10 sách hay về văn hóa Việt Nam trải dài theo nhiều thế kỷ

10 cuốn sách hay về văn hóa Việt Nam giới thiệu lịch sử và văn hóa Việt Nam qua những câu chuyện chân thực và gần gũi nhất.

Tính Hiện Đại Và Sự Chuyển Biến Văn Hóa Việt Nam Thời Kỳ Cận Đại

Tính Hiện Đại Và Sự Chuyển Biến Văn Hóa Việt Nam Thời Kỳ Cận Đại

Tính hiện đại trong mối quan hệ với văn hóa Việt Nam cận đại, sự biến đổi trên một số lĩnh vực của văn hóa Việt Nam cận đại, sự hình thành các loại hình văn hóa mới và một số loại hình tiếp biến văn hóa phương Tây.

Văn Hóa Việt Nam Những Hướng Tiếp Cận Liên Ngành

Văn Hóa Việt Nam Những Hướng Tiếp Cận Liên Ngành

Giáo sư Trần Quốc Vượng là một cây đại thụ của ngành khoa học xã hội Việt Nam, đặc biệt là lịch sử, khảo cổ học và văn hóa dân gian. Di sản của ông bao gồm các tác phẩm về bản sắc văn hóa Việt Nam, biểu diễn văn hóa Việt Nam, văn hóa dân gian Việt Nam, lịch sử Việt Nam và nghệ thuật Việt Nam, cũng như hàng trăm tác phẩm khác. Di sản và giá trị khoa học mà ông đã trao lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau là hàng nghìn trang tư liệu quan trọng.

Cửa Sổ Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam

Cửa Sổ Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam

Trong tâm trí của nhiều người đương thời, tên tuổi Hà Văn Tấn được ghi nhận như một nhà khoa học đầu đàn trong lĩnh vực khảo cổ học, một trong những ngành khoa học đòi hỏi trình độ chính xác cao; và ở đó ông đã thu được những thành tựu khả quan.

Song bên cạnh khảo cổ học, Hà Văn Tấn cũng đã viết nhiều về lịch sử trung đại Việt Nam, và đi vào một số hiện tượng văn hóa tiêu biểu như đình, chùa, văn hóa Phật giá Rồi ông mở rộng ra một số vấn đề trọng yếu như bản sắc dân tộc, giao lưu văn hóa cổ, hoặc thử đề nghị một cách nhìn biện chứng đối với truyền thống.

Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam

Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử .Vì vậy theo thống kê sơ bộ, Việt Nam hiện tại có khoảng 7300 di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc khác nhau nằm rải rác ở 53 tỉnh, thành phố. Tất cả những di tích này là minh chứng cho một Việt Nam có truyền thống văn hóa lịch sử rất lâu đời.

Các di tích không phải chỉ tồn tại một cách trầm lặng, mà chúng đều là những biểu hiện nhân văn sống động, gắn với những hoạt động cộng đồng đầy màu sắc của dân tộc Việt Nam. Đây là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và cũng là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

Trong những năm gần đây Việt Nam đã được ủy ban di sản thế giới UNESCO công nhận một số di sản văn hóa thế giới như: Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long,Phố Cổ Hội An, Vương Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội…. và mới đây nhất vào ngày 27/6/2011 Thành nhà Hồ đã được công nhận di sản văn hoá thế giới.

Để các nhà nghiên cứu, trường học, các công ty lữ hành du lịch và quý độc giả quan tâm đến lĩnh vực này NXB Lao động cho biên soạn cuốn sách “Di tích lịch sử và di sản văn hóa Việt Nam” nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết về giá trị địa danh văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh đất nước Việt Nam, hy vọng làm phong phú thêm tinh thần của những người Việt Nam và những người bạn nước ngoài có mong muốn hiểu biết về Việt Nam.

Hãy đọc cuốn sách này để bạn thấy được những điều giá trị mà Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam mang lại!

Chữ Quốc Ngữ: Sự Hình Thành, Phát Triển Và Đóng Góp Vào Văn Hóa Việt Nam

Chữ Quốc Ngữ: Sự Hình Thành, Phát Triển Và Đóng Góp Vào Văn Hóa Việt Nam

Kỷ niệm 400 năm ngày ra đời chữ quốc ngữ, các nhà khoa học đã công bố những kết quả nghiên cứu mới về chữ Quốc ngữ: Lịch sử hình thành và phát triển, vai trò là văn tự chính thức của người Việt, những đóng góp vào văn hóa Việt Nam, vấn đề cần trao đổi của Việt Ngữ, chuẩn mực chữ viết và việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua chữ viết…

Hệ Giá Trị Văn Hóa Việt Nam

Hệ Giá Trị Văn Hóa Việt Nam

Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lý luận về giá trị văn hóa, những giá trị văn hóa trong việc thích ứng và khai thác tài nguyên, những giá trị văn hóa của thủ công nghiệp truyền thống Việt Nam, đạo đức kinh doanh như một giá trị, những giá trị văn hóa trong văn học nghệ thuật, những giá trị văn hóa trong giáo dục và đào tạo, giao lưu và hội nhập, văn hóa và phát triển.

Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật

Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật

Với gần 40 năm chuyên sưu tầm và nghiên cứu Mỹ thuật trên nền cảnh văn hóa truyền thống, PGS Chu Quang Trứ đã đóng góp cho kho tư liệu của Viện Mỹ Thuật rất nhiều tư liệu quý giá làm cơ sở cho việc nghiên cứu của viện.

Cũng trên khối lượng tư liệu ấy, ông đã tổng hợp lại theo nhiều đề tài nghiên cứu khoa học khác nhau, ngoài những công trình viết chung ông đã công bố được 9 công trình viết riêng và hầu hết đều đã giành được giải thưởng chính thức hàng năm của Hội Văn Nghệ dân gian Việt Nam. Ở những công trình ấy ông tập trung đi vào những chuyên đề như Kiến trúc truyền thống về nghề Thủ công điêu khắc hoặc về một vùng đất như Văn hóa Mỹ thuật Huế, và đặc biệt là các giá trị khác nhau của Mỹ thuật Phật giáo….

Trong những dự định công bố tiếp theo của mình, ông còn nhiều tập bản thảo nữa. Để có một cái nhìn rộng rãi hơn và cũng là làm nền cho việc nghiên cứu mỹ thuật truyền thống Việt Nam, lần này Viện Mỹ thuật và Nhà xuất bản Mỹ thuật trân trọng giới thiệu với bạn đọc tập sách dày của ông “Văn Hóa Việt Nam – Nhìn Từ Mỹ Thuật”.

Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam

Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam

Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hóa làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên đi lợi ích riêng. Văn hóa làm thế nào cho mỗi người dân Việt nam từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên được hưởng.”

Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam góp phần xây dựng một ngành khoa học đang trên đà hình thành là văn hóa học, nhằm cung cấp một số khái niệm để nghiên cứu bản sắc văn hóa Việt Nam.

Văn Hóa Việt Nam Truyền Thống: Một Góc Nhìn

Văn Hóa Việt Nam Truyền Thống: Một Góc Nhìn

Ở Việt Nam, trong vòng một thế kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc biến động, đổi thay, xáo trộn và đấu tranh văn hóa. Ngày nay, trong quá trình hội nhập và phát triển, trước cơn lốc xoáy về tư tưởng, lối sống và hệ giá trị, chúng ta lại đang đứng giữa giao lộ của những ngã rẽ chưa có biển chỉ đường rõ ràng. Chúng ta đang được động viên, khích lệ, mà cũng đồng thời đang bị đe dọa, dối lừa bởi văn hóa.

Trong một hoàn cảnh, tình huống đặc biệt như vậy, có lẽ một sự quay về, nhận diện và suy ngẫm nghiêm túc về nền văn hóa Việt Nam truyền thống sẽ là một điều bổ ích không thừa, nếu không muốn nói là cần thiết. Nền văn hóa truyền thống đã từng ngự trị hàng thiên niên kỷ trong một xã hội hầu như rất ít thay đổi, sau đó lại chịu những va đập và biến động lớn trong hơn một thế kỷ qua, đã có bộ mặt đích thực như thế nào, xu thế chuyển biến ra sao? Nó đã để lại cho chúng ta những giá trị gì cần phải kế thừa và những hệ lụy gì cần phải gạt bỏ?

Cuốn sách “Văn hóa Việt Nam truyền thống: một góc nhìn” sẽ là một tài liệu rất có giá trị trong công cuộc học tập, nghiên cứu và quảng bá lịch sử văn hóa Việt Nam. Do đó, đối tượng của cuốn sách là vô cùng rộng rãi, bao gồm các tầng lớp học sinh, sinh viên, những nhà nghiên cứu cùng tất cả những ai yêu mến và nhiệt huyết với nền văn hóa nước nhà.

Di Sản Văn Hóa Việt Nam Dưới Góc Nhìn Lịch Sử

Di Sản Văn Hóa Việt Nam Dưới Góc Nhìn Lịch Sử

Giới thiệu tổng thể lịch sử, di sản văn hóa Việt Nam và một số trung tâm văn hóa Thăng Long – Hà Nội, trung tâm văn hóa Phú Xuân – Huế, những trung tâm quyền lực thời Bắc thuộc, trung tâm văn hóa thời Trần và một số vùng văn hóa như xứ Thanh, xứ Nghệ Tĩnh, vùng đất Nam bộ.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button