12 sách hay về y học cổ truyền được biên soạn dành cho mục đích chuyên môn lẫn cá nhân

12 cuốn sách hay về y học cổ truyền giúp người đọc hiểu thêm về y học cổ truyền, lịch sử hình thành và phát triển, cũng như cách sử dụng thuốc cổ truyền.

Phương Thang Y Học Cổ Truyền

Phương Thang Y Học Cổ Truyền

Cuốn “”PHƯƠNG THANG Y HỌC CỔ TRUYỀN”” có trên 10.000 phương thang của các danh y trong nước và ngoài nước.

Một phương thuốc dùng đặc trị một bệnh hoặc 2-3 bệnh, việc sắp xếp nhiều phương thuốc có tác dụng và chỉ định tương tự được xếp vào một loại bệnh hoặc hai, loại bệnh được xếp vào một nhóm bệnh, tuy chưa được hoàn chỉnh, nhưng có thể giúp bạn đọc tra cứu được thuận tiện.

Khi tra cứu sử dụng, người thầy thuốc có thể căn cứ vào bệnh trạng của bệnh nhân để dùng NGUYÊN BẢN của PHƯƠNG THANG hoặc GIA GIẢM (thêm, bớt) các DƯỢC VỊ và LIỀU LƯỢNG nếu thấy cần thiết.

Đây là một cuốn sách cần thiết, có thể coi đây là một CẨM NANG tra cứu tiện lợi cho cả thầy thuốc Lương y và Tây y, ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Viện, Bệnh viện), nơi sản xuất, phân phối thuốc (xí nghiệp, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn y học cổ truyền và tây dược, kho thuốc, hiệu thuốc, nhà thuốc tư nhân, cơ sở khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền) thuộc cơ sở nhà nước và tư nhân, từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt cuốn sách sẽ rất hữu ích cho học sinh – sinh viên các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp về y học cổ truyền. Cuốn sách còn là tài liệu tham khảo về chuyên môn cho các cơ quan có chức năng quản lý về thuốc và các viện nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thuốc.

Dược Lý Học Cổ Truyền

Dược Lý Học Cổ Truyền

Dược lý dược cổ truyền là môn học bắt buộc đối với các Dược sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền – Dược học cổ truyền của Trường Đại học Dược Hà Nội, đồng thời cũng là môn học không bắt buộc đối với sinh viên ngành khác.

Sách giáo khoa này dựa trên một số nguồn quan trọng, bao gồm các bài báo và nghiên cứu khoa học về tác dụng dược lý của các loại thuốc và phương pháp điều trị truyền thống được công bố trên các tạp chí trên toàn cầu, ngoại quốc.

Y Học Cổ Truyền Trên Thế Giới và Việt Nam

Y Học Cổ Truyền Trên Thế Giới và Việt Nam

Bước sang thế kỷ XXI, nền Y học cổ truyền càng xích lại gần hơn nền Y học hiện đại. Các thầy thuốc làm Y học cổ truyền ngày càng quan tâm và nghiên cứu ứng dụng những thành tựu to lớn của Y học hiện đại trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Y học phương Đông có phần lý luận sâu sắc rất rộng và giá trị thực tiễn trải qua hàng ngàn năm tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… Muốn nắm vững kiến thức thấu đáo chắc chắn phải dày công tìm hiểu và nghiên cứu trong nhiều năm. Nhờ có đường lối đúng đắn trong việc kế thừa, phát huy và kết hợp vốn cổ với những kiến thức mới trong việc điều trị bệnh nói chung và chuyên ngành Y học cổ truyền nói riêng, kết quả điều trị thu được ngày càng được khả quan hơn trước. Việc người thầy thuốc có thể kết hợp hài hòa giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân là vô cùng cần thiết.

Cuốn sách này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về Y học cổ truyền cho các đối tượng trong và ngoài chuyên ngành Y học cổ truyền, giúp họ có thể tham khảo và ứng dụng tốt trong điều trị. Một phần kiến thức lớn đã được trình bày, nhưng có thể không tránh khỏi những thiếu sót.

Kho Tàng Bài Thuốc Bí Truyền Của Đông Y

Kho Tàng Bài Thuốc Bí Truyền Của Đông Y

Cuốn sách “Kho tàng bài thuốc bí truyền của Đông y” được soạn giả căn cứ vào nhu yếu của lâm sàng và yêu cầu của đông đảo quần chúng.

Sách chia ra thành các phần:

  • Phần I: Nội Khoa
  • Phần II: Ngoại Khoa
  • Phần III: Phụ Khoa
  • Phần IV: Hoàng cung nội khoa bí phương
  • Phần V: Hoàng cung ngoại thương khoa bí phương
  • Phần VI: Những bí phương của hoàng cung chữa bệnh phụ nữ từ lúc còn con gái đến sau khi đẻ
  • Phần VII: Những bí phương của hoàng cung chữa bệnh trẻ em

Với 350 chứng bệnh khác nhau, với 600 bài thuốc bí truyền từ xưa đến nay, đã qua nhiều kinh nghiệm, đã được in trên nhiều sách báo. Cương mục rõ ràng, dễ tìm, dễ thấy, an toàn, giản tiện. Chưa có bệnh thì đề phòng, bệnh nhẹ có thể tự mình chữa lấy.

Bộ sách Hải Thượng Lãn Ông

Bộ sách Hải Thượng Lãn Ông

Trong lịch sử y học cổ truyền của nước Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông (Tác giả) chiếm một vị trí khá quan trọng, thật sự là một danh y của đất nước. Tên thật của ông là Lê Hữu Trác, ông đã hết lòng vì sự nghiệp y học của nước nhà. Ông biết thừa kế những thuật học của danh y đời trước và nêu cao tinh thần độc lập, sáng tạo, có phê phán và phát triển.

Nhận rõ trách nhiệm với tương lai y học của nước nhà đối với việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, từ năm 1760 ông đã mở lớp huấn luyện y học: trao đổi kinh nghiệm phòng và chữa bệnh với các đồng nghiệp, tập hợp những kinh nghiệm dân gian; ông tìm hiểu quan hệ giữa khí hậu, thời tiết đối với bệnh tật ở nước ta. Ông ghi chép bệnh án để rút kinh nghiệm những bệnh chữa khỏi và những bệnh không chữa khỏi.

Qua 30 năm, ông tổng kết kinh nghiệm của Trung y và y học cổ truyền biên soạn bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu,… đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh.

Bộ sách của ông được đánh giá cao cả trong và ngoài nước. Bộ sách này đã đánh dấu bước tiến mới trong nền y học cổ truyền của Việt Nam, góp phần phát triển nền y học của đất nước.

Đông Y Toàn Tập

Đông Y Toàn Tập

Nội dung sách được chia làm 8 phần:

  • Phần I: Lịch sử phát triển y học cổ truyền Đông phương.
  • Phần II: Lý luận cơ bản về âm dương ngũ hành, tạng tượng, nguyên nhân gây bệnh, phân loại chứng hậu, tứ chẩn, bát cương, bát pháp.
  • Phần III: Nội kinh tóm tắt, gồm: dưỡng sinh, âm dương ngũ hành, tạng tượng kinh lạc, bệnh nặng, chẩn pháp, trị tắc.
  • Phần IV: Thương hàn ôn bệnh.
  • Phần V: Phương dược: nguồn gốc, nơi thu hái, xử lý và bảo quản, phân loại thực vật, cách bào chế, cách dùng, tính năng dược vật…
  • Phần VI: Bào chế Đông dược [được xếp theo thứ tự A,B,C… rất dễ tra cứu].
  • Phần VII: Giáo trình nội khoa.
  • Phần VIII: Phụ khoa.

Sau mỗi bài/tiết của từng phần đều có câu hỏi thảo luận, giúp bạn đọc củng cố lại kiến thức đã đọc và học.

Y Học Tùng Thư – Gồm Đủ Y Lý Và Phép Trị Liệu Của Đông Tây

Y Học Tùng Thư – Gồm Đủ Y Lý Và Phép Trị Liệu Của Đông Tây

Cuốn sách này mang trong mình rất nhiều kiến thức y học thiết thực đối với đời sống con người. Sách gồm 4 phần:

  • – Phần I: Bước đầu nghề thuốc: Huyết mạch quản, não khí cân, mạch và sự hỗ kiến của mạch, xương cốt, đặc biệt là phần mối quan hệ biểu lý giữa lục phủ ngũ tạng.
  • – Phần II: Thuật theo Y học phương Đông: An Nhân cho rằng, muốn học thuốc, trước hết phải biết thân thể, tạng phủ và cách biến hóa âm dương, khí huyết ra thế nào, mục Danh luận hợp thái, Những điều nên biết tróng nghề thuốc và Bản thảo phần Dược với rất nhiều vị thuốc viết theo vần ABC, mỗi vị đều được cú thích thuộc loại (mộc, thảo, cầm, thú) và trình bày: Tên khác, tính vị, quy kinh, công năng, chủ trị cùng các phụ phương chữa bệnh.
  • – Phần III: Các chứng bệnh: Ở phần này, tác giả trình bày, phân tích kỹ lưỡng, chi tiết từ triệu chứng, định nghĩa, chẩn đoán, đến phân loại và biện chứng luận trị, từ đó, đưa ra những bải thuốc thường dùng để chữa cho 32 chứng bệnh kinh điển trong Đông y.
  • – Phần IV: Phụ lục: Những bài thuốc thường dùng.

Như vậy, có thể thấy, nội dung cuốn sách rất toàn diện, chi tiết và thiết thực, không có một câu chữ nào trong sách là thừa thãi cả.

500 Bài Thuốc Đông Y Gia Truyền Trị Bách Bệnh

500 Bài Thuốc Đông Y Gia Truyền Trị Bách Bệnh

Đông y được biết đến từ lâu với những bài thuốc nam chữa bệnh đơn giản, tiện lợi và hiệu quả. Thực tế đã chứng minh tính hiệu nghiệm của thuốc nam với các bệnh thông thường. Ở Việt Nam, Đông y là thuật ngữ được sử dụng song song với “Y học cổ truyền”, dùng chỉ nền y học có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam, để phân biệt với Tây y (Y học hiện đại).

Chẩn đoán Đông y dùng các phương pháp “Vọng, Văn, Vấn, Thiết” để xác định bệnh trạng. Điều trị Đông y gồm có phương pháp châm cứu và các thuốc uống hoặc dùng ngoài da.

Phương pháp châm cứu dựa trên hệ thống kinh mạch được miêu tả chi tiết với hàng trăm huyệt trên cơ thể. Các huyệt và các đường kinh mạch có mối liên hệ với các tạng, phủ trong cơ thể, để điều trị các rối loạn ở tảng phủ nào, rối loại kiểu nào thì can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác để hỗ trợ nếu cần thiết. Điều đặc biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể dùng các phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, tuy rằng trong thời đại ngày nay, châm cứu được sử dụng như một phương pháp gây vô cảm (gây tê) trong một số cuộc phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).

Đông Y Châm Cứu

Đông Y Châm Cứu

Cuốn sách Đông y – Châm cứu của tập thể chúng tôi soạn, Học viện Quân Y xuất bản năm 1991, trong đó đã cung cấp hệ thống lý luận cơ bản của Đông y – Châm cứu và một số kết hợp bước đầu với lý luận Tây y trong những bài cụ thể. Qua góp ý của độc giả, chúng tôi sẽ bổ sung, sửa chữa và xin tái bản để phục vụ quý vị rộng rãi hơn.

Lần này tôi biên soạn cuốn “Đông y – Điều trị nội khoa” nhằm đáp ứng yêu cầu của đa số lương y chưa có điều kiện học tập Tây y, bằng cách chọn các tài liệu điều trị bằng Đông y, châm cứu trên cơ sở có kết hợp lý luận chẩn đoán của Tây y trong các bộ sách đáng tin cậy, đồng thời trích riêng phần tóm tắt bệnh học Tây y ở cuốn sách “Điều trị học” của Giáo sư Đặng Văng Chung và một số đoạn ở sách “Bệnh lý học” của Cát Lâm y khoa đại học biên soạn để các vị tiện đối chiếu giữa tên bệnh, tên chứng biến diễn bệ Đặc biệt là trong phần nhắc lại bệnh học ở sách “Điều trị học” của Giáo sư Đặng Văn Chung đã cung cấp tình hình bệnh ở con người Việt Nam thời kỳ gần đây cũng như dự đoán thời gian sắp tới.

Về những bài thuốc chế sẵn, sử dụng cho từng bệnh, trong sách chỉ ghi tên bài, tôi đã sưu tầm công thức để ghi ở phần cuối từng bài, có một số ít chỉ ghi được tên vị, chưa có trọng lượng, xin các vị xem ở các sách về dược tính, dược vị để bổ sung khi dùng. Phần sử dụng thuốc cây cỏ phương Đông trong điều trị, tuy chúng tôi đã cố gắng, nhưng chắc chắn người đọc sẽ phải cùng chúng tôi làm rõ bằng những tên thường dùng ở địa phương mình, trường hợp nào khó xác định, xin liên hệ với cơ quan nghiên cứu thực vật nhờ giúp đỡ, hy vọng chúng ta có thể khai thác kinh nghiệm nhân dân rộng rãi, tìm ra thêm nhiều cây thuốc quý trên đất Việt Nam đã chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho người Việt Nam.

Lời giới thiệu

Đông Dược Học

Đông Dược Học

Dược học là môn học không thể thiếu của thầy thuốc điều trị.

Chỉ với hơn 100 vị thuốc , nhưng biết cách phối hợp , gia giảm , các thầy thuốc đông y đã sáng tạo rất nhiều phương thang kinh điển , cứu biết bao nhiêu mạng sống.

Để làm được việc này cần phải nắm vững từng vị thuốc , từ cách bào chế, phối ngũ với các vị thuốc khá để khéo léo kê được một toa thuốc có hiệu quả cao trong lúc điều trị . Đây không phải việc dễ dàng chút nào..

Dược Học Cổ Truyền Toàn Tập

Dược Học Cổ Truyền Toàn Tập

Cuốn sách Dược Học Cổ Truyền Toàn Tập gồm có 2 phần chính:

  • Phần 1: Giới thiệu đại cương về thuốc Y học cổ truyền, bao gồm: tên gọi, cách phân loại, đặc điểm và tính chất của thuốc, cách phối ngũ, những cấm kỵ trong dùng thuốc, liều lượng và các dạng thuốc thường dùng trên lâm sàng.
  • Phần 2: Giới thiệu hơn 250 vị thuốc thường dùng. Đối với mỗi vị thuốc đều có giới thiệu tính vị qui kinh của thuốc, tác dụng dược lý theo y lý cổ truyền (có phần trích dẫn theo Y văn cổ để tham khảo), kết quả nghiên cứu theo dược lý hiện đại, phần ứng dụng lâm sàng theo các tài liệu trong, ngoài nước và kinh nghiệm điều trị của tác giả, liều dùng và chú ý.

Hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc những tư liệu bổ ích trong công việc thừa kế học tập, nghiên cứu, phát huy phát triển Y học cổ truyền ở thời đại ngày nay.

Hoàng Đế Nội Kinh – Tố Vấn

Hoàng Đế Nội Kinh – Tố Vấn

Sách “Hoàng Đế nội kinh” được xem là một trong tứ đại kinh điển Đông y sớm nhất hiện còn tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên, bộ sách không chỉ đơn giản là tài liệu y học quý giá mà còn là tác phẩm triết học có vị trí hang đầu trong lịch sử tư tưởng phương Đông.

“Hoàng Đế nôi kinh” cho rằng con người và tự nhiên có mối quan hệ khăng khít với nhau. Sự vận động biến đổi của tự nhiên luôn ảnh hưởng đến cơ thể. Không chỉ vậy bộ sách còn trình bày về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa cơ thể và tinh thần.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button