3 sách hay về cuộc đại khủng hoảng 1929 giúp bạn hiểu hơn về lịch sử kinh tế của nhân loại

3 cuốn sách hay về đại khủng hoảng 1929 kể lại một thời kỳ khủng hoảng của toàn cầu với những giải thích, nguyên nhân và giải pháp sâu sắc.

Cuộc Chiến Phố Wall

Cuộc Chiến Phố Wall

Người Mỹ đã tham gia vào các vấn đề ngân hàng, tiền tệ và tín dụng từ khi thành lập nền Cộng hòa, với một khó khăn kép – làm thế nào để thành lập doanh nghiệp khi có nhu cầu trong khi hạn chế khả năng phá hoại của họ. Từ giá trị của đồng tiền trong ví của mọi người đến bản chất của tiền và mối quan hệ của nó với tiền giấy và kim loại, các nhà kinh tế, nông dân và nhà máy, cho đến việc luôn ưu tiên ngân hàng trong nền Chính trị tại Hoa Kỳ. Rất ít chủ đề gây tranh cãi hoặc liên quan chặt chẽ đến chiến tranh, chính trị và cuộc sống bình thường của người Mỹ đến vậy.

Cuốn sách cung cấp lịch sử ngắn gọn về tàu chính nước Mỹ, hình thức tập đoàn và tập trung vào các cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng kể từ năm 1929, khi bối cảnh pháp lý mà chúng ta biết phần lớn là hình thành: cuộc khủng hoảng tiết kiệm của thập niên 1980, sự sụp đổ của gã khổng lồ ngành năng lượng Enron với một loạt vụ bê bối kế toán , và cuộc khủng hoảng nhà đất với cái tên Đại suy thoái. Mỗi thảm họa đều phát triển từ khủng hoảng trước đó. Việc kể các câu chuyện trên theo trình tự sẽ giúp mình họa mối tương quan giữa chúng và cung cấp cho bạn những hiểu biết cần thiết để lường trước và chuẩn bị tốt hơn cho cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo.

Chùm Nho Phẫn Nộ

Chùm Nho Phẫn Nộ

Giữa thời kỳ vàng son của xã hội công nghiệp, nhà Joad cũng như bao gia đình khác bỗng nhiên bị đuổi khỏi nơi chôn rau cắt rốn vì những lợi ích của bè lũ tài phiệt. Rời khỏi Oklahoma bụi bặm mịt mù, họ đem tất cả những gì có thể chất lên xe cam nhông để hướng về miền đất hứa – xứ California đầy xanh tươi và thơ mộng.

Trên con đường thiên lý tìm kiếm giấc mơ đổi đời, nhà Joad liên tiếp vấp phải những éo le, khổ nạn, nhục mạ và cả việc mất thân nhân. Mọi sự dồn nén, uất hận, bi phẫn rồi cũng khiến giọt nước tràn ly… nhưng sau tất cả cũng chỉ còn lại những tiếng thở vãn than dài, lực bất tòng tâm!

Hành trình vô định của những kẻ khốn cùng đã vén mây lộ ánh dương, làm sáng lên một bức tranh nước Mỹ hào quang tột bậc nhưng cũng u ám tột cùng.

Chùm nho phẫn nộ ngay khi phát hành đã soán ngôi Cuốn theo chiều gió để trở thành tiểu thuyết bán chạy nhất trong suốt một thời gian.

Tác phẩm cũng đem về cho John Steinbeck giải Pulitzer năm 1940 và Nobel Văn chương 1962.

Chưa đầy một năm sau ngày xuất bản, bộ phim chuyển thể từ Chùm nho phẫn nộ ra tạp và cũng trở thành tác phẩm điện ảnh kinh điển.

Những Ông Trùm Tài Chính

Những Ông Trùm Tài Chính

Những Ông Trùm Tài Chính đưa ra một cái nhìn mới về bản chất của cuộc khủng khoảng toàn cầu và còn là lời nhắc nhở chúng ta về những tác động to lớn tiềm ẩn từ các quyết định của một số ít chủ ngân hàng, sai lầm của họ và về những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra ảnh hưởng đến cả nhân loại.

Mọi người đều cho rằng cuộc Đại Khủng Hoảng 1929 là kết quả của rất nhiều biến cố vượt ngoài tầm kiểm soát của các cá nhân cũng như chính phủ.

Tuy nhiên, Liaquat Ahamed đã chỉ ra rằng quyền lực tập trung trong tay một số chủ ngân hàng là nguyên nhân chính gây ra cuộc Đại Khủng Hoảng 1929. Hậu quả của nó kéo dài trong nhiều thập kỷ và là tiền đề của Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Quãng thời gian khủng hoảng đó đã gợi lên nhiều cảm hứng trong các bài báo. Lords of Finance – Những ông trùm tài chính đưa ra một cái nhìn mới về bản chất của cuộc khủng khoảng toàn cầu và còn là lời nhắc nhở chúng ta về những tác động to lớn tiềm ẩn từ các quyết định của một số ít chủ ngân hàng, sai lầm của họ, và về những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra ảnh hưởng đến cả nhân loại.

Những lời khen dành cho tác phẩm:

“Ahamed có lẽ đã không biết rằng tác phẩm của mình ra đời đúng lúc như thế nào. Không giống như hầu hết các tác phẩm viết về nguyên nhân của cuộc Đại Khủng hoảng 1929, Lords of Finance được đông đảo độc giả đón nhận bởi tình tiết lịch sử có thực nhưng vẫn mang đậm tính văn chương” – Niall Ferguson, Financial Times

“Tác phẩm là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về nhóm các Giám đốc Ngân hàng Trung ương, nó không chỉ khơi dậy niềm hứng khởi, trí tò mò của độc giả mà còn rất thức thời” – The Economist

Về Tác Giả:

Liaquat Ahamed từng là nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp tại Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C, đồng thời là giám đốc điều hành của hãng quản lý đầu tư cá nhân Fischer Francis Trees and Watts.

Hiện tại ông là cố vấn cho một số quỹ bảo hiểm, chẳng hạn như Rock Creek Group và Rohatyn Group. Ông cũng là giám đốc của hãng bảo hiểm Aspen, và là thành viên Hội đồng Quản trị của hãng Brookings. Ông tốt nghiệp khoa kinh tế trường Đại học Harvard và Cambridge.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button