6 sách nuôi dạy con theo phương pháp EASY giúp bạn hiểu hơn về con mình

6 cuốn sách nuôi dạy con theo phương pháp EASY hay chia sẻ nhiều mẹo và hướng dẫn hữu ích để nuôi dạy con tốt hơn.

Tuần Khủng Hoảng

Tuần Khủng Hoảng

Cuốn sách này là một ô cửa sổ hữu dụng và thú vị để nhìn vào 18 tháng đầu tiên của trẻ.

Nhận định

“Van de Rijt và Pooij đã quan sát và phát hiện ra những khoảng thời gian dễ bị tổn thương trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, giống như tôi đã hoàn toàn độc lập tìm ra trong cuốn sách của mình, cuốn Điểm tiếp xúc.”

(Touchpoints, NXB Perseus)

Những quan sát và gợi ý thiết thực của hai tác giả thực sự rất tuyệt vời.”

(T. Berry Brazelton, Bác sĩ, Giáo sư danh dự, trường Đại học Y Harvard)

“Bất cứ người nào đang phải ‘vật lộn’ với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ đều muốn đọc cuốn Tuần khủng hoảng này. Cuốn sách này sẽ “mở mắt” cho các bậc cha mẹ, giúp họ biết được những khía cạnh liên quan tới sự tăng trưởng, phát triển, sự thay đổi hành vi và phản ứng tình cảm của con cái mà họ có thể không để ý hoặc thấy khó chịu và khó hiểu”.

(Catherine Snow, Tiến sỹ, Giáo sư trường Shattuck, Trường Nghiên cứu sinh giáo dục Harvard)

“Tác phẩm của van de Rijt và Pooij về sự phát triển của trẻ sơ sinh có giá trị sử dụng và tính ứng dụng khoa học to lớn. Họ không chỉ giải thích những giai đoạn khó khăn, hành vi khó hiểu khiến cha mẹ vô cùng lo lắng của trẻ sơ sinh, mà còn cho biết những hành vi đó đánh dấu bước phát triển vượt bậc của trẻ và miêu tả các giai đoạn trong quá trình tìm hiểu trẻ. Cuốn sách này không chỉ giúp các bậc cha mẹ mà cả các chuyên gia cũng có được hiểu biết sâu sắc về sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Quan trọng hơn, van de Rijt và Plooij đã miêu tả cách chơi và giao tiếp hiệu quả nhất với trẻ ở những độ tuổi khác nhau, từ đó giúp cha mẹ hiểu được và có sự gắn kết tinh tế với con cái. Sự gắn kết cha mẹ – con cái này chính là tiền đề quan trọng để trẻ phát triển an toàn và phù hợp. Tuần khủng hoảng là cuốn sách nhất thiết phải đọc cho những người đang làm việc với trẻ sơ sinh như bác sĩ khoa nhi, nhân viên xã hội, nhà tâm lý học và tất nhiên là cả cha mẹ nữa”.

(John Richer, Tiến sĩ, Cố vấn tâm lý, Trưởng phòng Tâm lý nhi, Khoa Nhi, Bệnh viện John Radcliffe, Oxford, Anh)

Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến – Chào Con Em Bé Sơ Sinh

Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến – Chào Con Em Bé Sơ Sinh

Các bạn thân mến, tất cả chúng ta đều là những cá thể có hình hài, kích thước, quan điểm, tính cách, thẩm mỹ, tình cảm và ước muốn khác nhau, dù là người lớn hay trẻ em. Ngay cả những trẻ sinh đôi, bất kể hình thức giống hệt nhau như thế nào, bên trong chúng đều có chu kỳ sinh học, mục tiêu và mong muốn hoàn toàn riêng biệt.

Mỗi em bé đều là duy nhất, với cân nặng khi sinh khác nhau, có các mốc phát triển đột phá không giống nhau. Các em bé cũng sẽ chấp nhận và ăn những lượng thức ăn không giống nhau, với các chế độ dinh dưỡng riêng biệt và do đó mà các chu kỳ tiêu hoá sẽ dài ngắn khác nhau, tập lẫy, trườn, bò, đi đứng và nói năng cũng sẽ phát triển ở những mốc thời gian khác nhau mà chỉ có bé mới quyết định được – khi bé sẵn sàng. Vì thế, khi nuôi dạy một em bé sơ sinh, xin cha mẹ hãy luôn nhớ rằng:

MỌI SỰ SO SÁNH ĐỀU LÀ KHẬP KHIỄNG.

Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến – Nếp Sinh Hoạt Cho Bé Yêu

Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến – Nếp Sinh Hoạt Cho Bé Yêu

Những năm trở lại đây, cùng với sự phát hành của hàng loạt các đầu sách về nuôi con tự lập và nuôi con khoa học thì khái niệm sinh hoạt E.A.S.Y hay chu kì sinh hoạt Bú – Chơi – Ngủ cũng đã không còn xa lạ với các cha mẹ Việt. Việc áp dụng trình tự sinh hoạt nhất quán cho con ngay từ khi trẻ mới lọt lòng ngày càng được phổ biến và mang đến không ít niềm vui cho nhiều gia đình. Chính vì những thành công của việc áp dụng trình tự sinh hoạt này, nhiều cha mẹ có thêm can đảm mở rộng quy mô gia đình cũng như có thêm những lời khuyên sáng suốt cho bạn bè và người thân. E.A.S.Y là một chuỗi trình tự sinh hoạt (routine) (Xem thêm quyển 1, chương 4, phần Trình tự sinh hoạt) lặp đi lặp lại đơn giản, dễ thực hiện có thể được áp dụng ngay từ ngày đầu tiên bé chào đời. Nó được cố chuyên gia về trẻ sơ sinh Tracy Hogg giới thiệu trong bộ sách nổi tiếng Baby Whisperer và đã trở thành một trong những trình tự sinh hoạt cho trẻ sơ sinh được áp dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu. Trong một ngày, từ sau khi thức dậy cho đến khi đi ngủ đêm, một em bé sơ sinh sẽ trải qua các chu trình E.A.S.Y ngắn, đã được định trước, được lặp đi lặp lại cho đến khi nó trở thành một thói quen – một phản xạ đối với bé. Mỗi một chữ cái trong E.A.S.Y tương ứng với một hoạt động trong chu trình đó, như sau:

Một ngày của bé sẽ là những chuỗi lặp đi lặp lại của nhiều chu kỳ E.A.S.Y. Bé ngủ dậy sẽ được ăn (E), sau đó mẹ cho bé hoạt động (A) rồi bé ngủ (S) và mẹ có thời gian thời giãn (Y). Khi ngủ dậy, bé lại được tiếp tục cho ăn, hoạt động, ngủ và mẹ có thời gian riêng dành cho mình. Cứ như vậy lặp đi lặp lại cho đến khi bé đi ngủ đêm và một ngày của mẹ con kết thúc!

Trình tự sinh hoạt E.A.S.Y này sẽ theo bé từ khi còn lọt lòng cho tới khi chập chững biết đi, khi vào mẫu giáo và thậm chí cả khi đã đi học tiểu học hay lớn hơn. E.A.S.Y là một trình tự sinh hoạt (routine), chứ không phải một thời gian biểu – một lịch trình (schedule).

Để Con Được Ốm

Để Con Được Ốm

Để con được ốm có thể coi là một cuốn nhật ký học làm mẹ thông qua những câu chuyện từ trải nghiệm thực tế mà chị Uyên Bùi đã trải qua từ khi mang thai đến khi em bé chào đời và trở thành một cô bé khỏe mạnh, vui vẻ. Cùng với những câu chuyện nhỏ thú vị của người mẹ là lời khuyên mang tính chuyên môn, giải đáp cụ thể từ bác sỹ Nguyễn Trí Đoàn, giúp hóa giải những hiểu lầm từ kinh nghiệm dân gian được truyền lại, cũng như lý giải một cách khoa học những thông tin chưa đúng đắn đang được lưu truyền hiện nay, mang đến góc nhìn đúng đắn nhất cho mỗi hiện tượng, sự việc với những kiến thức y khoa hiện đại được cập nhật liên tục. Cuốn sách sẽ giúp các bậc phụ huynh trang bị một số kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc trẻ một cách khoa học và góp phần giúp các mẹ và những-người-sẽ-là-mẹ trở nên tự tin hơn trong việc chăm con, xua tan đi những lo lắng, để mỗi em bé ra đời đều được hưởng sự chăm sóc tốt nhất.

Trên thị trường có nhiều đầu sách về chăm sóc trẻ, tuy nhiên đa phần đều là nội dung được dịch từ các sách nước ngoài nên phần nào đó không phù hợp với các gia đình Việt bởi sự khác biệt về suy nghĩ và ý thức hệ cùng những quan niệm sống. Đặc biệt là các cuốn sách ấy không bao giờ nhắc tới cách xử lý các vấn đề đời thường, những kinh nghiệm dân gian hay phương pháp chăm sóc trẻ từ “kinh nghiệm cá nhân” của các mẹ tràn lan trên các diễn đàn và mạng xã hội – những điều đang tồn tại trong xã hội Việt ta hiện nay. Do đó, Để con được ốm trở thành một tác phẩm độc đáo khi đi sâu vào vấn đề chăm sóc con trẻ cùng những điều bất cập trong xã hội Việt, trong những gia đình Việt, giữa các thành viên trong gia đình. Để con được ốm không phải là cuốn “bách khoa toàn thư” chữa bách bệnh ở trẻ em, nó đơn giản là lời sẻ chia và động viên gửi đến các bà mẹ trẻ nói riêng và các gia đình nói chung.

Hi vọng, cuốn sách sẽ khiến các bậc phụ huynh cảm thấy như một luồng gió mát giúp “cởi phăng”, “cuốn bay” những suy nghĩ, những định kiến không đúng như những lớp áo giáp vững chắc về hiều biết, về cách chăm sóc trẻ khi bệnh cũng như khi khỏe.

Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến

Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến

Bạn đã được làm mẹ, được ôm trên tay sinh linh bé bỏng của mình. Hẳn bạn đang rất băn khoăn và trăn trở với hàng ngàn thắc mắc: làm thế nào để giúp bé làm quen với gia đình, bắt nhịp với cuộc sống mới lạ bên ngoài, làm thế nào để hiểu và đáp ứng đúng những nhu cầu của em bé sơ sinh chỉ mới biết dùng tiếng khóc làm công cụ duy nhất để giao tiếp đây. Những câu hỏi cứ liên tiếp nảy ra, bạn cuống cuồng tìm sự trợ giúp và giải đáp từ nhiều nguồn khác nhau, để rồi dễ dàng rơi vào một vòng xoáy sai lầm và một cuộc chiến mệt mỏi trong sự nghiệp nuôi con nhỏ.

Những ngày đầu tiên bạn sẽ cố gắng cho bé bú liên tục, nhằm kích sữa, để con biết đây là mẹ. Đôi khi bạn sẽ đánh thức con dậy để cho con bú khi thấy bé ngủ li bì vì bạn sợ lâu quá con không bú sẽ bị đói. Bạn liên tục tự hỏi: con bú ít thế có đói không? Mình làm như thế có sao không? Con có ngủ được không? Con có nóng không? Con có lạnh không? Và làm thế nào để con tăng cân nhanh nhất có thể. Con tăng cân thế có chậm so với anh, chị, em hay con nhà hàng xóm không?

Khi được 4 tháng tuổi, tự nhiên bạn thấy con bú ít hẳn, con cáu gắt, con ngủ không yên, con dậy đêm nhiều lần. Bạn nghĩ là con đói, hốt hoảng cho con bú mỗi giờ. Con quấy khóc, chỉ có ti mẹ hay cái bình mới có thể cho con ngủ được. Và chỉ khi ngủ con mới chịu ăn. Mỗi giấc ngủ của con chỉ kéo dài 30 phút rồi con choàng dậy và kích động như chưa bao giờ được nghỉ ngơi. Đêm con dậy liên tục, con đòi bú, bạn nghĩ con ngày bú ít chắc cần bú bù, cả đêm bạn chẳng ngủ vì phục vụ “tiếp dưỡng” cho con. Mẹ mệt và cảm giác càng ngày con càng “khó tính”.6 tháng con bắt đầu ăn dặm, con cứ nhè chẳng ăn được bao nhiêu. Bạn quyết cho con nằm ngửa ra bón để chờ trọng lực của tự nhiên giúp thức ăn “rơi” vào bụng con. Sữa cũng vậy – cách duy nhất để uống sữa là nằm ngửa đút thìa, hay tệ hơn là uống bằng xi-lanh. Con vẫn quấy khóc đêm, dậy liên tục. Bạn cảm giác những đêm mất ngủ có lẽ sẽ kéo dài đến vô tận.

Đọc Vị Mọi Vấn Đề Của Trẻ

Đọc Vị Mọi Vấn Đề Của Trẻ

“Trong cuốn sách này, tôi muốn giúp bạn, xoa dịu nỗi sợ của bạn và chỉ cho bạn cách tự tạo cho mình sức mạnh của một người làm cha mẹ. Tôi muốn dạy cho bạn những gì tôi đã học được từ công việc cả đời thì thầm với trẻ cũng như trả lời những câu hỏi mà bạn đặt ra cho tôi. Tôi muốn dạy bạn cách nghĩ giống như tôi. Tất nhiên, dù tôi có cố gắng liệt kê tất cả những vấn đề mà bạn có thể gặp phải thì mỗi một em bé và mỗi một gia đình lại có một chút khác biệt. Vì thế, khi các ông bố bà mẹ tìm đến tôi với một vấn đề cụ thể nào đó, để đánh giá xem chuyện gì đang xảy ra trong ngôi nhà và với đứa con sơ sinh hoặc đứa con mới chập chững biết đi của họ, tôi luôn hỏi ít nhất một, nếu không thì phải một loạt những câu hỏi về cả đứa trẻ và việc mà cha mẹ đã làm để ứng phó với tình huống đó. Sau đó, tôi mới có thể nghĩ ra kế hoạch hành động phù hợp. Mục tiêu của tôi là giúp bạn hiểu được quá trình tư duy và hình thành thói quen tự đặt câu hỏi. Như vậy, bạn sẽ không chỉ là người thì thầm với trẻ, mà còn trở thành một người giải quyết vấn đề xuất sắc – một Quý bà hoặc Quý ông vạn năng.

Khi đọc tiếp, tôi muốn bạn nhớ điều quan trọng này: Vấn đề không là gì khác ngoài một rắc rối cần phải giải quyết hoặc một tình huống đòi hỏi giải pháp sáng tạo. Hãy đặt ra đúng câu hỏi và bạn sẽ tìm ra câu trả lời chính xác.”

(Tracy Hogg)

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button