9 sách hay về cải lương, một nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam

9 cuốn sách hay về cải lương cho bạn người đọc nhiều thông tin bất ngờ và thú vị về bộ môn nghệ thuật đặc sắc của nước nhà.

Soạn giả Viễn Châu – 120 bài Vọng cổ đặc sắc

Soạn giả Viễn Châu – 120 bài Vọng cổ đặc sắc

Soạn giả Viễn Châu – 120 bài Vọng cổ đặc sắc do tác giả TS. Huỳnh Công Tín biên soạn và chú giải, gồm 120 bài ca được sắp xếp hệ thống theo bốn thể loại gồm: Vọng cổ lịch sử – Vọng cổ tâm lý xã hội – Tân cổ giao duyên – Vọng cổ hài. Bạn đọc sẽ có dịp ôn lại những tác phẩm quen thuộc như: Ánh lửa Mê Linh; Võ Đông Sơ ; Bạch Thu Hà; Chút tình Dạ cổ hoài Lang; Lưu Bình, Dương Lễ; Tình Lan và Điệp; Tình anh bán chiếu; Bông Ô Môi; Xuân đất khách; Ai cho tôi tình yêu; Ai xuôi vạn lý; Em không buồn nữa chị ơi; Tình đẹp mùa chôm chôm; Trên đường lưu diễn; Tư Ếch đại chiến Văn Hường…

Soạn giả Viễn Châu tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21/10/1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả, là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.

Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, “là người tạo danh cho các nghệ sĩ”, bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như:Nghệ sĩ Mỹ Châu với bài “Hòn vọng phu”, NSND Út trà Ôn với “Tình anh bán chiếu”, Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề S

Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.

Hồi Ký Nghệ Sĩ Kim Cương: Sống Cho Người – Sống Cho Mình

Hồi Ký Nghệ Sĩ Kim Cương: Sống Cho Người – Sống Cho Mình

Vào giữa thập niên 1950, giới mộ điệu sân khấu kịch nghệ, cải lương miền Nam bùng nổ cái tên được giới Ký giả đề tặng “Kỳ Nữ” không ai khác chính là Nghệ Sĩ Kim Cương – Cô Đào Bi đa tài của nền “ẩm thực sân khấu” lúc bấy giờ và được đón nhận hết sức nồng nhiệt.

Vậy Kim Cương là ai?

“Tôi là ai? Không phải bây giờ là một Nghệ sĩ Nhân dân được nhiều người yêu mến, ở giai đoạn cuối đời không còn đứng trên sân khấu tôi mới tự hỏi mình như vậy, mà từ ngày còn thơ bé, vừa đủ trí khôn, tôi cũng đã nhiều lần tự hỏi.”

(Nghệ sĩ Kim Cương)

Tưởng chừng là đơn giản, những phải đến khi trải qua quá nửa cuộc đời, có nhọc nhằn nghiệt ngã, có hạnh phúc nở hoa, Người “Kỳ Nữ Kim Cương” mới thật sự muốn viết lại cuốn hồi ký – chút chương sử của cuộc đời mình. Để người nghệ sĩ thay giới mộ điệu, tự nói về mình, bằng mảnh ghép chân thật nhất.

Cuốn sách trải dài cuộc đời người được mệnh danh là “kỳ nữ” và đã vinh dự được nhà nước công nhận là Nghệ sĩ nhân dân, bắt đầu từ những tháng ngày ấu thơ, 18 ngày tuổi đã lên sân khấu trong vai con của Quan Âm Thị Kính, cho đến những ngày an nhiên bên con cháu. Chuyện đời, chuyện nghề, chuyện tình yêu lần lượt được bà trải lòng.

Trôi Theo Dòng Đời

Trôi Theo Dòng Đời

Trôi Theo Dòng Đời là tập Hồi ký về cuộc đời của NSND Bảy Nam – thân sinh NS Kim Cương – cây đại thụ của sân khấu cải lương Nam Bộ. Gói gọn trong hơn 200 trang sách là cả cuộc đời của người phụ nữ với nhiều cái “đầu tiên” nhất được xác lập kỷ lục như:

  • Người phụ nữ đầu tiên làm trưởng đoàn (Nam Hưng) ở tuổi 19
  • Nữ soạn giả đầu tiên của Sài Gòn với các vở: Người đàn bà Việt Nam, Phấn hậu cung, Nỗi đau lòng mẹ…
  • Nữ nghệ sĩ Sài Gòn đầu tiên được hãng phim Intermondia (Pháp) mời tham gia bộ phim Mort en fraude.

Nhận định

“Nghệ sĩ Bảy Nam thuộc vào lớp nghệ sĩ gạo cội của sân khấu, một cây đại thụ, một thứ cổ thụ quý. Tập hồi ký của nghệ sĩ là một giá trị vàng mười”

(GS. Hoàng Như Mai)

“Cuốn hồi ký Má đã ghi lại những ngày tháng gian truân của mình khi theo nghiệp hát, con đã đọc nhiều lần, vậy mà mỗi lần đọc lại con đều rơi nước mắt. Gần bảy mươi năm của cuộc đời Má đã dành trọn cho sân khấu, thăng trầm có, danh vọng có và hoạn nạn đắng cay cũng tràn đầy.”

“Cuốn hồi ký của Má không hề có lời giải thích, Mà chỉ kể lại cho hậu thế nghe về con đường Má đã đi cùng “Đạo Hát” bằng giọng rất nhẹ nhàng, nhiều khi là bỡn cợt trên chính nỗi đau của mình.”

(NSND Kim Cương)

Hát Bội, Đờn Ca Tài Tử Và Cải Lương Cuối Thế Kỷ 19 Đầu Thế Kỷ 20

Hát Bội, Đờn Ca Tài Tử Và Cải Lương Cuối Thế Kỷ 19 Đầu Thế Kỷ 20

Năm 1889 lần đầu tiên hát bội diễn ở Pháp đã gây sự tò mò thích thú từ quần chúng đến giới nghệ thuật. Sự đặc thù cuốn hút của nghệ thuận này đã khiến nhạc sĩ – nhà dân tộc nhạc học, ông Julien Tiersot đã ghi lại các nhạc cụ và âm nhạc hát bội, nhạc sĩ Claude Debussy sau khi nghe tuồng hát bội thì âm nhạc sang tác sau này của ông có sự ảnh hưởng nhạc hát bội Việt Nam.

Nhiều người thường mặc định hát chèo là văn hoá đặc thù của người miền Bắc, hát bội, hát tài tử và cải lương là văn hoá của người dân Nam bộ. Thực ra nhạc tài tử có nguồn gốc từ nhạc Cung đình Huế, cải lương ra đời là sự kết tinh và sang tạo từ nhiều hình thái nghệ thuật như hát bội, đờn ca tài tử, ca ra bộ, kịch nói và cả âm nhạc Tây phương.

Với tình yêu nghệ thuật cổ truyền, nhà nghiên cứu Nguyễn Lê Tuyên – Giảng viên của trường Đại học Quốc gia Úc và Nguyễn Đức Hiệp đã kế thừa và tiếp cận các nguồn tài liệu đáng tin cậy để có có một “công trình nghiên cứu” nho nhỏ giúp chúng ta hiểu thêm về loại hình văn hoá dân tộc đặc sắc này.

Bước Đường Cải Lương

Bước Đường Cải Lương

“Tuy mới hình thành được gần 100 năm nhưng cải lương đã có một chỗ đứng trong lãnh vực âm nhạc cổ truyền Việt Nam”.

Bước Đường Cải Lương của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh bộc lộ dần hai chủ đề chính được nhiều người quan tâm bởi cách vào đề hấp dẫn, kết luận ngắn gọn, trình bày theo trình tự thời gian rõ ràng. Đó là đề cập đến thời điểm xuất hiện và nguồn gốc của cải lương. Với những thông tin quan trọng được tác giả nghiên cứu và minh họa rõ ràng, cuốn sách sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về cải lương và bài Dạ Cổ Hoài Lang mà nhiều người vẫn thuộc nằm lòng.

Không cầu kỳ hoa mỹ trong việc sử dụng từ ngữ, không ồn ào đả kích, không mở ra những cuộc tranh luận gay gắt sôi nổi, tác giả chỉ nói những gì mình biết và mình tin là đúng, nói một cách nhẹ nhàng và thuyết phục, chính điều đó tạo nên sự hấp dẫn trong Bước đường của cải lương của Nguyễn Tuấn Khanh.

Sân Khấu Cải Lương Nam Bộ

Sân Khấu Cải Lương Nam Bộ

Tác giả là một người mê cải lương. Rất mê là đằng khác. Tập sách này là tình cảm của tác giả dành cho cải lương… nên đầy tâm huyết.

Sách giới thiệu về sự ra đời của sân khấu cải lương Nam Bộ, Những chặng đường của cải lương Nam Bộ; Sự xuất hiện của cải lương Miền Trung – Miền Bắc.

Hồi ký 50 Năm Mê Hát, Năm Mươi Năm Cải Lương

Hồi ký 50 Năm Mê Hát, Năm Mươi Năm Cải Lương

Hồi Ký 50 Năm Mê Hát, Năm Mươi Năm Cải Lương là cuốn sách được viết bằng tâm huyết của học giả Vương Hồng Sển với nửa thế kỷ say mê nghệ thuật cải lương Nam Bộ với tất cả tấm lòng và trái tim. Lúc trước Vương Hồng Sển là một công chức, nhưng sau ông về hưu sớm để chuyên tâm về văn nghệ. Hồi Ký 50 Năm Mê Hát của Vương Hồng Sển in lần thứ nhất vào năm 1968.

Cuốn sách này đặc biệt ở chỗ: tác giả không nói nhiều về đời tư mà đề cập đến lịch sử cải lương Nam Bộ từ ngày sơ khai đến thời hoàng kim, cực thịnh qua cái nhìn, cách sống của một con người yêu môn nghệ thuật này.

100 Câu Hỏi Về Gia Định Sài Gòn – Sân Khấu Cải Lương Ở Thành Phố Hồ Chí Minh

100 Câu Hỏi Về Gia Định Sài Gòn – Sân Khấu Cải Lương Ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Bộ sách 100 Câu Hỏi Đáp Về Gia Định – Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh gồm ba mươi quyển. Có thể nói đây là một bộ Địa chí văn hóa Thành phố dạng sơ giản nhằm phổ cập kiến thức và cung cấp thông tin cho người đọc về truyền thống lịch sử – văn hóa và hiện trạng kinh tế – xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong tổng thể ba mươi quyển, cuốn Sân Khấu Cải Lương Ở Thành Phố Hồ Chí Minh giới thiệu cho người đọc những vấn đề, sự kiện, nhân vật… nổi bật trong lịch sử phát triển của sân khấu cải lương ở thành phố mang tên Bác từ đầu thế kỷ 20 trở đi, ngoài ra cũng kết hợp giới thiệu tổng quan về hát bội – một bộ môn nghệ thuật nhiều năm qua đã thẩm thấu và tích hợp vào cải lương.

Đặc biệt, quyển sách còn hướng người đọc cùng suy nghĩ về xu thế thoái trào của cải lương hiện tại, sự thoái trào mà biện pháp “xã hội hóa” bằng con đường thoát ly chế độ bao cấp chuyển sang kinh doanh 20 năm qua không những không thể ngăn cản mà ngược lại còn đẩy nhanh quá trình đó…

Câu Chuyện Cải Lương Thật Và Đẹp

Câu Chuyện Cải Lương Thật Và Đẹp

Cuốn sách ngắn này ghi lại những kỷ niệm và hồi ức về nghệ thuật Cải Lương, được thực hiện bởi hai nghiên cứu viên lịch sử truyền khẩu từ Hội đồng Anh là Hugo Frey và Suzanne Joinson qua 10 ngày làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai vào tháng 4/2019.

Khung phương pháp luận được sử dụng ở đây là dẫn dắt cho các lời kể cũng như khuyến khích chia sẻ các ký ức một cách cởi mở. Mỗi buổi phỏng vấn đều được quay phim và tường thuật. Rất nhiều phiên phỏng vấn kéo dài hơn 40 phút, được hỗ trợ bởi một phiên dịch viên, và có một phim tài liệu đi kèm.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button