6 sách hay về hệ miễn dịch, chức năng và vai trò của nó

6 sách hay về hệ miễn dịch bàn về chức năng của hệ miễn dịch, các thành phần, cấu tạo và cơ chế phòng bệnh của nó.

Để Con Được Chích – Hiểu Hết Về Vắc Xin Và Miễn Dịch

Để Con Được Chích – Hiểu Hết Về Vắc Xin Và Miễn Dịch

Để con được chích là cuốn sách thứ 2 nằm trong bộ sách 10 cuốn “Để con…” của Nhã Nam hợp tác độc quyền với tác giả Uyên Bùi với nội dung chuyên sâu về chăm sóc sức khoẻ và tinh thần của trẻ từ lúc còn trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành. Cuốn sách là sự hợp tác giữa Uyên Bùi với hai bác sĩ trẻ, nhiệt huyết, BS Vân Hương và BS Minh Lê.

Khác với nỗi niềm của người mẹ trong quá trình khôn lớn cùng con, câu chuyện của Để con được chích là câu chuyện về hành trình tìm hiểu về hệ miễn dịch và các vấn đề có liên quan đến vắc xin của Di Di, một bệnh nhi 7 tuổi và bác sĩ Hương Lê. Những câu chuyện vào mỗi đêm của bác sĩ Hương Lê giúp độc giả tìm hiểu đến gốc rễ các vấn đề có liên quan đến dịch bệnh, đến cách thức hoạt động của hệ miễn dịch, giải thích cho lý do vì sao chúng ta cần đến vắc xin cũng như giải thích các hiểu lầm và phản bác lại các luận điểm của hội bài trừ vắc xin.

Cuốn sách ra đời trong thời điểm phong trào bài trừ vắc xin (anti-vaccine) đã trở thành 1 trong 10 vấn nạn lớn nhất về sức khoẻ của con người trong thời hiện đại do Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) cảnh báo. Sở dĩ có điều này là bởi hiện nay, các dịch bệnh đã được kiểm soát tốt nhờ vào vắc xin, số lượng trẻ tử vong sau tiêm do các bệnh hiểm nghèo đã giảm xuống ở mức thấp nhất, khiến cho nhiều người trong số chúng ta nghĩ rằng dịch bệnh đã không còn tồn tại nữa và không thể nhìn thấy được những lợi ích mà chương trình Tiêm chủng mở rộng mang lại cho xã hội..

Bẩn Cũng Tốt – Lợi Ích Của Vi Trùng Đối Với Sự Phát Triển Hệ Miễn Dịch Của Trẻ Nhỏ

Bẩn Cũng Tốt – Lợi Ích Của Vi Trùng Đối Với Sự Phát Triển Hệ Miễn Dịch Của Trẻ Nhỏ

Vi sinh vật có thể được tìm thấy không chỉ xung quanh chúng ta, mà còn trên và bên trong chúng ta. Chúng chịu trách nhiệm cho các chức năng sinh hóa khác nhau trong cơ thể bạn, bao gồm tiêu hóa carbohydrate trong bữa ăn, sản xuất vitamin, đẩy lùi vi rút, phân hủy chất xơ, điều hòa hệ thống miễn dịch và thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như trầm cảm và tự kỷ.

Vậy cha mẹ có nên nhá thức ăn, dùng probiotic cho con hay để con nghịch phân không? Những hành động có có tác dụng gì đến sức khỏe của bé sau này?

Bẩn cũng tốt là một nỗ lực giúp các ông bố, bà mẹ hiểu được lợi ích của “vi trùng” thông qua những câu hỏi thiết thực và những câu trả lời khoa học nhưng không kém phần hóm hỉnh.

Hãy tranh thủ giai đoạn vàng là từ khi trẻ sinh ra đến khi trẻ được 3 tuổi để huấn luyện cho hệ miễn dịch của con, chuẩn bị cho con những “người bạn tí hon” phù hợp nhất.

Hệ Miễn Dịch – Kiệt Tác Của Sự Sống

Hệ Miễn Dịch – Kiệt Tác Của Sự Sống

Tác giả Cao Bảo Anh (bút danh Cẩm Tú Trường, tác giả Cộng đồng tâm lý OOPSY). Hiện anh là Nghiên Cứu Sinh Tiến sĩ chuyên ngành Miễn dịch học, Đại học Havard, Mỹ. Anh là tác giả của nhiều bài báo khoa học xuất sắc đã xuất bản tại Mỹ. Trợ giảng bộ môn Miễn Dịch và Hóa Sinh tại Đại học Havard và Đại Học Toronto.

Với nền tảng chuyên môn sâu về hệ miễn dịch, được đào tạo từ những trường đại học hàng đầu và niềm đam mê tri thức, nhiệt huyết lan truyền giá trị và tài năng của mình, tác giả Cẩm Tú Trường đã biến những kiến thức tưởng như khô khan trở thành một câu chuyện thú vị đầy sống động mang đến cho chúng ta một cuốn sách hấp dẫn chưa từng có về y học, về hệ miễn dịch

Trong sách không chỉ là tri thức mà là cả sự sống, cả tấm lòng muốn khơi dậy ý chí sống trong mỗi chúng ta

Để Có Một Cơ Thể Khoẻ Mạnh: Tăng Cường Khả Năng Miễn Dịch

Để Có Một Cơ Thể Khoẻ Mạnh: Tăng Cường Khả Năng Miễn Dịch

Cuốn sách “Tăng cường khả năng miễn dịch” sẽ đưa các em vào khám phá tất-tần-tật thế giới kì bí của hệ miễn dịch, để hiểu và có phương pháp đúng đắn nâng cao khả năng miễn dịch, phòng tránh bệnh tật từ xa.

Hệ Miễn Dịch: Khám Phá Cơ Chế Tự Phòng Chữa Bệnh Của Cơ Thể Người

Hệ Miễn Dịch: Khám Phá Cơ Chế Tự Phòng Chữa Bệnh Của Cơ Thể Người

Cơ thể con người có khả năng chiến đấu với bệnh tật và tự chữa lành vết thương là một trong những bí ẩn và tuyệt tác của thiên nhiên. Đó gọi là hệ thống miễn dịch, nó giữ vai trò rất quan trọng trong việc tự bảo vệ sức khỏe của con người.

Hệ miễn dịch vô cùng phức tạp nhưng cũng không kém phần lý thú. Trong những năm gần đây, nghiên cứu miệt mài đã dẫn đến những tiến bộ lớn trong việc chúng ta nắm bắt thế giới nội tâm tuyệt đẹp này: Khi chúng ta bị ốm hoặc bị thương, một mạng lưới rộng lớn và phức tạp của các tế bào chuyên gia, protein điều hòa và các gen chuyên dụng lập tức hình thành cơ chế phòng vệ trong cơ thể, nỗ lực triệt hạ những vi khuẩn xâm nhập hoặc tấn công những khối u đang phát triển. Nó mạnh mẽ hơn nhiều so với bất kỳ loại thuốc nào từng được phát minh.

Trong cuốn sách Hệ miễn dịch: Khám phá cơ chế tự phòng chữa bệnh của cơ thể người, nhà miễn dịch học hàng đầu Daniel M. Davis đã ví von rằng, nghiên cứu hệ miễn dịch trong cơ thể con người cũng giống như nghiên cứu những vì sao và ngân hà trong vũ trụ của chúng ta vậy. Tác giả đưa cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về bức tranh rộng lớn của hệ miễn dịch, cùng những câu chuyện về hành trình khám phá ra những mảnh ghép của bức tranh ấy.

Phòng Chống Các Bệnh Dị Ứng

Phòng Chống Các Bệnh Dị Ứng

Dị ứng là từ chung để chỉ các phản ứng khác nhau của cơ thể đối với các chất như phấn hoa, lông mèo, hoặc các chất khác mà cơ thể cho là lạ từ bên ngoài vào. Thống kê cho thấy khoảng 15% dân số hiện nay mắc bệnh dị ứng, và nhiều trường hợp bị dị ứng nặng.

Dị ứng là do hệ miễn dịch của cơ thể quá mẫn cảm. Hệ miễn dịch dị ứng nhận nhầm một chất vốn không có hại thành có hại, sau đó tấn công chất này với cường độ mạnh hơn mức cần thiết. Người có cơ địa dị ứng là người mà cơ thể quá mẫn cảm với một số yếu tố mà phần lớn mọi người cảm thấy chúng lành hoặc không gây hại. Những tác nhân gây dị ứng thông thường là phấn hoa, khói thuốc lá, bọ bụi nhà, lông vũ, lông súc vật hoặc biểu bì súc vật (gầu), một số loại thực phẩm, bụi nhà và, trong một số trường hợp, tiếp xúc với không khí hoặc nước quá lạnh cũng gây phản ứng dị ứng.

Mục lục:

  • Dẫn luận
  • Dị ứng là gì?
  • Cái gì có thể gây dị ứng?
  • Căn nhà chống dị ứng
  • Phòng ngừa là tốt nhất
  • Liệu pháp bổ trợ
  • Luyện tập, nên hay không?
  • Cân bằng cảm xúc
  • Yoga, triết lý chuyển động
  • Năng lượng có lợi cho sức khoẻ
  • Sức mạnh của nước
  • Phản xạ với sức khoẻ
  • Các mùi hương có lợi cho sức khoẻ
  • Phương thuốc thảo dược tự nhiên
  • Giảm bệnh tự nhiên
  • Thực phẩm chữa bệnh
  • Những thực phẩm nào gây dị ứng?
  • Cơ quan phòng vệ sẵn sàng hành động
  • Thực đơn giảm bệnh

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button