9 sách hay về lịch sử Hà Nội để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc

9 cuốn sách hay về lịch sử Hà Nội du hành về quá khứ của thủ đô, từ xa xưa đến thời Pháp thuộc, nhiều sự kiện lớn nhỏ, nhân vật lịch sử và địa danh nổi tiếng.

Hà Nội Nghìn Xưa

Hà Nội Nghìn Xưa

Trước sự phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế xã hội, mỗi cá nhân, nhất là thế hệ trẻ, cần phải nâng cao và mở rộng nhận thức về nhiều mặt của cuộc sống để có thể phù hợp với những chuẩn mực của hiện tại và tương lai. Có rất nhiều thông tin không có trong hệ thống sách giáo khoa hay chương trình học nhưng lại góp phần quan trọng vào sự trưởng thành của học sinh. Sự hiểu biết đó thường được hình thành và củng cố thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau. phát triển toàn diện của loài người

Trên thực tế, có rất nhiều thứ đơn giản được bán và thông tin thường được chia sẻ có vẻ là kiến ​​​​thức phổ biến; nhưng, khi ai đó đặt ra câu hỏi, ‘Nó đã từng xảy ra chưa?’ Tại sao…? Sau đó, nhiều cá nhân không thể trả lời vì họ không biết nguồn gốc. Để minh họa bằng ví dụ: Bất kỳ ai là người nói tiếng Việt bản ngữ đều có thể nói ngay rằng tên của thủ đô là ‘Hà Nội’, nhưng rất ít người có thể xác định chính xác thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên khi nào.

Cuốn sách “Hà Nội Nghìn Xưa” của hai nhà văn Trần Quốc Vượng và Vũ Tuân Sán có thể giúp người đọc làm quen và nhận thức đúng đắn những nét đặc trưng cơ bản của văn hóa truyền thống Thăng Long ngàn năm.

Lịch Sử Hà Nội – Philippe Papin

Lịch Sử Hà Nội – Philippe Papin

Đền chùa, cung điện, biệt thự thời Pháp và những công trình kiến trúc Liên Xô, lịch sử Hà Nội từ xưa đến nay, từ vinh quang đến đau khổ, luôn diễn ra giữa hai thế giới Á, Âu. Sau một thời gian dài dưới chế độ Bắc thuộc, năm 1010, Thăng Long đã vươn mình bay lên. Trong các thế kỷ sau đó, qua những triều đại nối tiếp nhau, Thăng Long đã thực sự trở thành một kinh đô phát triển rực rỡ vào thế kỷ thứ XV, dưới thời Lê, đánh dấu đỉnh cao của Nhà nước Nho giáo.

Trí thức và quan lại tấp nập ra vào trong triều, chi tiêu, mua sắm làm giàu cho khu thị dân, trong khi tiếng tăm của các viện sĩ thuộc Hàn lâm Viện lan rộng tới cả ngoại bang. Mặc dù luôn có những biến cố trong hoàng cung, kinh đô của Bắc Kỳ đã khắc sâu trong tâm tưởng của những lữ khách phương Tây bỏ neo bên bờ sông Hồng vào thế kỷ XVII.

Rồi Hà Nội là thành phố của “ba sáu phố phường”, của những người buôn bán và thợ thủ công với những phố Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Trống, Hàng Giầy. Thành phố đánh mất vai trò thủ đô vào đầu thế kỷ XIX để rồi, trớ trêu thay, lại trở thành thủ đô dưới thời Pháp thuộc. Trong hơn nửa thế kỷ, Hà Nội là thủ phủ của toàn cõi Đông Dương. Giai đoạn này đã để lại cho Hà Nội những công trình hoành tráng, những biệt thự xinh đẹp giờ đây trở thành di sản của thành phố bên cạnh các làng, các phường, cùng đền chùa và Văn Miếu.

Philippe Papin là cựu học sinh khoa sử trường Đại học Sư phạm Saint-Cloud, từng là thành viên của Viện Viễn Đông Bác cổ, đã sống ở Hà Nội từ năm 1991 đến năm 2004, hiện nay là giáo sư trường Cao học Thực hành thuộc trường Đại học Sorbonne.

Hà Nội Nửa Đầu Thế Kỷ XX – Tập 1

Hà Nội Nửa Đầu Thế Kỷ XX  – Tập 1

“Đi săn tài liệu thật giống như anh chàng đi săn con chim, đi câu con cá, có phải đúng cái ngày ‘gặp gái’, cũng như có ngày gặp may không. Công phu chuẩn bị bản đồ, giấy tờ, tư liệu, đạp xe đường dài, đến nơi lại không gặp người định gặp. Đi các làng ngoại thành mới mất công chứ: họ đi họp, đi chơi vắng nhà. Bực mình nhất là gặp những người mình đặt nhiều hy vọng, mà khi gặp thì có người không chịu nói: ‘Bây giờ chuyện bát gạo mớ rau no cái bụng đã, rỗi hơi đâu mà nhắc lại chuyện đời xưa!’ Có người lại quá cảnh giác: ‘Thời buổi này tin ai được. Dò la chuyện ông cha nhà người ta để làm gì?’

Một điều đáng quan tâm là nhiều khi thấy mình rõ ràng là chạy đua với thời gian. Hầu hết những người mình tìm hỏi đều trên 70 tuổi, có người đã ngoài 90, cái tuổi ‘cổ lai hi’, không tìm hỏi nhanh, năm tháng của họ như đếm trên đầu ngón tay, họ mất đi thì còn đâu nhân chứng. Những cảnh ‘ngọn đèn trước gió’ thật đáng ngại… Thật là chạy đua với Thần Chết chứ không còn chạy đua với thời gian. Nhiều cụ người ta giới thiệu cho tôi, tìm đến nơi thì các cụ không còn nữa. Như sư bà chùa Thạch Khối Bến Nứa, biết từ khi Tây xây móng cầu Sông Cái, chỗ đầu Hàng Đậu, Bến Nứa, bên ngoài chợ Đồng Xuân thế nào, pho sử sống về Hà Nội đó, cụ đã đem về thế giới bên kia.

Tuy nhiên, ‘người bỏ công thì trời chẳng phụ’. Nói chung, khi biết đến công việc của tôi đang làm, thì thường ai gặp tôi cũng nhiệt tình giúp đỡ. Do vậy mà tôi đã hỏi chuyện được trên 350 người và ghi được ngót bốn mươi quyển vở những tư liệu rất tốt, bổ sung cho tư liệu lấy trong sách in đọc ở thư viện.

Tất cả những bạn quen từ lâu hay mới biết về sau, có người dù chỉ gặp một lần, tôi đều coi như đồng tác giả của bộ sách này.”

(Nguyễn Văn Uẩn)

Lịch Sử Thủ Đô Hà Nội – Trần Huy Liệu

Lịch Sử Thủ Đô Hà Nội – Trần Huy Liệu

Hà Nội không những có một vị trí và một vai trò quan trọng trong lịch sử, mà còn có một lịch sử xây dựng rất đáng tự hào. Chỉ kể từ khi định đô Thăng Long đến nay, Hà Nội cũng đã là một trong những thủ đô lâu đời trên thế giới. Điều đó cho thấy, sự phát triển rất sớm và sự trường tồn mạnh mẽ của dân tộc ta trong lịch sử.

Thủ đô Hà Nội là một thành phố đẹp trong các thời trước. Kinh thành Thăng Long với hàng trăm cung điện đền đài nguy nga, tráng lệ, cùng rất nhiều công trình kiến trúc kế tiếp… Hà Nội xưa đã là trung tâm văn hóa của cả nước. Lịch sử hào hùng và đầy tự hào của Hà Nội sẽ được khắc họa sắc nét và đầy đủ qua cuốn sách Lịch Sử Thủ Đô Hà Nội.

Cuốn sách giới thiệu với bạn đọc cái quá khứ vẻ vang và triển vọng tốt đẹp của thủ đô Hà Nội. Lịch Sử Thủ Đô Hà Nội là cuốn sách đầu tiên viết về Hà Nội một cách toàn diện, có hệ thống về mọi mặt, theo quá trình phát triển lịch sử của nó…

36 Dấu Ấn Lịch Sử Văn Hóa Hà Nội

36 Dấu Ấn Lịch Sử Văn Hóa Hà Nội

Cũng như nhiều mặt khác của văn hóa dân gian Thăng Long, lễ thức, phong tục ở đây vừa mang nặng những truyền thống cố hữu của cộng đồng người Việt lại vừa có những sắc thái khu biệt…

Mục Lục

  • 1. Thăng Long dưới thời Phục Hưng của Đại Việt
  • 2. Lý Công Uẩn – Kiến trúc sư của Thăng Long nghìn năm tuổi
  • 3. Trang phục người Hà Nội
  • 4. Tết của người Hà Nội
  • 5. Thăng Long thời Trần
  • 6. Tâm sự về những ngôi nhà Hà Nội
  • 7. Ga Hàng Cỏ Và Con tàu Việt Nam
  • 8. Cha ông ta cử người đứng đầu Thăng Long – Hà Nội
  • 9. Đài Nghiên Rơi Lệ
  • 10. Chuyện về một người mẫu Hà thành
  • 11. Xe điện Bờ Hồ: nghe rì rầm, leng keng
  • 12. Để chiến thắng giặc Nguyên Mông hùng mạnh
  • 13. Trấn cổ nhất đất Thăng Long
  • 14. Học giả Nguyễn Văn Vĩnh và chữ Việt
  • 15. Tục ăn trầu của người Hà Nội
  • 16. Kiến trúc trường học phong cách địa phương Pháp ở Hà Nội
  • 17. Tổng quan về phong tục Hà Nội – Truyền thống và hiện đại
  • 18. Kinh thành và Hoàng thành thời Lý
  • 19. Đánh địch ở Bắc Bộ phủ
  • 20. Đầu thế kỷ XX: Nghề in ở Hà Nội
  • 21. Hát ả đào xuất xứ từ đất Thăng Long
  • 22. Hoàng Kế Viêm với chiến thắng Ô Cầu Giấy
  • 23. “Mạch máu” của thành Thăng Long xưa
  • 24. Thần tích, thần sắc – kho tư liệu sử về Hà Nội
  • 25. Kiến trúc Hà Nội nửa cuối thế kỷ XX
  • 26. Hà Nội chống ách đô hộ của thực dân Pháp: Các sự kiện lịch sử chính
  • 27. Phong thái ăn mặc người Hà Nội xưa và nay
  • 28. Lễ thức và phong tục
  • 29. Giao tiếp xã hội
  • 30.Tục chơi hoa và cây cảnh
  • 31. Thú chơi cổ ngoạn của người Hà Nội xưa
  • 32. Ngõ Hà Nội…
  • 33. Thành phố của sông Hồ
  • 34. Di tích Hậu Lâu
  • 35. Thành Cửa Bắc – chứng tích thời oanh liệt của Hà Nội
  • 36. Sự tinh tế trong thưởng trà của người Hà thành xưa

Lịch Sử, Sự Kiện, Nhân Vật, Vùng Đất Thăng Long Hà Nội

Lịch Sử, Sự Kiện, Nhân Vật, Vùng Đất Thăng Long Hà Nội

Thăng Long – Hà Nội không chi là Thủ đô, là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tể của Việt Nam trong nhiều giai đoạn lịch sử mà còn là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa phong phú và đặc sắc của dân tộc. Trong lịch sử phát triển của mình, Thăng Long – Hà Nội có nhiều moi giao lưu, nhiều quan hệ với những khu vực và địa phương khác trong cả nước, cũng như trên thế giới.

Vì vậy việc giới thiệu những vẩn đề về vùng đất Thăng Long – Hà Nội trong sự gắn bó và bám sát tiến trình lịch sử dân tộc là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn để bạn đọc tiếp cận với Thăng Long – Hà Nội từ góc độ tìm hiểu khu vực, coi Thăng Long – Hà Nội như một tiểu vùng trong văn hóa Việt Nam, trong Đông Nam Á, từ đỏ cung cấp những kiến thức có tính chất địa phương học và những sự kiện, tình tiết cụ thể, bổ ích về Thăng Long – Hà Nội – Thủ đô ngàn năm cho tất cả những ai quan tâm đến Thăng Long – Hà Nội.

Để bạn đọc có điều kiện tìm hiểu về Thăng Long – Hà Nội một cách thiết thực và hiệu quả nhất, Nhà xuất bản Thanh Niên xin giới thiệu cuốn Lịch sử sự kiện, nhân vật vùng đất Thăng Long – Hà Nội do Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hà biên soạn.

Đi Dọc Hà Nội

Đi Dọc Hà Nội

“Đi Dọc Hà Nội” cùng với “Đi Ngang Hà Nội” là hai nửa hoàn thiện nên chân dung một Hà Nội thăng trầm theo dòng lịch sử. Nhưng ở đây là một lịch sử khác với những cuốn sách sử khoa giáo, mà là một lịch sử phong tục, những lối ăn ở sinh hoạt, những thứ vật chất đã sinh ra và mất đi trong một đô thị.

Nguyễn Ngọc Tiến đã tỉ mỉ theo dõi và tìm tòi những tư liệu lịch sử của một Hà Nội còn chưa được đào xới hết, từ những chuyện di sản như những con đê trong thành phố, những chiếc ban công kiểu nhà Tây, vỉa hè cột điện, nơi sống và nơi chết của con người… cho đến chuyện lối sống từ việc quản lý hộ tịch đến hàm răng đen của người phụ nữ thành thị xưa, từ những phong tục gần với nếp sống ở làng quê đến những thứ chỉ Hà Nội mới có…

Tất cả toát lên một niềm khoan khoái khám phá nhẩn nha, như người đi dạo trong phố xuyên thời gian, để cùng một địa điểm như được ghé thăm nhiều lần qua nhiều niên kỷ. Mỗi lần lại bóc một lớp màn che phủ để rõ hơn về thân phận của phố, của một đô thị lắng đọng văn hóa của đất nước.

41 bài viết trong tập được chỉnh lý in lần này, cùng với “Đi ngang Hà Nội” là hai cuốn sách đã được trao giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2012 vì những đóng góp trong việc khắc họa sâu hơn chân dung của thành phố nghìn năm tuổi.

Đi Ngang Hà Nội

Đi Ngang Hà Nội

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến đã giải thích vì sao lại là “Đi Ngang Hà Nội”: “Tôi sinh ra thì Hà Nội đã có rồi và hết cả cuộc đời tôi thì cũng chỉ là một lần đi qua Hà Nội mà thôi, vì thế cuốn sách có tên như vậy”. Với tác giả chuyên khảo cứu về Hà Nội này, Đi ngang Hà Nội ngoài cung cấp kiến thức còn bộc lộ thái độ của anh về những chuyện ghi chép lại về mảnh đất này.

Với 31 câu chuyện đủ ngóc ngách đời sống lịch sử Hà Nội, Đi ngang Hà Nội của bản in 2017 được chỉnh lý và bổ sung một số chi tiết so với những lần trước. Từ những thứ đã thành biểu tượng của Hà Nội như tàu điện, phở, phố cổ… đến những thứ ít ai để tâm và bỏ công tìm hiểu như chuyện chồng Tây vợ đầm, đi hát cô đầu, thú chơi cá cảnh, hay chuyện nhà vệ sinh công cộng đầu tiên của Hà Nội…, Nguyễn Ngọc Tiến đã tiếp nối trang sử ký phong tục về thành phố lâu đời của mình.

Cuốn sách đã được trao giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2012 vì những đóng góp trong việc khắc họa sâu hơn chân dung của thành phố nghìn năm tuổi.

Chuyện Cũ Hà Nội

Chuyện Cũ Hà Nội

… Băm sáu bố phường, Cái tàu điện, Phố Mới, phố Hàng Đào, phố Hàng Ngang, phố Nghề, Hội Tây, Bà Ba (Bé) Tý, Tiếng rao đêm, Cơm đầu ghế, Chiếc áo dài, Ông Hai Tây, Cây Hồ Gươm v.v… Chỉ nêu vài tên bài như thế cũng thấy sự hiện diện đa dạng của cái nội thành đa đoan lắm chuyện. Phố Hàng Đào với những “mợ Hai” khinh khỉnh, vàng ngọc đầy cổ đầy tay, phố Hàng Nganh với những chú tây đen thờ lợn, chủ hiệu vải, sinh hoạt bí hiểm song cũng đa tình, Phố Mới có nhà cầm đồ Vạn Bảo “lột da” dân nghèo, có cả chợ đưa người, một thứ chợ môi giới thuê mướn – cả mua bán – những vú em, thằng nhỏ, con sen… những thân phận nghèo hèn đem thân làm nô bộc cho thiên hạ.

Rối cái tàu điện leng keng, những ngày Hội Tây bên bờ Hồ Gươm, những tà áo dài từ thuở thay vai và nhuộm nâu Đồng Lầm đến áo Lơ Muya sặc sỡ mối thời trang một thời…

Cái hay ở Tô Hoài là những cái lăng nhăng sự đời ấy (chũ của Tản Đà) đã có ít nhiều người ghi lại. Chuyện ông Hai Tây làm xiếc, Bà Bé Tý lên đồng… sách báo đã từng đề cập. Nhưng lần này Tô Hoài lại nhìn ra những nét hoạt kê mới, hay cũng đã nhiều người viết về quà Hà Nội nhưng cái bài Chả cá, Bánh cuốn, Phở của Tô Hoài có những thông tin hay, mới mẻ, ngay như Nguyễn Tuân cũng chưa phát hiện hết. Cũng như các loại tiếng rao hàng ban đêm thì Thạch Lam đã ghi chép vậy mà ở Tiếng rao đêm của Tô Hoài vẫn có nhiều ý tứ mới.

Như vậy đó, với vài nét kí họa, Tô Hoài đã vẽ được cái thần thái của một thành phố nghìn tuổi đang đô thị hóa gấp gáp trở thành nửa Tây nửa ta, nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê…

Có một Hà Nội nhố nhăng như thế thì cũng có một Hà Nội lầm than..

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button