8 sách triết học Hy Lạp cổ đại hay cho người đọc nhiều bài học giá trị

8 cuốn sách hay về triết học Hy Lạp cổ đại, đưa người đọc vào hành trình khám phá một số triết gia và triết lý nổi tiếng nhất của người Hy Lạp cổ đại.

Chính Trị Luận

Chính Trị Luận

Tác phẩm nổi tiếng viết về các khái niệm mà từ đó định hình các quốc gia và chính phủ. Mặc dù, Aristotle cổ vũ mạnh mẽ cho chế độ nô lệ lạc hậu, quan điểm của ông về Hiến pháp và cách điều hành chính phủ lại rất kinh điển. Dù chỉ thảo luận về nhà nước và các định chế thời Hy Lạp cổ nhưng tác phẩm này của ông đã đặt nền tảng cho khoa học chính trị hiện đại

Tác phẩm này được xem là căn bản cho Chính trị học Tây phương. Chính trị luận nghiên cứu các vấn đề cơ bản về nhà nước, chính quyền, chính trị, tự do, công bằng, tài sản, quyền, luật và việc thực thi luật pháp của các cơ quan thẩm quyền.

Aristotle là biểu tượng của trí tuệ tư duy triết học. Mặc dù nội dung rất sâu sắc nhưng cách trình bày của ông lại rất dễ hiểu. Ông viết những suy nghĩ của mình một cách rõ ràng với độ chính xác siêu phàm. Học thuyết của ông có ảnh hưởng lớn đến những lĩnh vực hiện đại như : khoa học, chủ nghĩa duy thực và logic học

Đối Thoại Với Socrates

Đối Thoại Với Socrates

“Đối thoại với Socrates – Những cuộc nói chuyện làm thay đổi cuộc đời bạn” là cuốn sách về những cuộc trò chuyện của tác giả Daisetsu Fujita với nhân vật Socrates – một triết gia đến từ Hy Lạp. Thông qua những cuộc trò chuyện đó, Socrates giúp tác giả và cả người đọc sáng tỏ những khúc mắc trong lòng về Tình yêu, Tình bạn, Công việc…

Không có sự kìm kẹp nào về suy nghĩ, thay vào đó, Socrates luôn đưa ra những câu truy vấn đơn giản, khiến đối phương lơ đễnh, từ từ cho đối phương thấy vấn đề thực sự. Đối phương sẽ bị lão dẫn dắt đến kết luận không ngờ tới từ chính câu trả lời của họ.

Đó là suy nghĩ thật của chính người đó.

Bạn đã từng đặt câu hỏi “Thế nào mới là sống tốt?”. Bạn vẫn luôn suy nghĩ và tìm kiếm câu trả lời?

Với Socrates, tâm hồn là nơi thử thách giá trị của con người. Sống thôi là chưa đủ, quan trọng phải là sống tốt. Để sống tốt, ta phải không ngừng xem lại cách sống của bản thân. Và cứ như thế, ta sẽ khác ta của ngày hôm trước.

Tương tự, bạn liệu đã từng tự hỏi “Thế nào là tình yêu? Vì sao chúng ta cứ không ngừng khao khát rồi lại thấy nhạt nhẽo dần rồi chán ghét?”, hay “Tiêu tiền thế nào cho đúng đắn?” hoặc “Tình bạn thật sự là như thế nào?”…

Tất cả những chiêm nghiệm của bạn về Tình bạn, Tình yêu, Công việc, Tiền bạc… chắc chắn đều sẽ thay đổi – sau khi đọc cuốn sách tưởng chừng rất “hoang đường” này!

Suy Tưởng

Suy Tưởng

Có thông tin cho rằng Marcus Aurelius thích trích dẫn câu nói trên của Plato, và nhiều người đã viết về ông cảm thấy khó mà không gán nó cho chính Marcus. Và, tất nhiên, nếu chúng ta khám phá ra vị vua-triết gia của Plato bằng xương bằng thịt, ai giỏi hơn Marcus, người cai trị Đế chế La Mã trong gần hai thập kỷ và là tác giả bất hủ của Meditation (Tư tưởng)?

Thế nhưng danh hiệu này chắc chắn bản thân Marcus sẽ bác bỏ. Ông không bao giờ nghĩ mình là một triết gia. Ông chỉ tự nhận là một học trò cần mẫn và người thực hành chưa hoàn hảo của một triết thuyết do những người khác lập ra. Còn về ngôi vua, nó đến một cách gần như tình cờ. Khi Marcus Annius Verus sinh ra, năm 121 CN, những người có mặt đã tiên đoán một sự nghiệp sáng chói trong Viện Nguyên lão của bộ máy cầm quyền. Họ không thể nào đoán được số phận đã dành cho ông ngôi hoàng đế, và trong trí tưởng tượng của họ không thể nào có cảnh tượng người kị sĩ đồng cô độc giơ tay vẫy chào chúng ta từ trên đỉnh đồi Capitol La Mã qua hai nghìn năm..

Cộng Hòa

Cộng Hòa

Cuốn sách được xem là cột mốc lớn của triết học phương Tây. Tác phẩm được trình bày dưới dạng đối thoại giữa Plato và những người khác. Mặc dù chủ đề chính là về một nhà nước lý tưởng nhưng nó cũng xoay quanh giáo dục, tâm lý, đạo đức và chính trị.

Trong các đoạn chính của Cộng hòa, Plato sử dụng những huyền thoại để khám phá bản chất tự nhiên của thực tế, truyền đạt cái nhìn về sự tiên đoán của con người và vai trò của triết học trong việc thiết lập tự do. Ông tưởng tượng ra một cái hang mà những con người bị xiềng xích từ khi mới sinh ra làm bạn với cái bóng của mình và mang họ đến thực tế. Vai trò của triết học, cụ thể là những gì Plato gọi là biện chứng, là đưa con người ra khỏi cái bóng và hướng bản thân họ tới thực tế. Đây là bản chất của việc theo đuổi sự khôn ngoan mà không có nhà nước lý tưởng nào không làm.

Độc giả hiện đại có thể đồng ý với mọi điều Plato nói, cũng như lập luận chặt chẽ, cái nhìn đầy chất thơ vẫn có sức mạnh trong việc kích thích và thách thức. Sức mạnh lâu dài này đã làm của Cộng hòa trở thành một trong những nền tảng của văn hóa phương Tây.

Ngày Cuối Trong Đời Socrates

Ngày Cuối Trong Đời Socrates

Cuốn sách là một loạt bốn cuộc đối thoại của Socrates khi ông bị Bồi thẩm đoàn của Hội đồng Thành quốc kết tội hủ hóa thanh niên và coi thường thần linh của Thành quốc. Ông đã tự biện giải cho chính mình để chống lại những kẻ âm mưu đẩy ông vào khốn cùng, đưa ra những chân lý cũng như những lời phản biện sâu sắc. Tuy bị kết án tử hình, được bạn bè và quý nhân giúp vượt ngục nhưng với tinh thần cao quý và giữ gìn danh dự trong sạch hơn người, Socrates đã từ chốt vì theo ông “Tránh cái chết không khó, tránh đê tiện khó hơn nhiều. Vì đê tiện chạy nhanh hơn cái chết.”

Ông chủ trương khi sống thì sống sao cho phải đạo làm người, khi chết cũng chết như thế, không có gì bận lòng, thể xác cát bụi trở về với cát bụi, linh hồn bất diệt phiêu du trong cõi bao la. – Đỗ Khánh Hoan

Plato Chuyên Khảo

Plato Chuyên Khảo

Plato (khoảng 428-347 TCN) là triết gia nổi tiếng, nhà biện luận kiệt xuất và được nghiên cứu rộng rãi nhất trong tất cả các triết gia Hy Lạp cổ đại. Ông chịu ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng Socrates, người đã hun đúc ông nuôi dưỡng được bầu nhiệt huyết suốt đời dành cho triết học. Ngoài tác phẩm Apology (Lời biện giải), toàn bộ công trình triết học của Plato đều được thể hiện dưới hình thức đối thoại. Plato là triết gia Tây phương đầu tiên mà những tác phẩm viết tay của ông còn lưu truyền trọn vẹn.

Triết học Plato, một mặt là sự hoàn tất triết học Socrates thành một hệ thống, kết hợp đạo đức học với triết học tự nhiên thời trước và đặt cả hai lĩnh vực này trên nền tảng biện chứng pháp hay khoa học thuần túy về các ý niệm; mặt khác là sự mở rộng vượt qua nó để xây dựng thành một lý thuyết tri thức phát triển. Theo Plato, triết học không chỉ là một tập hợp các lý thuyết mà còn là sự hoàn thiện toàn thể đời sống tinh thần; và khoa học không chỉ là một hệ thống truyền đạt khép kín, mà còn là một hoạt động nhân văn và là sự phát triển tinh thần. Vì thế, triết học đích thực chỉ có thể được biểu thị nơi nhà triết học hoàn hảo; nơi nhân cách, lời nói và thái độ đáng kính như triết gia Socrates.

Tóm lại, Plato đã nối liền con người và thế giới trừu tượng; và nổi bật hơn cả, các tác phẩm của ông đã đề ra tất cả những việc phải làm mà triết học nói chung, có thể nói gần như đã tuân theo. Cho nên, hình như không có gì thái quá khi Karl Jaspers, một triết gia Đức, đã cho rằng toàn bộ triết học Tây phương chỉ là những dòng cước chú dưới những trang sách của Plato.

Yến Hội Và Phaedrus

Yến Hội Và Phaedrus

Từ khi được sáng tác lần lượt vào khoảng năm 385-380 TCN và 370 TCN, Yến hội và Phaedrus vẫn được coi là các triết phẩm gây nhiều ấn tượng mà Platon thực hiện trong sự nghiệp triết học của mình.

Tác phẩm gồm 2 phần Yến hội và Phaedrus dành cho những ai quan tâm tới văn học – triết học Hy-La cổ đại. Nếu như Yến Hội dành cho những người tò mò muốn biết người xưa nhìn nhận ra sao về tình yêu, nhất là tình yêu cùng giới tính thì Phaedrus là triết phẩm phù hợp với bất kỳ ai muốn học hỏi thuật hùng biện từ các triết gia.

Yến hội bao gồm các thảo luận về tình yêu của nhiều nhân vật, trong đó có Socrates, tại bữa tiệc mà kịch gia Agathon tổ chức – một lễ nghi sinh hoạt quen thuộc của lớp trí thức Hy Lạp cổ đại.

Triết Học Hy Lạp – La Mã Cổ Đại

Triết Học Hy Lạp – La Mã Cổ Đại

Cuốn sách được kết cấu 6 chương:

  • Chương I: Xã hội Hy Lạp cổ đại và những đặc điểm triết học;
  • Chương II: Bản thể và nhận thức trong ba trường phái khởi nguồn;
  • Chương III: Các triết gia tiêu biểu thời kỳ thiết lập nền dân chủ Athens;
  • Chương IV: Triết gia nối liền con người với thế giới trừu tượng;
  • Chương V: Aristotle – bộ óc bách khoa của Hy Lạp cổ đại;
  • Chương VI: Triết học thời kỳ Hy Lạp hóa.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button