7 sách hay về triết học Phật giáo ngập tràn bài học làm người sâu sắc

7 cuốn sách hay về triết học Phật giáo khám phá những cách để sống tốt hơn bằng hạnh phúc, chiêm nghiệm và từ tâm.

Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo

Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo

“Nhan đề xuất bản lần thứ nhất do Ban thư Viện Đại Học Vạn Hạnh là Các Tông phái của Đạo Phật. Đó là nhan đề của tập giáo trình làm tài liệu cho sinh viên nghiên cứu Phật học. Nguyên đề của sách là The Essentials of Buddhist Philosophy mà lần tái bản này sẽ giữ nguyên, dịch theo tiếng Việt là Tinh hoa Triết học Phật giáo. Nguyên đề của sách đã nói rõ mục đích của tác giả khi viết sách. Như ông tự giới thiệu trong chương dẫn nhập, ông trình bày triết học Phật giáo theo xu hướng hệ thống. Mỗi tông phái đại diện cho một xu hướng đặc sắc.

Tuy nhiên, nội dung sách có giới hạn của nó. Đó là chỉ giới hạn trong các xu hướng Phật học Trung hoa và Nhật Bản. Tất nhiên tác giả cũng có đề cập đến nền tảng nguyên thủy của mỗi hệ tư tưởng. Theo bản ý của tác giả, thành tựu của triết học Phật giáo Trung hoa, và sự phát triển của nó sang Nhật Bản, như là đỉnh cao tổng hợp các xu hướng Phật giáo từ trước đã xuất hiện tại Ấn.

Tác phẩm này được xem là công trình tập hợp của ông suốt cả cuộc đời nghiên cứu Phật học. Hầu hết các chương đều từ tài liệu mà ông chuẩn bị ở Tokyo để diễn giảng trong một loạt các buổi giảng tại Viện Đại Học Hawaii khi ông được Viện này mời làm Giáo sư biệt thỉnh, giảng khóa 1938-1939, một cuộc hội thảo của các nhà Triết học Đông Tây họp tại Viện Đại học Hawaii, sách của ông được chọn làm văn bản thảo luận.”

Đạo Đức Học Phật Giáo

Đạo Đức Học Phật Giáo

Cuốn sách này là một sự chỉ dẫn cho người phương Tây tiếp cận mối quan hệ mật thiết của đạo đức trong giới luật Phật giáo truyền thống đương thời. Tôn giả Saddhatissa, vị tu sĩ học giả đáng kính người Sri Lanka là tác giả của tác phẩm kinh điển này, đã khảo sát những quan điểm về đạo đức của cả hai truyền thống phương Đông lẫn phương Tây, đồng thời hướng dẫn cách tốt nhất để thực hành theo con đường của đức Phật.”

(Tricyde)

“Cuốn Đạo đức học Phật giáo này thật ra là một tác phẩm phân tích về nguyên tác đạo đức căn bản của Phật giáo. Đây là một tác phẩm uyên áo, đáng tin cậy, khảo sát những giáo lý căn bản nhất của Phật giáo… Tóm lại, đây là một bộ sách có thể giới thiệu với tất cả những sinh viên nghiên cứu Phật học và đạo đức học, cho cả người mới bắt đầu và cũng như người đã có thâm niên bởi vì tính dễ tiếp cận, khế lý khế cơ, và sự sâu sắc uyên bác của nó.”

(Philosophy East & West)

Phật Giáo Là Phật Học Đại Chúng

Phật Giáo Là Phật Học Đại Chúng

Phật giáo có phải là một đức tin? Nói cách khác, đạo Phật có cần niềm tin không? Nếu đây là trường hợp, niềm tin vào Phật giáo khác với niềm tin vào các tôn giáo khác như thế nào? Đặt câu hỏi về niềm tin vào đạo Phật cũng giống như đặt câu hỏi nổi tiếng: ‘Đạo Phật là một tôn giáo hay một triết học?’ Tôn giáo dựa trên đức tin, nhưng triết học dựa trên lý trí.

Trong tác phẩm giản dị nhưng quan trọng này, Stephen Batchelor lưu ý chúng ta rằng, những điều Đức Phật đã dạy không phải là để tin mà là để hành động – và như ông giải thích rõ ràng, đó là con đường mà chúng ta có thể dấn thân, bất kể hoàn cảnh xuất thân, bởi chúng ta đã và đang sống hàng ngày trên con đường ấy.

Rõ ràng và dễ hiểu, tác phẩm “Phật giáo là Phật học đại chúng” giải thoát chúng ta khỏi khái niệm Phật giáo là một tôn giáo, cho chúng ta thấy lời pháp của Đức Phật cần thiết ra sao trong thế giới ngày nay.

Tư Tưởng Phật Học

Tư Tưởng Phật Học

Quyển sách này viết cho giới trí thức Âu – Mỹ, một giới trí thức có bối cảnh khoa học và văn minh Ki-tô giáo, nên các vấn đề thảo luận, phương pháp trình bày rất thiết thực, linh động, sát với thực tế và liên hệ ngay đến đời sống và những thắc mắc hiện đại. Giá trị quyển sách phần lớn nhờ ở điểm này.

Tác giả dẫn chứng rất nhiều lời dạy trong kinh điển Pàli để chứng minh cho sự trình bày của mình, một thái độ và một phương pháp khoa học đáng được hoan nghênh và học hỏi. Thường chúng ta trình bày đạo Phật ngang qua sự hiểu biệt của chúng ta, và điều nguy hại hơn ngang qua cảm tình và sở thích của chúng ta, vì vậy nhiều khi tư tưởng và thái độ của Đức Phật bị bóp méo rạn nứt rất nhiều.

Để bớt tệ hại này, phương pháp hữu hiệu nhất là dẫn chứng trong kinh điển những lời dạy của chính Đức Phật để xác chứng quan điểm của mình trong khi trình bày một thái độ mà tác giả tập sách này đã theo rất trung thành..

Phật Học Tinh Hoa

Phật Học Tinh Hoa

Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại – Ấn Độ – và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông.

Trải qua nhiều thế kỷ, với những biến động, thăng trầm, dù bị chia rẽ thành nhiều tông phái với nhiều lập trường giáo lý khác nhau nhưng Phật giáo vẫn giữ vững tinh thần chủ đạo của mình: từ bi, hỷ xả, khoan dung, đại lượng. Có lẽ vì thế mà Phật giáo luôn có chỗ đứng trong cộng đồng và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau (kết hợp với tín ngưỡng dân gian, hoặc với Nho giáo và Đạo giáo.v.v).

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu Phật học không chỉ giới hạn trong phạm vi các trường Đại học, các hội đoàn chuyên môn, mà đã lan ra đến nhiều tầng lớp trong xã hội. Nhiều cuốn sách về Phật học đã ra đời, với nhiều trình độ khác nhau để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Phật giáo. Phật học tinh hoa của Thu Giang Nguyễn Duy Cần là một cuốn sách dành cho những người bước đầu tìm hiểu Phật giáo. Có thể coi đây là một cuốn sách đại cương triết học Phật giáo hoặc nhập môn Phật học đều được.

Dẫn Luận Về Đạo Đức Phật Giáo

Dẫn Luận Về Đạo Đức Phật Giáo

Chúng ta có một nghĩa vụ đạo đức với môi trường không? Các nhà nước có nên duy trì chủ thuyết hòa bình trước nạn khủng bố không? Nhân bản vô tính con người có sai không?

Trong tác phẩm đáng suy ngẫm này, Damien Keown cho thấy bằng cách nào tư tưởng Phật giáo có thể soi rọi ánh sáng mới lên những vấn đề mà các xã hội hiện đại tiếp tục thấy là khó khăn và gây chia rẽ: từ quyền con người, phá thai, đến chiến tranh.

Vũ Trụ Quan Phật Giáo – Triết Học Và Nguồn Gốc

Vũ Trụ Quan Phật Giáo – Triết Học Và Nguồn Gốc

Tập sách nghiên cứu và minh hoạ chi li này đã cung cấp cho độc giả phương Tây một dẫn luận hiếm có về những quan điểm phức tạp và hấp dẫn trong cấu trúc vũ trụ của Phật giáo.

Cuốn sách bắt đầu bằng việc giải thích rõ ràng về vũ trụ quan cổ điển, cùng với tương quan của nó, vũ trụ Ấn Độ – trung tâm và vô số thiên đường, địa ngục đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ vũ trụ ho đến những ưu tư của con người về nghề nghiệp, luân hồi, và giác ngộ…

Cuối cùng, cuốn sách cho chúng ta thấy làm thế nào mà môn triết học cổ xưa này có sự tương đồng với quan niệm của khoa học hiện đại về vũ trụ, và thậm chí ngày nay có thể giúp chúng ta hướng đến một cuộc sống trọn vẹn hơn.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button