6 sách hay về cải cách giáo dục khiến bạn phải suy nghĩ, nhìn ra thế giới

6 cuốn sách hay về cải cách giáo dục chia sẻ tầm quan trọng của cải cách giáo dục, những thách thức và cách để đạt được nó.

FUKUZAWA YUKICHI: Sức Mạnh Cải Cách Giáo Dục Và Hoạch Định Doanh Nghiệp

FUKUZAWA YUKICHI: Sức Mạnh Cải Cách Giáo Dục Và Hoạch Định Doanh Nghiệp

FUKUZAWA YUKICHI: Sức Mạnh Cải Cách Giáo Dục Và Hoạch Định Doanh Nghiệp là sự tổng hợp toàn diện những quan điểm thông minh của Fukuzawa Yukichi – người thầy đáng kính của dân tộc hiếu học bậc nhất thế giới. Tác giả Kono Eitaro – Tổng Giám đốc Dịch vụ Kinh doanh Toàn cầu của IBM Nhật Bản và là chuyên gia đào tạo và phát triển nguồn nhân lực – nhìn nhận lại suy nghĩ của mình qua góc nhìn hiện tại.

Độc giả sẽ không chỉ hiểu sâu hơn về triết lý giáo dục của Nhật Bản và hiểu được những tiến bộ vượt bậc của đất nước, mà còn khám phá ra những phương pháp mới để sử dụng phương pháp khuyến khích giảng dạy vĩ đại của Fukuzawa. Yukichi tham gia vào thế giới kinh doanh và thành lập một doanh nghiệp thành công.

John Dewey Về Giáo Dục

John Dewey Về Giáo Dục

Tư tưởng đó là gì? Ngay trong chương đầu tiên của Dân chủ và Giáo dục (được trích đăng một chương trong cuốn sách này), một tư tưởng đã lóe sáng; dựa trên những căn cứ không mới nhưng lại tương thích với thực tại thế kỷ 21 chúng ta, Dewey suy tư về vấn đề các xã hội càng ngày càng trở nên phức tạp, mà chính vì sự phức tạp đó nên phải suy tư về hệ thống giáo dục. Các xã hội càng ngày càng biến đổi nhanh lên, do đó mà có nguy cơ ngày càng cao xuất hiện cái khoảng cách giữa các tri thức muốn truyền đạt tới trẻ em và thực tiễn cuộc sống ở chính những xã hội đang biến đổi nhanh chóng ấy. Dewey cho thấy toàn bộ các tương tác xã hội được tạo ra đối với người học – từ đó mà có kết luận đầu tiên rằng người học sẽ càng học giỏi hơn nếu được tham gia vào sự vận hành của môi trường sống. Vai trò của một hệ thống giáo dục tử tế là tạo ra ở trẻ em cái ước vọng được không ngừng thay đổi tiến bộ và hệ thống giáo dục tử tế phải làm công việc cung cấp phương tiện cho sự tiến lên không ngừng đó.

Triết học giáo dục của Dewey chống lại những mục tiêu giáo dục làm cho thày và trò bị “đứng im một chỗ” thay vì cùng chuyển động. Một nền giáo dục chỉ chăm chăm vào những mục tiêu cố định, cả thày lẫn trò sẽ nhao vào một khung cảnh xã hội và lịch sử bất biến – chính cái khung cảnh, cái môi trường rất sớm bị lạc hậu so với những biến chuyển của cuộc sống thực. Mặt khác, nói theo một góc độ tích cực, thì những mục tiêu giáo dục cho một con người nhất thiết phải kết hợp được một cách nhuần nhuyễn sự phát triển văn hóa của cá nhân với sự phát triển của xã hội trên những phương diện tích cực của nó.

Dewey cũng quan tâm tới phương diện dạy học của người thày. Ông lưu ý (như một sự phê phán) rằng từ thời cổ đại Hy Lạp, việc dạy học chú trọng vào suy lý về lý thuyết chứ không tập trung chú ý vào trải nghiệm thực tiễn. Ông chứng minh rằng sự tiến triển của bản thân các môn khoa học là cả loạt trải nghiệm trong tiến trình con người thu nạp các hiểu biết. Do đó Dewey nghiêng về cách dạy học ở đó người học giáp mặt với một vấn đề có thực từ đó công việc học là công việc hoạt động và gắn với một thực tại xã hội – cái điều ông gọi bằng nền sư phạm hành dụng..

Giáo Dục Việt Nam Học Gì Từ Nhật Bản

Giáo Dục Việt Nam Học Gì Từ Nhật Bản

“Cải cách giáo dục là công việc hệ trọng có quan hệ mật thiết đến sự suy thịnh quốc gia dân tộc và tương lai của nhiều thế hệ, vì vậy cần phải được tiến hành dựa trên nghiên cứu khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn thuyết phục thay vì tiến hành theo kinh nghiệm, ý chí chủ quan hoặc chỉ chú trọng du nhập phần kỹ thuật thuần túy từ thành tựu giáo dục của thế giới.

Giữa chán học môn Sử trong nhà trường và quan tâm tới lịch sử, có ý thức lịch sử mạnh mẽ hay không lại là chuyện khác… Trong công cuộc tái khai sáng quốc dân mà các tri thức đầu thế kỷ XX đang tiến hành dang dở thì những thanh niên thuộc làu lịch sử học trong nhà trường và tin rằng đó là chân lý bất biến lại có nguy cơ trở thành những hòn đá cản đường.”

Cách Biệt Toàn Cầu Về Thành Quả Giáo Dục

Cách Biệt Toàn Cầu Về Thành Quả Giáo Dục

Trong cuốn sách Cách biệt toàn cầu về thành quả giáo dục, nhà giáo dục Tony Wagner đã chỉ ra những yếu điểm của giáo dục Hoa Kỳ và những phương pháp khắc phục, nhằm giúp nước Mỹ giữ vững vị thế lãnh đạo về kinh tế và tri thức trên toàn thế giới.

Cuốn sách mổ xẻ các trường công của Mỹ này thực ra không chỉ hữu ích cho nền giáo dục Mỹ, mà còn là một tài liệu tham chiếu vô cùng cần thiết cho các nhà giáo dục, nhà cải cách giáo dục ở bất kỳ quốc gia nào.

Cải Cách Giáo Dục Việt Nam – ” Liệu Có Thực Hiện Được Lấy Học Sinh Làm Trung Tâm

Cải Cách Giáo Dục Việt Nam – ” Liệu Có Thực Hiện Được Lấy Học Sinh Làm Trung Tâm

Dường như từ trước đến nay ở nước ta “giáo dục” chưa bảo giờ lại thu hút được sự chú ý như những năm gần đây. Boqri vì kê từ sau khi cải cách giáo dục tiêu biểu được gọi là ” giáo dục yotori” các vấn đề như suy giảm học lực ở trẻ em, gánh nặng của giáo viên gia tăng, khoảng cách chênh lệch giũa các trường đã liên tiếp biêu hiện ra ngoài và các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa tin về chúng một cách phiến diện hoặc là phê phán khiến cho vấn đề giáo dục nhanh chóng nổi lên thành vấn đề đặt ra cho cả quốc dân.

Khi nói tới giáo dục, thông thường chúng ta sẽ ngay lập tức nghĩ đến hình ảnh “trường học ” và các ” giờ học ” được tiến hành ở đó đúng không nào? Giờ học được tiến hành như thế nào sẽ là thứ được những người bình thường như chúng ta quan tâm nhất phải không? Tuy nhiên, trên thực thế thì cho dù không thể nói hoàn toàn không có nhưng sách giáo dục lấy tiêu điểm là ” giờ học ” nhưng có vẻ như chúng rất ít.

Cuốn sách đã tóm tắt những suy nghĩ của tác giả khi làm công tác giáo dục ở Việt Nam. Ở Việt Nam, những năm gần đây chương trình giáo dục tiểu học đã được sửa đổi mạnh và Nhà nước đang lỗ lực hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, các giờ học vẫn diên ra kiểu giảng giải , truyền đạt được tiến hành bởi các giảo viên đầy quyền lực vẫn diễn ra trên diện rộng và các giờ học chất lượng cao như chính phủ đặt ra vẫn không thực hiện được.

Tác giả mong muốn các độc giả đọc cuốn sách này sẽ không chỉ có hiểu biết về tình hình giáo dục Việt Nam mà còn biết tìm ra điều gì đó có ý nghĩa cho giáo dục của đất nước chúng ta.

Một Nền Giáo Dục Việt Nam Mới

Một Nền Giáo Dục Việt Nam Mới

Thái Phỉ là nhân vật hoạt động sôi nổi và sống trong giai đoạn lịch sử đầy bão táp. Trong giai đoạn lịch sử dân tộc đi vào khúc cua hiểm trở, bằng sự nhạy bén đặc biệt, ông đã qua tâm sâu sắc đến giáo dục. Ông viết về giáo dục trên báo và viết cả sách. Tác phẩm Một Nền Giáo Dục Việt Nam Mới đã ra đời trong hoàn cảnh đó.

Đây là tác phẩm như chính ông tâm sự, sẽ là “một kế hoạch cải cách nền giáo dục Việt Nam”, một bản kế hoạch được viết ra “dựa vào những điều nhận xét cùng kinh nghiệm có được trong hai chục năm giời, vừa nhờ nghề dạy học, vừa nhờ nghề làm báo, vừa nhờ những cuộc du hành ở hầu khắp các nơi thành thị và thôn quê, suốt từ Bắc vô Nam”.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button