11 sách hay về Đức Phật, lời dạy và niềm tin của ngài

11 cuốn sách hay về Đức Phật cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng thể về cuộc đời của Đức Phật, từ khi sinh ra đến khi thành đạo, đến lúc mất.

Cuộc Đời Hoằng Pháp Của Đức Phật

Cuộc Đời Hoằng Pháp Của Đức Phật

Cuốn sách gồm 28 câu chuyện về cuộc đời Đức Phật:

  • Người đệ tử đầu tiên
  • Ngọc da nữ
  • Niết bàn…
  • Phật độ ông da xá
  • Độ ba anh em Ca-Diếp và một nghìn đệ tử
  • Vua Tần Bà Sa La
  • Tôn giả xá lợi phất và tôn giả mục kiền liên
  • Phạm chí trường trảo…

Mỗi câu chuyện đều thấm nhuần giáo lý và đức từ bi nơi cửa Phật.

Cuộc đời hoằng pháp của Đức Phật được truyền tải qua từng trang sách với tất cả tâm lực của tác giả.

Dẫn Luận Về Đạo Đức Phật Giáo

Dẫn Luận Về Đạo Đức Phật Giáo

Chúng ta có nợ môi trường một nghĩa vụ đạo đức không? Các quốc gia có nên giữ thái độ trung lập khi đối mặt với chủ nghĩa khủng bố không? Nhân bản vô tính con người phi đạo đức?

Tác phẩm kích thích tư duy của Damien Keown chứng minh triết học Phật giáo có thể mang lại ánh sáng mới như thế nào cho các chủ đề mà các nền văn hóa đương đại tiếp tục thấy khó khăn và gây tranh cãi, chẳng hạn như nhân quyền, phá thai và chiến tranh.

Đức Phật Và Câu Chuyện Giác Ngộ

Đức Phật Và Câu Chuyện Giác Ngộ

Phật giáo đã hoằng dương rộng rãi trên thế giới ngày nay, số lượng Phật tử cũng không ngừng tăng lên. Người ta tìm thấy ở tôn giáo này cái tâm thanh thản phẳng lặng sau tất cả những khổ đau, nghiệp chướng trong cuộc đời. Thế nhưng không phải ai cũng thấu đạt về cuộc đời và con đường đi đến sự giác ngộ của Đức Phật từ bi.

“Đức Phật và câu chuyện giác ngộ” sẽ tái hiện một cách sinh động, gần gũi về con đường đạt đạo của Người. Cuốn sách này như một bộ phim xâu chuỗi những sự kiện lớn và khai thác tâm lý từ khi hoàng tử Siddhartha của vương quốc Sakya ra đời, đến khi Người từ bỏ vương vị được kế thừa, từ bỏ gia đình và người vợ thân yêu để sống cuộc đời của nhà sư Gautama đầy thử thách đớn đau, để rồi cuối cùng Ngài đạt đến giác ngộ trong một đêm dưới gốc cây bồ đề. Tất cả đều huyền diệu nhưng rất thật và cuốn hút ngay từ những trang đầu tiên..

Sự Tích Và Triết Lí Đức Phật Thích Ca

Sự Tích Và Triết Lí Đức Phật Thích Ca

Đức Phật ngồi không cử động dưới tàng cây Bồ-đề để chứng nghiệm Hạnh phúc Giải thoát (Vimutti sukha). Trong đêm cuối tuần ngài xuất thiền và suy niệm về Thập Nhị Nhân Duyên143 (Dvādasa Paṭicca-samuppāda).

Nhân và Duyên là nguyên nhân chánh và các nguyên nhân phụ làm phát sanh sự sống. Ví dụ : Sở dĩ có cây xoài mọc lên là vì có nguyên nhân chánh là hột xoài, và các nguyên nhân phụ là đất, nước, ánh sáng, không khí, khí hậu thích hợp cho sự phát triển của hột xoài thành cây xoài.

Mười hai nhân duyên là 12 yếu tố chánh làm nhân và duyên cho nhau để phát sanh hiện tượng sanh tử luân hồi của chúng sanh. Muốn chấm dứt dòng sanh tử luân hồi đó thì phải dứt trừ một trong 12 yếu tố đó, và phải biết yếu tố nào dễ trừ nhứt đối với mình. Các yếu tố dễ trừ nhứt là Ái, Thủ và Vô minh. Dứt trừ Ái dục là chận đứng không cho 6 căn duyên theo 6 trần. Dứt trừ Thủ là thực hành hạnh bố thí. Dứt trừ Vô minh là phải học giáo lý và thiền quán để biết rõ thân tâm và vạn vật đều vô thường, vô ngã; để biết rõ Chơn Tâm, Phật Tánh của mình mới thật là thường, lạc, ngã, tịnh.

Cuộc Đời Đức Phật

Cuộc Đời Đức Phật

“Một con người phi thường đã xuất hiện trên thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư Thiên và loài Người.” – đó là những lời ca tụng về sự ra đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong kinh A Hàm. Sự xuất hiện của đức Phật trong cõi đời này đã đem lại cho nhân loại một kho tàng minh triết quý giá, những lời dạy của Ngài mở ra một cánh cửa hạnh phúc, bình an cho những ai có nhân duyên thực hành “đến để mà thấy”. Hơn hết, cuộc đời ngài là một bài học vĩ đại về nền tảng đạo đức, tinh thần từ bi và trí tuệ.

Vì thể cuộc đời đức Phật luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm văn học – nghệ thuật, là đề tài hấp dẫn cho những nhà nghiên cứu. Minh chứng cho điều này là sự ra đời của vô số các tác phẩm điêu khắc, hội họa, điện ảnh, âm nhạc,…cũng như những đầu sách lịch sử, nghiên cứu có giá trị về cuộc đời của một bậc hiền triết vĩ đại.

Đức Phật, Nàng Savitri Và Tôi

Đức Phật, Nàng Savitri Và Tôi

Một cô gái, được tôn là Nữ Thần Đồng Trinh, sau khi giải nghệ trở thành hướng dẫn viên du lịch, đồng thời là người kể chuyện dân gian.

Một cô công chúa ở Ấn Độ cổ đại, bị truy nã, phải chạy trốn qua nhiều vương quốc trên khắp tiểu lục địa. Cuộc chạy trốn kéo dài hơn bốn mươi năm cùng với tình yêu suốt đời dành cho vị hoàng tử, sau này là Đức Phật.

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca được tái hiện với nhiều chi tiết ít được biết đến. Xã hội Ấn Độ cổ đại và đương đại. Những nhân vật của hơn 2.500 năm trước và của ngày hôm nay. Những âm mưu, những cuộc truy đuổi, tình yêu và đức tin, cái mới và cái cũ… Đó là tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi.

Dẫn Luận Về Đức Phật

Dẫn Luận Về Đức Phật

Michael Carrithers dẫn dắt chúng ta đi qua những trần thuật khác nhau về cuộc đời và các giáo huấn của Đức Phật. Ông cũng khảo sát kỹ càng về đời sống xã hội Ấn Độ thời Đức Phật tại thế và dấu vết của đời sống ấy trong sự phát triển tư tưởng của ngài.

Sách Dẫn luận về Đức Phật còn mang lại một tường trình về khả năng truyền bá nhanh chóng và sâu rộng của đạo Phật trên các vùng đất rộng lớn ở châu Á trong nhiều thế kỷ qua, cũng như tại phương Tây ngày nay.

Dẫn luận về Đức Phật nằm trong một series những tác phẩm dẫn nhập về nhiều chủ đề, đưa ra những lời giới thiệu ngắn gọn và độc đáo cho một loạt các đối tượng – từ Hồi giáo đến Xã hội học, Chính trị đến Tác phẩm kinh điển, Lý thuyết văn học đến Lịch sử, Khảo cổ học đến Thánh kinh. Không chỉ đơn giản trình bày các định nghĩa, mỗi cuốn sách trong series còn chứng minh làm thế nào chủ đề này có thể phát triển theo thời gian và nó ảnh hưởng đến xã hội ra sao, cung cấp cho đông đảo độc giả một thư viện tài liệu tham khảo phong phú.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

LỜI TỰA NGƯỜI DỊCH

Đài Loan-Trung Quốc là một hòn đảo rất nhỏ, như chiếc lá chè Olong, với diện diện tích chưa tới 36 ngàn km2, dân số có hơn 23 triệu người (năm 2018). Là đảo quốc mà Phật giáo rất thịnh hành, trong khoảng thời gian hơn 2 thập kỷ gần đây nhiều Tăng Ni Việt Nam đến đây tu học. Điều mà chúng ta cần chú ý nơi đây, vai trò người cư sĩ trong công tác hoàng pháp đáng để cho chủng ta nghiên cứu học tập, người cư sĩ không chỉ tham gia ủng hộ tài chính mà còn đứng bên sau Tăng già giữ vai trò cố vấn việc kiến thiết duy trì quản lý cơ sở, tổ chức, không chỉ hộ trì phương diện xây dựng quản lý mà còn tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu Phật học, có rất nhiều vị cư sĩ nổi tiếng về lĩnh vực nghiên cứu Phật học. Trong đó, Vu Lăng Ba là vị tiêu biểu, ông tham gia giảng dạy nhiều trường Phật học, như Viện Nghiên cứu Phật học Trung Hoa, Từ Minh, Phật Quang Sơn, Huyền Trang… trước tác hơn 30 tác phẩm nghiên cứu Phật học, như “Đức Phật giáo ở Nhân gian và Giáo lý cơ bản cùa Ngài”, “Nghiên cứu Lịch sử Tông giáo Triết học Ấn Độ”, u Chú giải Bát Nhã Tám Kinh”, “Giáo lý Cơ bản của Phật giáo Nguyên thủy”, “Khái luận Phật Học”, “Duy Thức học Cương yếu”, “Đức Phật Thích Ca trong Phật giáo Nguyên thủy”

Qua đó cho thấy, ông chuyên nghiên cứu Phật giáo Nguyên thủy. Trong đó, “Đức Phật Thích Ca trong Phật giáo Nguyên thủy” là tác phẩm chuyên thảo luận về đức Phật Thích Ca qua nguồn tư liệu A hàm (Phật giáo Nguyên thủy). Ông có cách phân tích lý giải về câu chuyện chung quanh cuộc đời đức Phật khá hợp lý thuyết phục, phù hợp với sự thật lịch sử. Tuy nhiên, trong tác phẩm này có một vài quan điểm mang tính cá nhân, cần được nghiên cứu thảo luận thêm, như ông phê phán kinh điển Đại thừa mô tả đức Phật mang tính thần thoại, tuy nhiên trên thực tế, cách mô tả thần thánh hóa này có nguồn gốc từ kinh điển Phật giáo Nguyên thủy, cụ thể là ‘Kinh Hy Hữu Vị Tăng Hữu Pháp’ thuộc “Kinh Trung Bộ”; cũng vậy ông cho rằng lý tưởng Bồ tát phi thật tế…, nhưng lý tưởng này lại bắt nguồn từ Jataka. Theo tôi, có sự dị biệt về cách mô tả về đức Phật bắt nguồn từ quan điểm của người nghe, không phải từ người nói pháp, giống như chương trình giáo dục có các cấp học khác nhau, trong ấy không cỏ chương trình..

Đức Phật – Cuộc Đời Và Giáo Huấn

Đức Phật – Cuộc Đời Và Giáo Huấn

Tên của Đức Phật là Siddhartha Gautama. Phật không phải là tên ông, từ đó chỉ trạng thái tỉnh thức của ông. Phật đơn giản nghĩa là “người tỉnh thức”. Đức Phật là người tỉnh thức nổi tiếng nhất nhưng không phải là người tỉnh thức duy nhất. Có nhiều vị Phật trước ông và nhiều vị Phật sau ông – và bởi mỗi con người đều có thể trở thành một vị Phật nên những vị Phật mới sẽ tiếp tục xuất hiện trong tương lai. Tất cả mọi người đều có tiềm năng nà vấn đề chỉ là thời gian. Một ngày nào đó, bị thực tại bên ngoài quấy nhiễu, tuyệt vọng vì đã thấy mọi thứ và lại chẳng tìm ra điều gì, bạn chắc chắn sẽ quay vào trong.

Từ buddha (Phật) có nghĩa là “trí tuệ được đánh thức”. Từ buddhi (trí tuệ) cũng có chung một gốc với từ này. Gốc từ budh có nhiều tầng nghĩa. Không có từ đơn tiếng Việt nào mang nghĩa tương đương. Nó có nhiều ngụ ý, nó linh động và có tính thi ca. Không ngôn ngữ nào ngoài tiếng Phạn có một từ giống như budh. Nó có ít nhất năm nghĩa khác nhau. Nghĩa đầu tiên là thức dậy và đánh thức. Nói cách khác, nó đối nghịch với việc ngủ, với tình trạng lơ mơ trong ảo mộng mà từ đó ta thức tỉnh như thể bước ra khỏi một giấc mơ. Đó là nghĩa thứ nhất của trí tuệ, budh: tạo ra một sự thức tỉnh bên trong bạn.

Đức Phật Nhà Đại Giáo Dục

Đức Phật Nhà Đại Giáo Dục

Chúng ta hãy tìm hiểu Đức Phật dạy cho nhân loại những gì, hay gần ta hơn, Đức Phật dạy chúng ta những gì khi Ngài đứng trên bình diện một nhà Đại Giáo dục hoán cải con người theo hướng Ngài muốn cho chúng sinh đi.

Lời dạy đầu tiên của Ngài là muốn giáo dục con người, muốn cải thiện xã hội, phải có can đảm và sáng suốt tìm hiểu sự thật, sự thật tâm linh, sự thật trí thức và đạo đức, sự thật xã hội, dầu sự thật ấy có xấu xa không tốt đẹp, nhất định không che đậy tuyên truyền nịnh bợ, không dối mình gạt người.

Vị lương y cần phải hiểu thực trạng của bệnh nhân mới mong chữa triệt gốc bệnh. Sự giáo dục con người chỉ hữu hiệu khi chúng ta thấy rõ thực trạng con người và xã hội, khi chúng ta biết tôn trọng sự thật. Đó là lý do Ngài dạy bốn sự thật trong bài thuyết pháp đầu tiên.

Đức Phật và những vấn đề thời đại

Đức Phật và những vấn đề thời đại

Tập sách “Đức Phật và những vấn đề thời đại” là những bài viết ngắn gồm những vấn đề liên quan đến quan điểm của đức Phật đối với xã hội cách đây hơn 2500 năm như: Chiến tranh, sự phân chia giai cấp, kỳ thị chủng tộc, trọng nam khinh nữ, độc tài… Hiện nay, việc tổ chức Liên Hiệp Quốc kêu gọi các quốc gia trên thế giới, các tổ chức xã hội, các tôn giáo ngồi lại với nhau, để cùng bảo vệ nền hòa bình và sự sống cho nhân loại, bằng cách chống chiến tranh, chống sự kỳ thị chủng tộc, chống sự bất bình đẳng giới v.v… đã biểu thị lời giảng dạy của đức Phật vẫn có giá trị thiết thực trong xã hội hiện đại, đây là điểm đặc thù trong đạo Phật.

Tập sách này cũng đề cập, phân tích, lý giải các mối quan hệ tư tưởng giữa các kinh điển A hàm hay Nikaya với kinh điển Phật giáo Đại thừa.

Phật giáo Việt Nam trước bối cảnh đất nước có nhiều sự kiện chuyển biến, đang trên đà hội nhập thế giới; phân tích định hướng phát triển giáo dục đào tạo làm nền tảng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam cũng là một phần nội dung tập sách này.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button