5 sách hay về Phật giáo nguyên thủy, niềm tin và kiến ​​giải cơ bản

5 cuốn sách hay về Phật giáo nguyên thủy giúp bạn hiểu thêm về đạo phật, lịch sử, cách tu tập và các trường phái khác nhau của đạo Phật.

Lịch Sử Biên Tập Thánh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy

Lịch Sử Biên Tập Thánh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy

“Lịch sử biên tập Thánh điển Phật giáo Nguyên thủy” là tác phẩm với nội dung tổng hợp phân tích quá trình biên tập kinh, luật của thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, trải qua các giai đoạn từ khẩu truyền cho đến chữ viết, từ hình thức Mātṛkā (bổn mẫu), 9 phần giáo… cho đến “Tương ưng”, “Trung”, “Trường”, “Tăng nhất”… Từ đó cho chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về thực trạng biên tập Thánh điển Phật giáo, không còn mơ hồ cố chấp cho rằng, chỉ có Thánh điển Pāli là Nguyên thủy, là lời Phật nói, các Thánh điển khác là ‘phi Phật thuyết’, nhất là kinh sách Đại thừa.

Nói một cách cụ thể hơn, hiện còn các loại Thánh điển khác nhau, là Thánh điển mang tính Bộ phái, được kết tập rất trễ về sau, không phải ở lần kết tập thứ nhất ngay sau khi Phật nhập diệt như chúng ta lầm tưởng. Sự đánh giá càng đúng với thật tế bao nhiêu, kết quả nghiên cứu càng tránh sự ngộ nhận bấy nhiêu, đó là nền tảng để cho chúng ta loại bỏ những quan điểm hẹp hòi mang tính phiến diện, cố chấp, từ đó mới có thể ngang qua các Thánh điển khác nhau của các bộ phái để tìm ra tính cốt lõi trong Phật pháp..

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

LỜI TỰA NGƯỜI DỊCH

Đài Loan-Trung Quốc là một hòn đảo rất nhỏ, như chiếc lá chè Olong, với diện diện tích chưa tới 36 ngàn km2, dân số có hơn 23 triệu người (năm 2018). Là đảo quốc mà Phật giáo rất thịnh hành, trong khoảng thời gian hơn 2 thập kỷ gần đây nhiều Tăng Ni Việt Nam đến đây tu học. Điều mà chúng ta cần chú ý nơi đây, vai trò người cư sĩ trong công tác hoàng pháp đáng để cho chủng ta nghiên cứu học tập, người cư sĩ không chỉ tham gia ủng hộ tài chính mà còn đứng bên sau Tăng già giữ vai trò cố vấn việc kiến thiết duy trì quản lý cơ sở, tổ chức, không chỉ hộ trì phương diện xây dựng quản lý mà còn tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu Phật học, có rất nhiều vị cư sĩ nổi tiếng về lĩnh vực nghiên cứu Phật học. Trong đó, Vu Lăng Ba là vị tiêu biểu, ông tham gia giảng dạy nhiều trường Phật học, như Viện Nghiên cứu Phật học Trung Hoa, Từ Minh, Phật Quang Sơn, Huyền Trang… trước tác hơn 30 tác phẩm nghiên cứu Phật học, như “Đức Phật giáo ở Nhân gian và Giáo lý cơ bản cùa Ngài”, “Nghiên cứu Lịch sử Tông giáo Triết học Ấn Độ”, u Chú giải Bát Nhã Tám Kinh”, “Giáo lý Cơ bản của Phật giáo Nguyên thủy”, “Khái luận Phật Học”, “Duy Thức học Cương yếu”, “Đức Phật Thích Ca trong Phật giáo Nguyên thủy”

Qua đó cho thấy, ông chuyên nghiên cứu Phật giáo Nguyên thủy. Trong đó, “Đức Phật Thích Ca trong Phật giáo Nguyên thủy” là tác phẩm chuyên thảo luận về đức Phật Thích Ca qua nguồn tư liệu A hàm (Phật giáo Nguyên thủy). Ông có cách phân tích lý giải về câu chuyện chung quanh cuộc đời đức Phật khá hợp lý thuyết phục, phù hợp với sự thật lịch sử. Tuy nhiên, trong tác phẩm này có một vài quan điểm mang tính cá nhân, cần được nghiên cứu thảo luận thêm, như ông phê phán kinh điển Đại thừa mô tả đức Phật mang tính thần thoại, tuy nhiên trên thực tế, cách mô tả thần thánh hóa này có nguồn gốc từ kinh điển Phật giáo Nguyên thủy, cụ thể là ‘Kinh Hy Hữu Vị Tăng Hữu Pháp’ thuộc “Kinh Trung Bộ”; cũng vậy ông cho rằng lý tưởng Bồ tát phi thật tế…, nhưng lý tưởng này lại bắt nguồn từ Jataka. Theo tôi, có sự dị biệt về cách mô tả về đức Phật bắt nguồn từ quan điểm của người nghe, không phải từ người nói pháp, giống như chương trình giáo dục có các cấp học khác nhau, trong ấy không cỏ chương trình nả

Giới Thiệu Văn Học Kinh Điển Pali

Giới Thiệu Văn Học Kinh Điển Pali

Đại đức Giác Nguyên đã dịch cuốn sách ‘Giới thiệu văn học kinh điển Pali’ từ nguyên tác ‘An Introduction to Pali Literature’ của Tiến sĩ S.C. Banerji, trình bày một bức tranh toàn cảnh về văn học Pali trong kho tàng văn học Phật giáo phong phú. Tác giả giới thiệu chi tiết về Phật giáo Nguyên thủy ở Ấn Độ và các tông phái hình thành sau đó, cũng như những ảnh hưởng đối với các quốc gia châu Á, xuyên suốt 13 chương của cuốn sách.

Nguồn gốc của tiếng Pali và các Kinh, Luật, Luận trong văn học Pali đã được tác giả giới thiệu cô đọng và sắc nét gồm: 5 bộ Kinh Nikaya, 7 bộ Luận quan trọng. Các luận tạng Pali được trình bày có hệ thống, giúp người đọc sẽ nắm được bao quát các mấu chốt quan trọng của nền văn học thánh điển này.

Sách đã giới thiệu văn học tiếng Pali qua những Kinh điển truyền thống, cùng những tác phẩm của các danh tăng uyên bác khác.

Đọc tác phẩm này, người đọc không chỉ nắm bắt được khung sườn văn học Pali trong kho tàng văn học Phật giáo nói chung, mà còn thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ Pali trong việc chuyển tải các giá trị minh triết bao gồm chân lý và đạo đức của đức Phật Thích Ca dưới hình thức nguyên thủy nhất. Hi vọng rằng tác phẩm này trở thành cẩm nang bỏ túi cho người nghiên cứu Phật học nguyên thủy và kinh điển Pali nói chung.

Khái luận lịch sử Phật Giáo Ấn Độ

Khái luận lịch sử Phật Giáo Ấn Độ

Khái luận lịch sử Phật Giáo Ấn Độ là một tác phẩm nghiên cứu Phật học của bốn vị giáo sư người Nhật là: SaSaKi KyoGo, TakaSaki JikiDou, INoKuchi TaiJun, TsukaMoto KeiSho hợp tác viết tác phẩm này, với mục đích gợi ý những vấn đề cơ bản về lịch sử Phật giáo Ấn Độ cho những ai muốn nghiên cứu về lĩnh vực này.

Đây là tác phẩm có sự liên hệ mật thiết với tác phẩm “Khái Luận Lịch Sử Phật Giáo – Phần Trung Quốc”. Sự ra đời tác phẩm này nhằm mục đích giúp cho người sơ học nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Ấn Độ, cho nên bốn vị giáo sư này, là những người nổi tiếng trong giới Phật giáo Nhật Bản, cùng nhau chấp bút, do vậy nội dung tác phẩm này mang tính nhập môn, đính kèm sách tham khảo.

Bốn vị giáo sư biên tập quyển sách này đều là những vị giáo sư chuyên môn đang giảng dạy bộ môn Lịch sử Phật giáo Ấn Độ ở các trường đại học, hoặc là học giả đang nghiên cứu về bộ môn này. Họ đã dựa vào thành quả nghiên cứu của mình, cộng thêm kinh nghiệm giảng dạy, đồng thời cùng nhau trao đổi ý kiến, sau đó mỗi người chịu trách nhiệm viết về phần chuyên môn của mình.

Như trong Lời tựa của tác giả đã đề cập, đây là tác phẩm mang tính tài liệu giảng dạy về khoa lịch sử Phật giáo Ấn Độ cho một số trường Đại học ở Nhật Bản, nhằm huấn luyện sinh viên ở bước đầu nghiên cứu lãnh vực này, cho nên số trang bị hạn chế, nội dung rất giản lược. Phật giáo Ấn Độ có bối cảnh lịch sử hơn 2.500 năm, hệ thống giáo lý phát triển theo từng thời đại, tư tưởng các bộ phái phức tạp. Muốn thảo luận toàn bộ quá trình lịch sử vừa đa dạng và phức tạp này, thật là điều khó thực hiện, đó là lý do nội dung tác phẩm mang tính khái luận, ngắn gọn. Tuy ngắn gọn, nhưng không thiếu tính chuyên môn.

Từ Bi Và Tính Không Trong Tư Tưởng Phật Giáo Sơ Kỳ

Từ Bi Và Tính Không Trong Tư Tưởng Phật Giáo Sơ Kỳ

Quyển sách là quá trình nghiên cứu kì công của thiền sư Anālayo. Nội dung tập trung vào phân tích kinh điển Pali và A-hàm (Hán tạng) từ đó liên hệ đến một con đường tu tập và vun bồi từ bi cho những người thực hành Phật đạo.

Công trình Từ bi và Tính Không cũng mang lại cho những người nghiên cứu Phật giáo một tư liệu tham khảo về sự so sánh các nội dung kinh điển, nghĩa thuật ngữ, tư tưởng của các học phái cũng như những tông phái khác nhau buổi sơ kỳ của Phật giáo. Ngoài ra sách này còn là một ý kiến riêng tư của Anālayo về phát triển một hình thức Phật giáo có thể phát triển trong thời kỳ hậu hiện đại này.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button