5 sách hay về áo dài Việt Nam, nét đẹp truyền thống của dân tộc

5 cuốn sách hay về áo dài Việt Nam giới thiệu chiếc áo dài, là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đồng thời chia sẻ lịch sử, kiểu dáng, chất liệu và thiết kế của nó.

Huế Tản Văn – Áo Bay Khép Mở Nhiều Tâm Sự

Huế Tản Văn – Áo Bay Khép Mở Nhiều Tâm Sự

“Tâm tư khép, mở đôi tà áo…” (Đinh Hùng)

Theo dấu chân bên bờ sông Hương miên man, mái chùa Thiên Mụ, tà áo dài Huế, nón thơ đã trở thành biểu tượng tinh tế của xứ sở mộng mơ. Áo tím bên dòng Hương Giang hay tà áo trắng nữ sinh Đồng Khánh qua bến Thừa Phủ, qua cầu Trường Tiền… tím sầu trắng vui, nhiều tâm sự úp mở. Áo dài Huế không chỉ gần gũi với nữ sinh Đồng Khánh hay Khuê Các mà còn với giới bình dân mua gánh bán bưng.

Một cô có dáng đứng đoan trang, thanh tú e ấp nhẹ với tà áo bay dù trong tà áo dài bạc màu một nắng hai sương, tay vạt chắp vì thiếu vải hay may bằng nhung quý phái. giữa thời gian…

Bài Học Cắt May Áo Dài, Áo Đầm Và Quần Âu

Bài Học Cắt May Áo Dài, Áo Đầm Và Quần Âu

Cuốn sách này sẽ giúp bạn thỏa mãn niềm đam mê với áo đầm, dáo dài và quần âu khi chỉ bạn cách cắt may, tự tạo bộ quần áo cho riêng mình.

Mỗi kiểu sẽ là dịp để bạn nâng cao tay nghề cũng như nâng cao kiến thức tay nghề một cách hiệu quả. Cuốn sách còn cung cấp cách lựa chọn nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị cần thiết, cách sử dụng và bảo quản những nguyên liệu … đến cách triển khai chi tiết kỹ thuật của các loại áo quần. Đây sẽ là cuốn sách phù hợp với những người mới học cắt may hoặc chập chững bước vào nghề may.

Ngàn Năm Áo Mũ

Ngàn Năm Áo Mũ

Ngàn năm áo mũ là một nghiên cứu công phu và đầy tham vọng của Trần Quang Đức: dựng lại bức tranh trang phục Việt Nam trong cung đình và ngoài dân gian trong khoảng một nghìn năm từ thời Lý đến thời Nguyễn (1009-1945).

Trang phục cung đình luôn được quy định nghiêm ngặt và có nhiều đổi thay qua các triều đại. Ngàn năm áo mũ lý giải nguyên do và phân tích mức độ mô phỏng trang phục Trung Hoa trong quy chế trang phục của các triều đại Việt Nam, mô tả chi tiết, tỉ mỉ nhiều dạng trang phục như bộ Tế phục Cổn Miện uy nghi của các vị hoàng đế, các bộ Triều phục, Thường phục Lương quan, Củng Thần, Ô Sa, Bổ phục trang trọng của bá quan, hay Lễ phục Vĩ Địch, Phượng quan lộng lẫy của hoàng hậu Trong khi đó trang phục dân gian không biến động nhiều, phổ biến là kiểu áo giao lĩnh, tứ thân, hay lối ăn mặc cởi trần đóng khố của đàn ông và yếm, váy giản tiện của đàn bà tồn tại qua hàng trăm năm lịch sử. Sự kiện vua Minh Mạng cấm “quần không đáy” là một biến cố lớn lao, để rồi chiếc áo dài năm thân đi vào đời sống dân gian và bây giờ trở thành trang phục quan trọng bậc nhất của người Việt.

Có thể nói, Ngàn năm áo mũ bù đắp phần nào vào khoảng trống mênh mông của lịch sử trang phục Việt Nam nói riêng, lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung. Cùng với những ý nghĩa chính trị, xã hội sâu rộng, đây thực sự là một nghiên cứu quan trọng và có giá trị lâu dài.

Áo dài Lemur và bối cảnh Phong Hóa & Ngày Nay

Áo dài Lemur và bối cảnh Phong Hóa & Ngày Nay

Quyển sách nhỏ này động đến một giai đoạn lịch sử lớn, lớn về mọi mặt: chính trị, xã hội, phong hóa, ngôn ngữ, văn chương, báo chí, mỹ thuật – nói chung là văn hóa. Chỉ trong vòng mười lăm năm, từ 1930 đến 1945, dằng co giữa cái cũ và cái mới trong xã hội đẩy dần cái cũ vào bóng tối đồng thời với những chuyển biến chính trị chấm dứt một quá khứ thuộc địa đau thương. Giới hạn trong lĩnh vực xã hội, văn hóa, hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay là hai mũi dùi bén nhọn nhất trong chiến trận giữa cũ và mới, đưa Lý Toét lên địa vị danh tướng có một không hai trong lịch sử báo chí Việt Nam.

Chị Phạm Thảo Nguyên là một trong những người đã có công lớn sưu tầm để đưa lên mạng toàn bộ Phong Hóa và Ngày Nay tản mác khắp nơi. Đọc lại hai tờ báo oanh liệt một thời ấy, chị có dịp khám phá thêm tài ba xuất chúng của Nhất Linh trong những địa hạt mà ít người biết đến, nhất là mỹ thuật. Ngoài tiểu thuyết, Nhất Linh còn là họa sĩ, từng thi đậu vào trường Mỹ thuật Đông Dương, từng vẽ tranh trong báo, từng tạo không gian đẹp cho báo bằng tranh của các họa sư, chưa kể là cha đẻ của Lý Toét.

Nhưng công lớn nhất về mỹ thuật của Nhất Linh, nghĩa là của Phong Hóa và Ngày Nay, là đưa một tài ba hiếm có lên ngai vàng của một vương quốc mà tôi xin được gọi là Cõi đẹp. Tài ba ấy là Cát Tường, tác giả của “Áo dài Lemur”, chiếc áo đã nhập vào hình hài Việt Nam một cách hài hòa đến nỗi bây giờ nghiễm nhiên trở thành biểu trưng của bản sắc Việt Nam. Mượn giọng trào phúng của Phong Hóa và Ngày Nay, Cát Tường trào phúng hóa tên mình để đặt tên cho tác phẩm: tiếng Pháp “le mur” là cái tường, là bức tường, tên ấy cũng là cái mới đang đánh nhau với cái cũ, cái cũ ở đây là hai chữ Hán “Cát Tường”, rất bác học, rất nghiêm trang, rất không biết cười. Ông Cát Tường đưa tiếng cười vào áo: áo dài Lemur trước hết là một tiếng cười, tiếng cười trẻ trung, tươi vui, lạc quan, yêu đời của những nhan sắc đôi mươi thấy mình đã là bướm, không còn bị giam giữ nữa trong chiếc kén bí hiểm của gia đình, xã hội. Phải đặt áo ấy vào trong bối cảnh tươi vui của Phong Hóa và Ngày Nay mới thấy rõ toàn diện bức tranh của một xã hội chuyển mình, đổi mới từ trong ra ngoài, từ tâm hồn đến y phục..

Nét Cũ Duyên Xưa

Nét Cũ Duyên Xưa

Từ khi con người đặt vào y phục những chức năng cao hơn chức năng bảo vệ thân thể người mặc thì y phục đã trở thành trang phục mang thêm chức năng trang trí, làm đẹp. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, trang phục còn mang thêm chức năng cao hơn nữa là truyền tải những ký hiệu văn hóa, những thông điệp phong phú về đời sống vật chất, tinh thần của mỗi cá nhân, cộng đồng xã hội, thậm chí về một dân tộc, một quốc gia.

Trang phục là hình thức bên ngoài nhưng cũng có thể là một lát cắt bộc lộ những sắc thái vi tế nhất trong đời sống tinh thần thời đại, trong chuyển biến tâm lý xã hội. Trang phục truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng tộc người trên thế giới là thành tố quan trọng tạo nên những giá trị văn hóa đặc thù và bền vững mà ta vẫn gọi là bản sắc văn hóa. Vậy, trang phục truyền thống mang bản sắc văn hóa của dân tộc Việt là gì?

Cuốn sách nhỏ này không có tham vọng đi tìm lời giải đáp toàn diện cho câu hỏi ấy nhưng lại muốn đào sâu vào bên trong những dữ kiện để cảm nhận và thấu hiểu tâm tư của các thế hệ cha ông ẩn chứa, gửi gắm trong những nếp khăn tà áo.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button