6 sách hay về thảm họa thiên nhiên, từ động đất đến núi lửa phun trào

6 cuốn sách hay về thảm họa thiên nhiên chứa đựng những thông tin về thiên tai, nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng tránh.

Kyojinka: Tăng Cường Năng Lực Quốc Gia Ứng Phó Thảm Họa Ở Nhật Bản, Châu Á Và Thế Giới

Kyojinka: Tăng Cường Năng Lực Quốc Gia Ứng Phó Thảm Họa Ở Nhật Bản, Châu Á Và Thế Giới

Đây là tập hợp các bài báo và tài liệu hữu ích của các chính trị gia, nhà nghiên cứu và nhóm nghiên cứu chính sách nổi tiếng của Nhật Bản về cách ứng phó với thiên tai – một vấn đề thời sự. Trong thế giới ngày nay, tất cả các chính phủ và vùng lãnh thổ đều phải đối mặt với những thách thức quan trọng và cấp bách.

Cuốn sách là một công trình đúc kết từ những bài học lớn lao mà chính dân tộc Nhật Bản đã phải trả giá bằng tính mạng hàng trăm nghìn người dân của mình qua suốt lịch sử xây dựng và phát triển đất nước. Cuốn sách đã đúc kết những bài học quý giá của dân tộc Nhật Bản trong suốt quá trình tồn tại và phát triển. Có những kinh nghiệm đã phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt và bằng cả mạng sống của biết bao con người. Đồng thời, cuốn sách cũng đề ra những triết lý phát triển, phương châm và chính sách của Nhà nước Nhật Bản, trong đó đề cao tinh thần trách nhiệm, sự tham gia chủ động, sáng tạo của mỗi người dân nhằm vượt qua những thách thức, giữ gìn cuộc sống bình an và hạnh phúc.

Chủ trương xây dựng một đất nước Nhật Bản “vừa mạnh mẽ vừa dẻo dai” bằng cách kết hợp hài hòa giữa trang bị cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện với việc phát huy truyền thống và văn hóa tốt đẹp của dân tộc Nhật Bản là điều rất đáng để nghiên cứu, tham khảo.

Bộ sách Thảm Họa Thiên Nhiên

Bộ sách Thảm Họa Thiên Nhiên

Tại sao có động đất, tại sao có sóng thần? Sóng địa chấn là gì, có liên quan đến động đất không? El Niño có anh em gì với La Niña chăng? Thảm họa thiên nhiên chỉ mang đến thiệt hại hay là có cả lợi ích? Con người chúng ta đang tàn phá môi trường sống của chúng ta trên Trái Đất nghiêm trọng đến thế nào?

Liệu khoa học phát triển, chúng ta có thể dự báo thảm họa hoặc hạn chế hậu quả của chúng không? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua hành trình du lịch và tìm kiếm nơi bình yên của một gia đình Hàn Quốc cùng chú gián trong truyền thuyết đã sống sót trong một vụ nổ nguyên tử.

Bách Khoa Trẻ Em Kỳ Thú – Thảm Họa Thiên Nhiên Trên Thế Giới

Bách Khoa Trẻ Em Kỳ Thú – Thảm Họa Thiên Nhiên Trên Thế Giới

Thuật ngữ “disaster” (thảm hoạ) có thể bắt nguồn từ chữ “désastre” hoặc từ tiếng Ý cổ “disastro” hay một tiền tố tiếng Hy Lạp mang nghĩa tiêu cực “dis” + “aster” (nghĩa là ngôi sao). Từ gốc tiếng Hy Lạp có mối liên hệ rõ ràng với chiêm tinh học, hàm ý rằng khi các vì sao nằm ở vị trí xấu thì một sự kiện xấu sẽ xảy ra.

Thảm họa nói chung được định nghĩa là một sự kiện xảy ra đột ngột gây ra tổn thất và mất mát lớn về người và tài sản. Thiệt hại do thảm họa gây ra là không thể đo lường và khác nhau tùy theo vị trí địa lý, khí hậu và loại bề mặt trái đất hay mức độ nhạy cảm. Những thiệt hại này ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần, tình hình kinh tế – xã hội, chính trị và văn hóa của vùng bị ảnh hưởng. Nguyên nhân có thể do thiên nhiên hoặc con người tạo ra.

Trong cuốn sách này các tác giả muốn đề cập đến những thảm họa thiên nhiên, ví dụ như động đất, bão và tuyết lở. Mục đích của cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay nhằm cung cấp các thông tin bổ ích về mối thảm họa tự nhiên đã xảy ra ở các vùng miền trên thế giới.

Thiên Nhiên Kỳ Diệu Hay Thảm Họa

Thiên Nhiên Kỳ Diệu Hay Thảm Họa

Con người đã làm môi trường sống của nhiều loài sinh vật thu hẹp hay biến mất, dẫn tới tuyệt chủng của nhiều loài động và thực vật. Những loài sinh học đặc hữu mà cần phải có mấy trăm triệu năm tiến hóa nay đã không còn. Con người cũng ảnh hưởng nguy hại đến ngay cả môi trường sống của chính mình với kết quả tai hại. Nhiên nhiên có những loài sinh học có lợi cho con người mà chúng ta chưa khám phá hết. Từ thiên nhiên chúng ta đã có những dược liệu quan trọng và vì thế đa dạng sinh học cần phải được bảo tồn.

Cuốn sách này kể lại một vài câu chuyện về khám phá khoa học, sự kỳ diệu của thiên nhiên và những thảm họa mà con người đã và có thể gây ra cho môi trường sống của nhiều loài sinh vật và của cả chính mình. Tuy chỉ là vài câu chuyện trong lịch sử khoa học tự nhiên và bài học rút ra, nhưng tác giả hy vọng qua đó củng cố được niềm tin của con người về thiên nhiên, để sống có ý thức hơn với môi trường và đa dạng sinh học.

Bộ sách Sống Sót Giữa Thiên Nhiên

Bộ sách Sống Sót Giữa Thiên Nhiên

Trong chuyến đi nghỉ dưỡng, siêu nhân sinh tồn Gi-ô bỗng nhặt được viên ngọc lạ và bị cuốn vào một không gian vô cùng kỳ bí. Tàu gặp sự cố, Gi-ô cùng hai bạn Gen-zy và Dong-kyung bị đánh dạt lên hòn đảo hoang vu.

Họ lần lượt trải qua những cảm giác đáng sợ: chịu đựng nồm ẩm rất khó chịu, bị mất nước do ở nơi nóng bức quá lâu, bị sốc do nắng khủng khiếp, bị lũ quét cuốn trôi, bị sốc điện khi suýt trúng sét. Xâu chuỗi các sự việc với nhau, Gi-ô nhận ra một điều khủng khiếp: họ đang đối mặt với không gian biến đổi khí hậu trong tương lai!

Ba bạn buộc phải học cách ứng phó với những tình huống cực kỳ nguy hiểm đó. Họ đồng thời hiểu thêm về biến đổi khí hậu trên Trái đất và tác hại khủng khiếp của quá trình này.

Hoàng Kim Bản Harachi

Hoàng Kim Bản Harachi

Được viết sau chuyến đi Tây Tạng, Hoàng kim bản Harachi của Muldashev tiết lộ về những phiến đá cổ với những thông tin được đại diện nền văn minh trước đây còn sống sót sau Đại hồng thủy chạm khắc nên. Đó là những kiến thức cực kỳ cao siêu về tín ngưỡng cũng như về các quy luật của vũ trụ, khoa học… của một nền văn minh đã phát triển đến trình độ rất cao. Những kiến thức về khoa học chứa đựng trong những tấm bảng này cao siêu đến nỗi, mầm mống của chúng mới chỉ le lói xuất hiện trong một vài ngành khoa học đương đại. Quá trình diệt vong các nền văn minh trước bởi Đại hồng thủy cũng được phản ánh rõ nét trên những phiến đá này…

Ngôn ngữ lưu trên các tấm bảng được cho là ngôn ngữ cổ xưa nhất và là nền tảng của các ngôn ngữ sau này của loài người hiện đại. “Quá trình phát triển của nhân loại suốt hàng ngàn năm qua, từ thuở sơ khai cho đến ngày hôm nay thật là kỳ diệu, khoa học kỹ thuật đã giúp con người ngày một hiểu sâu hơn về thế giới quanh ta. Thế kỷ 19 đánh dấu khởi đầu giai đoạn phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật cùng đó là sự tiến bộ vượt bậc của xã hội loài người. Khoa học càng phát triển, xã hội càng văn minh thì ta lại càng thấy thế giới quanh ta kỳ diệu, vẫn còn vô vàn những câu hỏi, những bí ẩn vẫn chưa có lời giải một cách cặn kẽ và thấu đáo, khiến chúng ta vẫn phải trăn trở cho đến tận ngày hôm nay. Một trong các bí ẩn lớn nhất cho đến nay vẫn là sự hình thành và phát triển của loài người trên trái đất, tại sao loài người lại có sự phát triển vượt trội so với tất cả các loài động vật khác cùng tồn tại trên một hành tinh trong một thời gian tương đối ngắn? Công sức, tiền bạc để nghiên cứu bỏ ra thì khá nhiều nhưng đáp số vẫn chỉ là … giả thiết. Bánh xe Thời gian cứ đều đặn quay và các bí ẩn này ngày càng chìm sâu vào màn sương mù của quá khứ, có chăng chỉ còn lại ký ức mờ nhạt được thể hiện qua các loại truyền thuyết mà dân tộc nào và đất nước nào cũng có..

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button