6 sách hay về lòng hiếu thảo để trở nên trách nhiệm và chu đáo hơn

6 cuốn sách hay về lòng hiếu thảo chứa đựng nhiều lời khuyên và hướng dẫn hữu ích về lòng hiếu thảo, đạo đức và luân lý.

24 Gương Hiếu Thảo – Nhị Thập Tứ Hiếu Toàn Tập

24 Gương Hiếu Thảo – Nhị Thập Tứ Hiếu Toàn Tập

Lòng hiếu thảo của người con được thể hiện trong tất cả 24 tấm gương, tuy nhiên cách thức thể hiện có khác nhau ở mỗi người. Một số câu chuyện hơi phóng đại và không thuyết phục, đặc biệt là trong môi trường ngày nay. Tuy nhiên, bản văn chứa đựng những lời dạy đạo đức quan trọng về lòng hiếu thảo.

Chúng ta phải nhìn nhận một cách đúng đắn rằng, tác phẩm bó hẹp trong tư tưởng Nho giáo – một tư tưởng đề cao đạo hiếu, trong bối cảnh xã hội phong kiến thời xưa, như vậy mới đúng mục đích mà cuốn sách hướng đến.

Ở đây ta nên học tấm lòng hiếu thảo của người xưa và chọn cách thể hiện lòng hiếu thảo sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Gieo Mầm Tính Cách – Hiếu Thảo

Gieo Mầm Tính Cách – Hiếu Thảo

Tính cách của trẻ được hình thành từ rất sớm, thông qua sự giáo dục trong gia đình, qua những việc làm, lời nói, cách ứng xử của những người xung quanh. Nhưng ở độ tuổi nhỏ, không thể ép trẻ phát triển tính cách theo ý muốn của cha mẹ bằng lời dạy dỗ suông, bằng những bài học đạo đức khô khan, mà những tấm gương đẹp về tính cách đó phải được gieo vào trẻ từ từ bằng những câu chuyện sinh động, hấp dẫn.

Bộ sách Gieo mầm tính cách (12 tập) là tập hợp những câu chuyện như vậy. Mỗi tập là một hạt giống tính cách gieo vào trẻ những bài học Tử tế, Tha thứ, Kiên trì, Thật thà, Quan tâm, Yêu thương, Mạnh mẽ, Tự tin, Ước mơ, Lịch sự, Hiếu thảo, Công bằng bằng những câu chuyện cảm động, đầy ý nghĩa đáng để suy ngẫm.

Mỗi câu chuyện được trình bày kèm với một câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, danh ngôn nhằm nhấn mạnh thêm thông điệp mà người tuyển chọn muốn gửi gắm. Không chỉ vậy, những bài học sau mỗi câu chuyện được xây dựng gần gũi, nhiều gợi mở cho người đọc triển khai thêm nhiều suy nghĩ sau khi đọc truyện, so sánh, áp dụng thực tế và tự xét bản thân.

100 Tấm Gương Hiếu Thảo Của Người Xưa

100 Tấm Gương Hiếu Thảo Của Người Xưa

“Hiếu là cái gốc của đức. Người ta có trăm nết, hiếu đứng đầu. Đạo hiếu mà không rõ thì con người không đáng kể làm gì.”

Chưa từng có người hiếu mà lại bất trung, cũng chưa từng có người hiếu mà lại bất nhân.”

“Người xưa từng nói: “Cầu bậc trung thần ở nhà người hiếu tử. Không những không có trung thần nào mà lại bất hiếu, mà cả những người hiếu đạo, ngộ ra lẽ huyền vi, thành Phật thành tiên cũng chưa có ai là không bắt đầu từ chỗ làm theo chữ hiếu”.

500 Câu Chuyện Đạo Đức – Lòng Hiếu Thảo

500 Câu Chuyện Đạo Đức – Lòng Hiếu Thảo

Truyện kể là một phương pháp giáo dục tuyệt vời. Trong từng câu chuyện, người ta thường đặt ra những tình huống thú vị và đưa ra cách giải quyết tình huống đó. Bộ sách 500 Câu chuyện đạo đức được biên soạn với mục đích giúp thanh thiếu niên có những câu chuyện giáo dục hay.

Bộ sách gồm nhiều tập với nội dung đa dạng. Tập Lòng hiếu thảo gồm 13 câu chuyện kể về lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

Nhị Thập Tứ Hiếu & 38 Gương Hiếu Thảo

Nhị Thập Tứ Hiếu & 38 Gương Hiếu Thảo

Hiếu thảo với cha mẹ là nghĩa vụ của con cái. Hiếu thảo là nền tảng của đạo đức, đạo lý làm người, là cơ sở tạo dựng các mối quan hệ tình cảm khác trong gia đình và ngoài xã hội , là thước đo nhân phẩm đạo đức của mỗi người. Trách nhiệm lớn lao của cha mẹ là nuôi dạy các con nên người. Ngược lại, bổn phận của con cái là phải hiếu thảo với cha mẹ. Người con hiếu thảo thường là một công dân tốt, có tinh thần trách nhiệm cao với gia đình xã hội.

Cuốn sách Nhị Thập Tứ Hiếu & 38 Gương Hiếu Thảo giới thiệu những tấm gương sáng về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ nhằm nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục “làm con phải hiếu” cho người đời sau.

Thọ Mai Gia Lễ (Phong Tục Dân Gian Về Tục Cưới Hỏi Ma Chay Của Người Việt Nam)

Thọ Mai Gia Lễ (Phong Tục Dân Gian Về Tục Cưới Hỏi Ma Chay Của Người Việt Nam)

Là một cuốn sách tập hợp các tập tục tang lễ, mà tác giả là cư sĩ Hồ Sĩ Tân (1690-1760), sống ở làng Hoàng Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã ghi chép lại. Cũng có người cho rằng, sách viết theo lời chỉ bảo của Thượng thư Hồ Sĩ Dương (1621-1681). Vì cuốn sách vốn đã rất hoàn bị và tỉ mẩn, nên rất nhiều đời Nho sĩ, triều đình của nước ta, thường trích lục, sao chép lại từng phần rồi chuyền tay nhau, đưa các điều sách nói đến như là kim chỉ nam hành động của mọi tang gia lúc đang bối rối bận rộn.

Tất cả nghi lễ, tục lệ đã có sẵn của người xưa để lại nói về tấm lòng hiếu thảo của con cháu báo đáp công ơn CHA MẸ, ÔNG BÀ, TỔ TIÊN của mình, đồng thời nhắc nhở mọi người đừng bao giờ bỏ quên cội rễ.

Tuy nhiên những tập tục trên, ngày nay nhiều điều đã có thay đổi nhất định để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội mới, các tác giả giới thiệu đầy đủ tập tục xưa để bạn đọc tham khảo.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button