6 sách dành cho đạo diễn sẽ truyền cảm hứng và bài học giá trị

6 cuốn sách dành cho đạo diễn mang đến những cái nhìn sâu sắc độc đáo về tư duy của các đạo diễn phim hàng đầu và bí quyết thành công của họ.

Những Bài Học Điện Ảnh 2

Những Bài Học Điện Ảnh 2

Sau thành công của tập sách đầu tiên mang tựa Việt “20 bài học điện ảnh”, đây là loạt đàm thoại mới theo cùng công thức với một số nhà điện ảnh lớn đương đại: Pen, Polanski, Soderbergh, Jarmusch, Arcand, Annaud và nhiều đạo diễn khác…

Một cơ hội để mỗi đạo diễn giải thích rõ ràng – với những thí dụ cụ thể – phương pháp làm việc riêng ở mỗi cung trình sáng tác: chọn đề tài, viết kịch bản, phân cảnh, chỉ đạo diễn viên, tổ chức quay…

Những đàm thoại lý thú này cho ta hiểu rằng tính nhận cảm khác nhau khiến cho cách làm phim cũng khác nhau. Và, thay vì cung cấp cho ta những công thức nấu ăn gọi là có tính phổ quát, chúng trình ra nhiều “bí quyết sản xuất” của những “đầu bếp lớn”.

Chuyện Nghề Của Thủy

Chuyện Nghề Của Thủy

Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét về đạo diễn – NSND Trần Văn Thuỷ như sau: “Có thề nói không ngần ngại rằng anh là người làm phim tài liệu chính luận giỏi nhất nước ta. Trần Văn Thuỷ có một cái gì đó hơi giống Trịnh Công Sơn, bởi sự hoà quyện tuyệt vời giữa hình ảnh và lời bình, nâng giá trị của tư liệu lên rất nhiều. Một nhà văn chính luận sâu sắc trong vai trò một đạo diễn, luôn trực diện với những vấn đề nóng hổi của nhân sinh”

Chuyện nghề của Thuỷ gồm 29 chương, là cuộc đời của Thuỷ từ lúc ấu thơ cho đến tuổi thất thập cổ lai hy qua lời kể của nhân vật chính và ghi chép của Lê Thanh Dũng, một người bạn tri kỷ. Nói như ông, “cuốn sách chỉ nói được một phần” vì “câu chuyện còn dài lắm”.

… Và cậu bé bắt đầu làm quen với “phim và ảnh” năm mười ba tuổi lớn lên thành chàng trai hai mươi lăm tuổi thất thểu từ Tây Bắc về, rón rén gõ cửa trường Điện ảnh, đến nay đã kịp để lại những dấu ấn cho ngành điện ảnh Việt Nam bằng hàng chục bộ phim đạt giải cao ở các Liên hoan phim Quốc gia và Quốc tế.

Với gia tài trên 20 phim, trong đó có các tác phẩm đoạt giải thưởng cao, phản ánh một cách gai góc hiện thực của lịch sử như:

  • Những người dân quê tôi, phim đầu tay quay ở chiến trường Quảng Đà, đoạt giải Bồ Câu Bạc tại LHP Quốc Tế Leipzig (1970)
  • Phản Bội, phim về chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, đoạt giải vàng LHP Việt Nam 1980
  • Hà Nội trong mắt ai, giải vàng LHP Việt Nam 1988
  • Chuyện tử tế, nội dung về thân phận của những người nghèo khổ và những mâu thuẫn xã hội được đánh giá là tác phẩm đặc sắc nhất của đạo diễn Trần Văn Thủy, đoạt giải Bồ Câu Bạc Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, được báo chí nước ngoài gọi là “Quả bom đến từ Việt Nam nổ tung ở thành phố Leipzig”. (1985)
  • Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai 1999, giải Phim ngắn hay nhất, Liên hoan phim Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 43.
  • Chuyện từ một góc phố (2003), phim về những hậu quả của chất độc màu da cam để lại trong gia đình một cựu phóng viên chiến trường.

Hậu Trường Phim Ảnh

Hậu Trường Phim Ảnh

Hậu trường phim ảnh là sự kết hợp giữa đạo diễn Việt Linh và Phó chủ nhiệm Hội Cascadeur TPHCM, hé lộ những câu chuyện cười ra nước mắt chốn hậu trường. Xem phim, người ta chỉ thấy những cảnh quay thật đẹp, thật xúc động chứ mấy ai biết đằng sau đó là bao hy sinh thầm lặng của cả một ê kíp. Ví dụ như trong phim Mê Thảo có cảnh quản gia Tam (diễn viên Đơn Dương) nằm chết thẳng cẳng dưới đất, Nguyễn (diễn viên Dũng Nhi) trước khi phóng hỏa đốt tửu phần (mộ rượu) đã đối ẩm cùng Tam. Người xem chỉ thấy cảnh Nguyễn ngồi bên, uống một ngụm rượu thì đổi lên miệng Tam một vệt mời. Đạo diễn vừa hô “cắt” thì Đơn Dương bật dậy ho sặc sụa do nước chảy vào mũi, mà phải cố gắng nín thở sợ hư cảnh phim.

Là một đạo diễn xuất sắc với nhiều giải thưởng lớn về nghệ thuật trong và ngoài nước, Việt Linh đã ghi dấu trong lòng người đọc, người xem nhiều tác phẩm điện ảnh cũng như văn học có giá trị như: Nơi bình yên chim hót, Dấu ấn của quỷ, Chung cư, Mê Thảo – Thời vang bóng…; các tập truyện, tùy bút Chuyện mình chuyện người, Chuyện và truyện, Năm phút với ga xép, Ở đây có nắng, Dạo chơi vườn điện ảnh, Ý tưởng nghề nghiệp…

Viết Kịch Bản Điện Ảnh Và Truyền Hình

Viết Kịch Bản Điện Ảnh Và Truyền Hình

…Nhắc đến kịch bản Thelma & Louise của tác giả Callie khouri, chúng tôi muốn nói đến sự đóng góp để làm cho nghành nghệ thuật này ngày càng phong phú, đa dạng hơn không chỉ do các nhà biên kịch chuyên nghiệp làm việc trong các hãng phim hay các trung tâm vô tuyến truyền hình, mà bao gồm có sự tham gia của đông đảo quần chúng trong bất cứ ngành nghề nào, lĩnh vực nào của xã hội miễn là người đó có lòng yêu thích đối với bộ môn nghệ thuật điện ảnh, có năng lực sáng tạo và có một kĩ thuật chuyên môn cần thiết. nhất là trong trái tim họ luôn sôi sục ngọn lửa sáng tạo.

Trong cuốn sách nhỏ này, chúng tôi không có tham vọng gì hơn là cố gắng trình bày những hiểu biết và kinh nghiệm thực hành để người đọc có thể nắm vững những nguyên tắc cơ bản trong việc viết một kịch bản phim điện ảnh và truyền hình, không quá nặng tính giáo khoa, mà cốt khơi gợi cho người đọc có được lòng tin, biến nó thành ngọn lửa sáng tạo, để trở thành một nhu cầu, một đòi hỏi bức xúc, một sự thật thôi thúc không thể không viết.

Nếu điều đó trở thành hiện thực dù chỉ trong muôn một, cũng chính là mục tiêu và niềm hạnh phúc mà chúng tôi mơ ước… – Sâm Thương

Bài Học Cho Đạo Diễn

Bài Học Cho Đạo Diễn

Thông tin mà David Mamet trình bày trong các bài giảng của ông tại Học viện Điện ảnh thuộc Đại học Columbia vào mùa thu năm 1987 là nền tảng cho cuốn sách Bài học dành cho các đạo diễn. Vào thời điểm đó, Mamet vừa hoàn thành cả bộ phim thứ hai và khóa học mà ông ấy đang làm đạo diễn. Tên của khóa học mà ông ấy dạy là Phương pháp đạo diễn.

“Do vậy cũng giống như một phi công đã được hành nghề nhưng mới chỉ có 200 giờ bay, tôi là một nhân vật nguy hiểm nhất. Đương nhiên tôi cũng không đến nỗi chỉ có những cách nghĩ và những thủ pháp của kẻ mới bước vào nghề, tuy vậy vẫn chưa đủ kinh nghiệm để đạt tới trình độ có thể lý giải được những thứ mà mình không biết”, ông khiêm tốn viết trong Lời mở đầu cuốn sách.

Chân Trời Của Hình Ảnh

Chân Trời Của Hình Ảnh

“Phim chuyển thể – từ chất liệu văn học, sân khấu, ngay cả từ một bộ phim khác – là một phần quen thuộc với khán giả yêu điện ảnh. Bằng một góc nhìn học thuật chuyên môn, đào sâu vào thể loại này – mà Đào Lê Na đã gọi lại tên “phim cải biên” để sát với nghĩa hơn – cuốn sách “Chân trời của hình ảnh” còn độc đáo và thú vị khi phân tích dòng phim này qua các tác phẩm điện ảnh của đạo diễn huyền thoại Nhật Bản Akira Kurosawa. Với một kho tư liệu đồ sộ cùng nhiều góc nhìn mới lạ về rất nhiều tác phẩm điện ảnh của thế giới, trải dài từ quá khứ đến hiện tại, trải rộng từ châu Mỹ, châu Âu sang châu Á và cả đến Việt Nam, cuốn sách đem đến cho người đọc một cái nhìn vừa rộng, vừa sâu về hai đề tài được hoà quyện một cách gắn bó đặc biệt: phim cải biên và những tác phẩm của Akira Kurosawa.”

(Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh)

“Đi từ diện đến điểm, từ hệ thống đến bộ phận, công trình đã xuất phát từ sự phức hợp của các lý thuyết đến cải biên học và cuối cùng là nhà cải biên bậc thầy, Kurosawa Akira. Tôi đánh giá cao khả năng diễn giải và lập luận của tác giả. Công trình có những trang viết sắc sảo thể hiện năng lực cảm thụ văn học và điện ảnh cùng những tri thức văn hó đa dạng của người viết.

Tác giả đã thuyết phục được người đọc rằng: đạo diễn điện ảnh cũng là một trong số những người đọc văn học, đã cải biên một văn bản văn học thành tác phẩm điện ảnh. Cải biên như thế nào là sự phản ánh một cách đọc và diễn giải văn bản của người đạo diễn với những công cụ đặc trưng của điện ảnh.”

(Nhà lý luận, nghiên cứu và phê bình văn học Trương Đăng Dung)

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button