu trúc những chuẩn mực, quy phạm.

Không gian ngoại biên ấy hiện diện ở mọi thời đại văn hóa và ở thời đại nào, nó cũng dung nạp những sự lệch chuẩn, thách thức, khiêu khích nhưng cũng chính vì thế, nó luôn tiềm tàng sức sống, là không gian của văn hóa trẻ, là môi trường của nhiều cách tân, đột phá.

Tố Hữu – Tác Phẩm Và Lời Bình

Tố Hữu – Tác Phẩm Và Lời Bình

“Ai đó nói rằng những bài thơ hay luôn có cách để tìm được nơi lưu trú trong trái tim con người. Kinh thi vẫn được khôi phục lại bằng trí nhớ của nhân dân cho dù Tần Thủy Hoàng bao lần tìm cách thiêu chúng trong lửa. Truyện Kiều vẫn được nhân dân thuộc lòng và có thể đọc ngược từ câu cuối đến câu đầu. Ca dao dân ca vẫn nằm lòng từ ngàn đời trong trí nhớ của cả những người không biết chữ.

Trong chừng mực nào đó, nếu trong muôn một, văn bản thơ Tố Hữu bị biến mất, có thể những người cùng thời với ông sẽ tìm cách khôi phục lại từ trí nhớ của họ một cách không đến nỗi khó khăn lắm( ) Cũng như thơ của bất cứ nhà thơ nào khác, thơ Tố Hữu cũng đang chịu sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian. Thời gian sẽ vượt qua những gì không phù hợp và biết cách giữ lại những gì đã làm xúc động sâu sắc trái tim mỗi con người.”

(Lê Thành Nghị)

Âm Vị Học Và Tuyến Tính – Suy Nghĩ Về Các Định Đề Của Âm Vị Học Đương Đại

Âm Vị Học Và Tuyến Tính – Suy Nghĩ Về Các Định Đề Của Âm Vị Học Đương Đại

Cuốn sách này là một bản dịch từ nguyên văn cuốn “Phonologie et linéarité” viết xong năm 1980 và xuất bản năm 1985 ở Paris do Hội Nghiên cứu Ngôn ngữ học và Nhân loại học Pháp quốc (SELAF)…

Nội dung chủ yếu của cuốn sách vốn là một luận đề phê phán những định kiến sai lầm đã vô hình trung lọt vào những nguyên lý làm cơ sở cho lý thuyết âm vị học cổ điển vốn chỉ phản ánh cách tri giác đặc thù của những người bản ngữ tiếng châu Âu, mong tìm ra những nguyên lý thực sự ngôn ngữ học và những thủ pháp hữu hiệu làm cho âm vị học có được tính phổ quát đích thực.

Trong khi làm như vậy dĩ nhiên người viết phải soát kĩ toàn bộ vốn tri thức và phương pháp của âm vị học đương đại, kể cả những điểm sơ đẳng nhất, cho nên tôi hy vọng cuốn sách sẽ có ích cho cả những người không chuyên, dù đó là những người không tán thành quan điểm của tác giả ngay từ đầu…

Lược Khảo Văn Học III – Nghiên Cứu Và Phê Bình Văn Học

Lược Khảo Văn Học III – Nghiên Cứu Và Phê Bình Văn Học

Trong những năm 1963-1968, NXB Nam Sơn ở Sài Gòn đã ấn hành bộ sách Lược khảo văn học của Nguyễn Văn Trung, gồm ba tập: Những vấn đề tổng quát, Ngôn ngữ văn chương và kịch, Nghiên cứu và phê bình văn học. Là tài liệu tham khảo của sinh viên Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm, bộ sách này sớm được Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Giáo dục tái bản ngay sau khi ra đời.

Là Giáo sư Triết học, Nguyễn Văn Trung có điều kiện đi sâu tìm hiểu và vận dụng thành tựu của những trào lưu mỹ học đương thời: phân tâm học, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc, tiểu thuyết mới, phê bình mới, lý thuyết tiếp nhận. Bộ sách giúp độc giả làm quen với tên tuổi và quan niệm của những học giả nổi tiếng ở phương Tây: F. de Saussure, R. Jakobson, G. Lanson, J.P. Sartre. Có thể nói, cho đến thời điểm ấy ở nước ta, đây là bộ sách lý luận văn học cập nhật những tư tưởng hiện đại một cách hệ thống nhất.

Trong ý hướng góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra từ lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Văn Trung đã liên hệ lý thuyết với thực tiễn văn học dân tộc và bước đầu đưa ra những gợi ý cho người sáng tác, phê bình.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button