6 sách hay về tâm lý học lâm sàng cung cấp kiến ​​thức hữu ích cho bạn

6 cuốn sách hay về tâm lý học lâm sàng kể cho người đọc về lịch sử, bối cảnh, phương pháp và các lĩnh vực chính của tâm lý học lâm sàng.

Giáo Trình Tâm Lý Học Lâm Sàng

Giáo Trình Tâm Lý Học Lâm Sàng

Tâm lý học lâm sàng là một lĩnh vực khoa học tâm lý đã xuất hiện và phát triển trên toàn cầu từ đầu thế kỷ XX. Tâm lý học lâm sàng đã phát triển nhanh chóng kể từ đó, cả về lý thuyết và thực tiễn.

Tuy nhiên, tâm lý học lâm sàng vẫn là một ngành học mới ở Việt Nam, chỉ mới xuất hiện trong khoảng 25 năm trở lại đây.

Nhóm tác giả ấp ủ về một cuốn giáo trình Tâm lý học lâm sàng dành cho sinh viên tâm lý học với hy vọng hệ thống hóa một phần lý thuyết và trình bày một số kiến thức, kỹ năng thực hành lâm sàng cơ bản.

Nhiều nội dung trong giáo trình cũng là kết quả nghiên cứu nhiều năm và đặc biệt, được đúc rút từ kinh nghiệm thực hành lâm sàng của chính các tác giả.

Thăm Khám Tâm Lý Trong Thực Hành Lâm Sàng

Thăm Khám Tâm Lý Trong Thực Hành Lâm Sàng

Thăm khám tâm lý là việc sử dụng một tập hợp nhiều công cụ đánh giá tâm lý (hỏi chuyện, trắc nghiệm, thang đo, bảng hỏi…) để tìm hiểu đời sống tâm lý của một cá nhân, ở các khía cạnh trí tuệ, tình cảm, quan hệ xã hội, hành vi… Thăm khám tâm lý là một dạng thức can thiệp đặc thù của nhà tâm lý, là công việc cần thiết cho nhiều lĩnh vực của đời sống và có tính xuyên văn hóa.

Dạng thức can thiệp này của nhà tâm lý đặc trưng bởi tính lâm sàng rõ rệt, vì nó là quá trình sử dụng tổng hợp tất cả những kiến thức lý thuyết, những quan sát lâm sàng-thực hành, những định hướng có tính phương pháp luận và những công cụ liên tục được điều chỉnh, thích nghi trong lĩnh vực tâm lý học.

Nhờ có thăm khám tâm lý, nhà tâm lý có thể đưa ra những gợi ý can thiệp hợp lý. Sự năng động và thuộc tính riêng của các công cụ thăm khám tâm lý cho phép nhà thực hành phát hiện ra tính độc đáo đặc thù của mỗi cá thể và sự khác biệt giữa các cá nhân.

Tâm Bệnh Học

Tâm Bệnh Học

“Tâm bệnh học” giới thiệu tính phổ quát của các đề mục trong môn học tâm lý tâm thần, cũng như tính chuyên sâu và súc tích về các phần nội dung chuyên ngành, do đó nó sẽ là tập tài liệu tham khảo bổ ích cho các sinh viên và chuyên viên đang học tập, làm việc hoặc giảng dạy trong ngành tâm thần tâm lý.

Sách gồm 12 chương. Năm chương đầu đề cập đến những vấn đề tổng quát liên quan đến các khái niệm về lý thuyết, đánh giá, phân loại, chẩn đoán, và các phương pháp chữa trị các trường hợp rối loạn tâm lý tâm thần. Bảy chương sau trình bày đầy đủ chi tiết về các chứng bệnh tâm thần phổ thông thuộc mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người già. Mỗi chương đều độc lập về nội dung, do đó độc giả sẽ không gặp trở ngại gì khi không muốn đọc theo đúng trình tự từng chương sách đã được sắp xếp.

Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non

Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non

Vấn đề tạo mọi điều kiện cho trẻ phát triển tốt là mối quan tâm hàng đầu của người lớn. Sự phát triển của trẻ bao gồm nhiều mặt, có thể quy về hai mặt chính: phát triển về sinh lí và tâm lí. Bản thân hai mặt này lại có liên quan rất chặt chẽ với nhau và có quan hệ mật thiết với môi trường sống của trẻ.

Trong quá trình phát triển, trẻ em có thể có những phát triển không bình thường hoặc có rối loạn, nói cách khác là có bệnh, cả về thực thể lẫn tâm lí. Chăm sóc trẻ không thể chỉ về mặt thực thể mà còn cần phải chăm sóc cả về mặt tâm lí. Phát hiện sớm những bệnh chứng tâm lý của trẻ để có những can thiệp kịp thời là rất cần thiết, có lợi cho sự phát triển.

Tuổi mầm non là giai đoạn phát triển đầu tiên và rất quan trọng của trẻ em. Những bất thường, rối loạn về tâm lí có thể xuất hiện ngay từ thời kì này. Ở Việt Nam, thực tế chữa trị tâm bệnh lí cho trẻ tại Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí và Tâm bệnh lí trẻ em Nguyễn Khắc Viện (Trung tâm N-T) cho thấy số trẻ từ 6 tuổi trở xuống được cha mẹ và gia đình đưa đến khám chiếm phần nhiều.

Phương Pháp Điều Trị Trầm Cảm

Phương Pháp Điều Trị Trầm Cảm

Được viết và biên soạn bởi Tiến sĩ tâm lí học lâm sàng của Đại học Duke Stephen S. Ilardi đồng thời là một bác sĩ tiếng tăm trong việc điều trị các hội chứng trầm cảm, mang lại cuộc đời mới và thắp lên tia hy vọng cho hàng triệu bệnh nhân.

Trầm cảm là một căn bệnh quái ác. Nó cướp đi năng lượng, giấc ngủ, trí nhớ, sự tập trung, sức sống, niềm vui, khả năng yêu thương, làm việc và vui chơi, đôi khi cả ý chí sống của con người. Là một nhà tâm lý học lâm sàng, tiến sĩ Ilardi từng làm việc với hàng trăm bệnh nhân để giúp họ điều trị chứng trầm cảm, vì vậy ông không bao giờ đánh giá thấp kẻ thù đáng sợ này.

Tiến sĩ Ilardi và nhóm nghiên cứu lâm sàng của ông đã phát triển và cải tiến một chương trình mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị hội chứng trầm cảm: Thay đổi lối sống trị liệu – một phương pháp sáng tạo giúp bệnh nhân thoát khỏi hội chứng này mà không cần dùng đến thuốc.

Trong thập kỷ trước, tỷ lệ mắc chứng trầm cảm đã tăng nhanh đột biến và khoảng ¼ người dân Mỹ mắc chứng trầm cảm nặng tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Chúng ta đã sai ở đâu? Tiến sĩ Stephen đã làm sáng tỏ thực trạng khó khăn hiện tại của chúng ta và nhắc mọi người nhớ rằng cơ thể của chúng ta không được sinh ra cho một nhịp sống thiếu ngủ, không được chăm sóc và nhịp độ hối hả của cuộc-sống-thế-kỉ-XXI. Lấy cảm hứng từ khả năng phục hồi phi thường của nhóm người thổ dân Kakui ở Papua New Guinea, Tiến sĩ Ilardi nghiên cứu một chương trình dễ thực hiện, đã được chứng minh lâm sàng giúp hồi phục cơ thể với sáu thành tố sau:

  • Thực phẩm cho não
  • Đừng nghĩ, hãy hành động
  • Các bài tập thể chống trầm cảm
  • Nhận đủ ánh sáng
  • Kết nối
  • Thói quen ngủ lành mạnh

Tâm Lý Học Lâm Sàng – Dana Castro

Tâm Lý Học Lâm Sàng – Dana Castro

Về mặt từ nguyên, thuật ngữ “tâm lý học” (psychology) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, là sự kết hợp của “psyché” (tâm hồn) và “logos” (khoa học). Tâm lý học, như vậy, có nghĩa là khoa học về tâm hồn, khoa học nghiên cứu tâm trí.

Hiện nay, người ta định nghĩa Tâm lý học như một khoa học nhân văn có mục đích diễn giải các hành vi và ứng xử của con người trên cơ sở tâm trí bình thường hoặc bệnh lý. Nói cách khác, mục tiêu nghiên cứu của Tâm lý học là sự phối hợp của tư tưởng, cảm xúc và hành động ở con người.

Các hành vi mà Tâm lý học nghiên cứu liên quan đến hai phương diện cụ thể: các hành vi có tính tâm vận động (ví dụ sự phát triển của trẻ nhỏ tùy theo tuổi: tư thế của đầu, bò bằng tứ chi và đi bằng hai chân) và các chức năng tâm lý (ví dụ như sự nhận thức, ngôn ngữ, sự học tập, trí thông minh, tư duy, ký ức, động cơ, cảm xúc…).

Sự mô tả và giải thích khoa học các hành vi này dựa trên một tổ hợp các kỹ thuật nghiên cứu (quan sát, trò chuyện, trắc nghiệm…) và các học thuyết (Phân tâm học, Tâm lý học Nhận thức – Hành vi, Tâm lý học Xuyên văn hóa…) mà chúng ta sẽ đề cập sau.

Nội dung cuốn sách Tâm Lý Học Lâm Sàng được chia thành các phần chính sau:

  • Chương 1. Giới thiệu chung
  • Chương 2. Những đóng góp của tâm lý học phát triển đối với tâm lý lâm sàng
  • Chương 3. Tâm bệnh học
  • Chương 4. Tâm lý học y học
  • Chương 5. Đánh giá tâm lý
  • Chương 6. Trị liệu
  • Chương 7. Phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học lâm sàng
  • Chương 8. Tài liệu, các mẫu giấy tờ của nhà tâm lý học lâm sàng
  • Chương 9. Tâm lý học lâm sàng Việt Nam trong bối cảnh liên văn hóa.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button