6 sách hay về dân chủ, lịch sử, hiện tại và tương lai của nó

6 cuốn sách hay về dân chủ thảo luận về bản chất của dân chủ cũng như sự phát triển lịch sử, cấu trúc của nó.

Nền Dân Trị Mỹ

Nền Dân Trị Mỹ

Cuốn sách này không dành cho một độc giả cụ thể. Tác giả không có mong muốn phục vụ hoặc chống lại bất kỳ phe phái bên nào trong tác phẩm này. Tác giả nhằm mục đích hiểu chủ đề không phải theo cách độc đáo, mà bằng cách nhìn xa hơn các phe phái. Và, trong khi các phe phái quan tâm đến ngày mai, tác giả muốn xem xét tương lai.

Theo tác giả, nền dân trị hứa hẹn được những gì cho tương lai là tùy thuộc vào yếu tố quyết định: tinh thần trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng. Từ đó, ông đặt ra hàng loạt vấn đề còn nóng bỏng tính thời sự:

  • Nên mạnh dạn thực hiện nền dân trí đến đâu?
  • Làm thế nào để hợp nhất sự tham gia của toàn dân với thể chế chính trị đại diện?
  • Xã hội hiện đại đứng trước nguy cơ nào khi sự thờ ơ, tính phi chính trị và xu hướng trở về với cuộc sống riêng tư ngày càng gia tăng trong nhân dân?
  • Làm sao cân đối được mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế, giữa cá nhân và xã hội: hay nói cách khác, giữa tự do và bình đẳng?

Đảng Chính Trị Và Nhóm Lợi Ích Trong Các Nền Dân Chủ Phương Tây Hiện Đại

Đảng Chính Trị Và Nhóm Lợi Ích Trong Các Nền Dân Chủ Phương Tây Hiện Đại

Cuốn sách tập hợp những chuyên luận của tác giả đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành, được chia làm hai phần:

  • Phần thứ nhất: Mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nền dân chủ phương Tây hiện đại
  • Phần thứ hai: Đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nền dân chủ Mỹ hiện đại.

Tự Do Kinh Tế Và Chính Thể Đại Diện

Tự Do Kinh Tế Và Chính Thể Đại Diện

Cuốn sách Tự Do Kinh Tế Và Chính Thể Đại Diện tập hợp các bài tiểu luận chính trị của F.A.Hayek bàn về tự do kinh tế và chính thể đại diện, xu hướng của nền kinh tế dân chủ, giới tri thức, chủ nghĩa xã hội và khoa học.

Trong cuốn sách, Giáo sư Hayek không chỉ nhấn mạnh các mối đe dọa đối với chế độ dân chủ đến từ các cố gắng ngăn chặn lạm phát bằng các “chính sách thu nhập”, mà còn chỉ ra những phương cách có thể ngăn chặn được những mối đe dọa này.

Ba mươi năm trước, Joseph Schumpeter đã đặt ra vấn đề rằng liệu nền kinh tế tự do có thể vận hành được trong một hệ thống chính thể đại diện nhạy cảm với áp lực từ phái đa số, và liệu dưới áp lực này, nền kinh tế tự do có phải chấp thuận nhượng bộ và cung phụng cho các nhóm lợi ích của giới tư bản hoặc lao động hay không. Với việc nêu lại vấn đề này, Giáo sư Hayek đã hướng sự chú ý đến thế tiến thoái lưỡng nan chính yếu và cố hữu của nền dân chủ nghị viện.

Dân Chủ Và Giáo Dục

Dân Chủ Và Giáo Dục

“Cuốn sách này là kết quả của một nỗ lực nhằm phát hiện và trình bày những quan niệm gắn liền với một xã hội dân chủ, và vận dụng các quan niệm đó vào những vấn đề của hoạt động giáo dục.

Cuốn sách chỉ rõ những mục tiêu và phương pháp kiến tạo của nền giáo dục công lập xét từ quan điểm nói trên, và đưa ra đánh giá có tính phê phán các lý luận về nhận thức và sự phát triển đạo đức.

Các lý luận đó đã được phát biểu trong những điều kiện xã hội trước đó song vẫn tiếp tục có hiệu lực trong những xã hội mang danh xưng dân chủ và cản trở việc thực hiện đầy đủ cái lý tưởng dân chủ. Như [nội dung] cuốn sách này sẽ dần dần bộc lộ, triết lý được trình bày ở đây gắn sự trưởng thành của dân chủ với sự phát triển của phương pháp thực nghiệm trong các môn khoa học, các khái niệm về tiến hóa của khoa sinh học, và sự tái tổ chức lại nền công nghiệp, đồng thời chỉ ra những thay đổi trong nội dung và phương pháp của giáo dục do sự đòi hỏi của những phát triển đó.” (trích Lời nói đầu)

Bàn Về Tự Do

Bàn Về Tự Do

John Stuart Mill (sinh ngày 20 tháng 5 năm 1806 – mất ngày 8 tháng 5 năm 1873), thường được viết dưới tên J. S. Mill, là nhà triết học, kinh tế chính trị và là công chức người Anh. Là một trong những nhà tư tưởng gây ảnh hưởng nhất lịch sử chủ nghĩa tự do, ông đóng góp trong nhiều lĩnh vực như lí thuyết xã hội, kinh tế chính trị, lý thuyết chính trị, và kinh tế chính trị. Mill được coi là “Nhà triết học Anh ngữ lớn nhất thế kỉ 19”, Tư tưởng của ông về tự do bảo vệ cho quyền tự do cá nhân đối lập với mô hình nhà nước vô hạn và kiểm soát xã hội.

-Wikipedia-

Trung tâm điểm của Bàn về Tự do là mối quan hệ của cá nhân đối với xã hội. Luận điểm xuất phát: tự do chính trị lẫn xã hội của cá nhân đang bị đe dọa vì ngày càng bị xã hội giới hạn. Theo Mill, sở dĩ tự do này cần phải được bảo vệ trước sự can thiệp của xã hội vì nó là điều kiện cơ bản cho sự tiến bộ xã hội và, do đó, cho hạnh phúc của cộng đồng chứ không vì một mục đích nào khác. Vì thế, Mill đề ra một nguyên tắc – tạm gọi là “nguyên tắc tự do” – để xác định ranh giới của quyền lực hợp pháp và hợp lý của xã hội, theo đó, tự do cá nhân chỉ được phép bị giới hạn với điều kiện giúp cho xã hội tự bảo vệ và bảo vệ những người khác.

Bùi Văn Nam Sơn

Mọi người đều biết người chiến sĩ vĩ đại nhất cho các quyền tự do dân sự và tự do trí tuệ, người đã phát biểu những nguyên lý rõ ràng nhất và bằng cách đó, lập ra nền tảng của chủ nghĩa tự do hiện đại là John Stuart Mill, tác giả Tiểu luận Bàn về Tự do (On Liberty). Cuốn sách này – tác phẩm ngắn vĩ đại này – như Sir Richard Livingstone đã gọi một cách chính xác – được xuất bản cách đây 133 năm.

Isaiah Berlin

Thậm chí đến ngày nay, tác phẩm Bàn về Tự do vẫn giữ nguyên giá trị như là biểu hiện tốt nhất và hoàn chỉnh nhất về niềm tin vào sự tiến bộ của nhân loại bằng sự tự do tư tưởng. Trong mọi nước và mọi thời, chưa có quyển sách nào trình bày rõ ràng và bảo vệ kiên quyết cho học thuyết về tự do cá nhân đến như thế.

J. S. Shapiro

Chính Thể Đại Diện

Chính Thể Đại Diện

Chính Thể Đại Diện (Representative government), Bàn Về Tự Do (On Liberty) và Chủ Nghĩa Công Lợi (Utilitarianism) là ba tác phẩm được chọn lựa như các tác phẩm tiêu biểu của John Stuart Mill trong bộ sách Great Books Of The Western World (Encyclopedia Britanica, 1994).

Chính thể đại diện là một tác phẩm thuộc lĩnh vực triết học về chính trị và xã hội được xuất bản năm 1861. Như vậy tác phẩm này được viết cách đây đã gần một thế kỷ rưỡi và người ta có thể đặt câu hỏi liệu nó có thể có giá trị gì với độc giả Việt Nam ngày nay?

“Theo hiểu biết của tôi thì đây là một trong các tác phẩm kinh điển về nền dân chủ phương Tây. Cùng với tác phẩm Nền dân trị Mỹ của Alexis Tocqueville tác phẩm Chính thể đại diện của J.S. Mill được xem như những khảo cứu mang tính nền tảng đối với các thiết chế chính trị-xã hội ở các nước Anh và Hoa Kỳ thế kỷ XIX. J.S. Mill xem xét vấn đề với tinh thần khách quan khoa học; mọi phán xét ông đưa ra đều có căn cứ lập luận rõ ràng và dựa trên những bằng chứng thực tế đương thời hay lịch sử. Vì vậy tác phẩm này cung cấp cho ta những tri thức khả tín để hiểu được cơ sở của nền dân chủ phương Tây. Từ đó ta mới có căn cứ để nhận dạng xã hội phương Tây hiện đại một cách chính xác. Đất nước ta đã chọn lựa hội nhập với thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế thì nhất thiết phải hiểu biết về những đối tác của mình.” – Lời của người dịch

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button