5 sách hay về Đề Thám, một nhân vật bí ẩn trong lịch sử Việt Nam

5 cuốn sách hay về Đề Thám, một vị tướng tài năng, một vị thủ lĩnh của phòng trào khởi nghĩa Yên Thế, cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất, dài nhất tỏng lịch sử chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

Đề Thám Chống Chế Độ Thuộc Địa Pháp

Đề Thám Chống Chế Độ Thuộc Địa Pháp

Kể lại cuộc đời của Đề Thám nhà yêu nước xuất thân nông dân, có nhiều thiên tài quân sự thể hiện ở cả chiến lược và chiến thuật trong chiến đấu bảo vệ đất nước.

Qua đó tái hiện lại diễn biến cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống lại chế độ thuộc địa Pháp.

Kỷ Niệm Thời Thơ Ấu

Kỷ Niệm Thời Thơ Ấu

Hoàng Hoa Thám, hay Đề Thám, là một trong những cá nhân lỗi lạc nhất trong lịch sử Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Ông để lại người con gái Hoàng Thị Thê có số phận éo le cùng một cậu con trai, Hoàng Hoa Phồn, đôi khi được gọi là Hoàng Bùi Phồn hoặc Hoàng Văn Vị, sinh năm 1908 và mất năm 1945.

Sinh ngày 31-3-1901 ở Phồn Xương, Hoàng Thế được hứa hôn với một người con của hoàng đế Trung Hoa lúc lên ba. Tháng 6 năm 1909, bà cùng mẹ bị người Pháp bắt. Lúc đầu được Bouchet nhận trông nom, sau giao cho nhà tư sản Nguyễn Hữu Thu ở Hải Phòng chăm sóc. Sau khi theo học trường Tây ở Bắc kỳ, bà bị đưa sang Pháp năm 1917 . Bà được Albert Sarraut (Toàn quyền Đông Dương) nhận làm con nuôi, và cho theo học ở trường nội trú Jeanne D’Arc ở Biarritz. Bà lấy tên là Marie Beatrice Destham.

Năm 1925, học xong tú tài phần một, bà được đưa về Việt Nam làm thủ thư ở Phủ Thống sứ Bắc Kỳ. Năm 1927, bà được đưa trở lại Pháp. Trở lại Paris, Albert Sarraut giới thiệu bà như là công chúa. Tổng thống nước Cộng hòa Paul Doumer, trở thành người cha đỡ đầu và cấp cho bà một khoản trợ cấp gây nên nhiều tranh cãi. Năm 1930, bà bắt đầu đóng phim. Vai diễn đầu tiên là vai một công chúa Trung Hoa tên là Li-Ti trong phim La Lettre (Bức thư) do hãng Paramout sản xuất tại Paris. Năm 1931 bà kết hôn với ông Robert Bourgès – người Pháp gốc Bỉ, sinh được một con trai là Jean Marie Bourgès (1935), bà tiếp tục có các vai diễn trong các phim La donna Bianca (1931), Le secret de l’émeraude (1935).

Năm 1940 bà ly hôn. Năm 1959, bà được Tổng thống Ngô Đình Diệm, người kế nhiệm vua Bảo Đại, mời về Sài Gòn. Trong một chuyến công cán sang Paris, người em dâu của tổng thống, bà Ngô Đình Nhu, định thuyết phục bà trở về, nhưng không có kết quả.

Khoảng năm 1960-1961 Bà quyết định trở về Hà Nội với sự giúp đỡ của Phan Kế Toại, Phó Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, vì thấy đây là một lợi thế về chính trị với danh nghĩa Đề Thám.

Ban đầu bà về sống ở Hà Bắc. Năm 1974, bà về Hà Nội và sống tại phòng 31, khu tập thể Văn chương.

Kỷ niệm thời thơ ấu, được viết năm 1963 tại Hà Bắc (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là những dòng hồi ức chân thực về tuổi thơ về cuộc sóng gió của gia đình, đánh dấu những giai đoạn đấu tranh và trốn tránh trong núi rừng Yên Thế.

Hào Kiệt Nước Nam – Tường Quân Hoàng Hoa Thám

Hào Kiệt Nước Nam – Tường Quân Hoàng Hoa Thám

Hoàng Hoa Thám là một vị tướng tài năng, một vị thủ lĩnh của phòng trào khởi nghĩa Yên Thế, cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất, dài nhất tỏng lịch sử chống thực dân Pháp của dân tộc ta, kéo dài gần 30 năm, từ năm 1884 đến năm 1913. Hình ảnh người anh hùng áo vải và sự nghiệp chiến đấu của ông đã khắc sâu trong lịch sử và tâm hồn người dân nước Việt như một tấm gương về lòng yêu nước, một bậc anh hào tràn đầy khí phách..

Hoàng Thị Thế – Con Gái Đề Thám Và Quân Bài Chính Trị Của Thực Dân Pháp

Hoàng Thị Thế – Con Gái Đề Thám Và Quân Bài Chính Trị Của Thực Dân Pháp

Nếu cuộc đời Đề Thám là một khúc tráng ca, thì cuộc đời con gái ông (Hoàng Thị Thế) lại là một cuộc phiêu lưu, vừa thống thiết lại vừa mỹ lệ. Chỉ bằng yếu tố là con gái của ông thôi, thì bà đã trở thành quân bài của những sách lược chính trị vừa trâng tráo, lại vừa khôi hài và không bao giờ khoan nhượng. Nếu tuổi thơ của Hoàng Thị Thế là một giai đoạn êm ấm hạnh phúc bên gia đình và dư giả về vật chất, thì cuối đời bà lâm vào cảnh khốn cùng về tình cảm lẫn kinh tế trong khi giữa hai thời điểm đó, bà trải qua những giây phút mật thiết với nhiều nhân vật cấp cao của nền Cộng hòa Pháp, giao du với giới thượng lưu Paris và đã đạt được tiếng tăm trong sự nghiệp điện ảnh ngắn ngủi của mình.

Hồi ký của bà, mặc dù không đầy đủ (viết vào năm 1963, tức hai mươi lăm năm trước khi mất), đã được con cháu của Đề Thám chia sẻ. Hồi ký đó cho phép chúng ta biết những sự kiện nào và những nhân vật nào là quan trọng nhất đối với bà trong suốt nửa đầu cuộc đời. Đồng thời, nó cũng cho phép chúng ta hình dung rõ nét hơn vai trò người cha, người chồng của Đề Thám vốn chỉ được lịch sử ghi nhận như là một thủ lĩnh kháng chiến. Bị những thế lực lớn thao túng, Hoàng Thị Thế buộc phải đi những con đường mà bà không chọn lựa. Tới khi không còn giá trị lợi dụng về mặt chính trị nữa, thì bà bị ruồng bỏ và lâm vào cảnh khốn quẫn.

Đây không phải là một tác phẩm hư cấu. Tất cả mọi nhân vật được đề cập đều có thật, tất cả mọi sự kiện được kể ra đều xác thực.

Đề Thám (1846-1913) – Một Nghĩa Sĩ Việt Nam Chống Lại Chế Độ Thuộc Địa Pháp

Đề Thám (1846-1913) – Một Nghĩa Sĩ Việt Nam Chống Lại Chế Độ Thuộc Địa Pháp

Đương thời, vẫn còn nhiều người sống sót từ cuộc chiến mà người Pháp gọi là “Chiến tranh Đông Dương”, diễn ra từ năm 1945 đến năm 1953, đặc biệt là những quân nhân đã “đi Đông Dương” và đã giữ lại trong mình ký ức của những trận đánh trên đường số 4 hay ở Điện Biên Phủ. Tất cả, quân nhân hay dân sự, chắc chắn đều nghe nói đến Hồ Chí Minh, lúc đó cũng như mãi mãi, như một hình tượng ái quốc của dân tộc Việt Nam. Nhưng thời kỳ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX dường như đã tan vào màn đêm của thời gian và cũng chẳng còn những chứng nhân sống sót, trong khi đó chính là thời kỳ quyết định đến thái độ quan hệ với nhau sau này giữa kẻ chiếm hữu thuộc địa và người dân thuộc địa. Và cũng có “hình tượng” của mình, một anh hùng dân tộc người An Nam, đầu lĩnh giặc cỏ đối với chính quyền Pháp: Hoàng Hoa Thám, được gọi là Đề Thám.

Từ căn cứ bất khả xâm phạm của mình ở vùng thượng Yên Thế, vùng đất cỏ cây dày đặc và địa hình lượn sóng cách Hà Nội khoảng năm mươi cây số về phía bắc, trong một phần tư thế kỷ ông đương đầu với những đội quân Pháp đông hơn quân của ông gấp hai mươi lần. Chưa bại trận trên chiến trường, cái chết của ông vào năm 1913 là kết quả của hoạt động mật thám, thành công nhờ vào những kẻ phản bội.

Chỉ là một chú bé chăn trâu thời thơ ấu, trong chiến đấu ông chứng tỏ mình là một chiến lược gia đáng sợ và là một chiến thuật gia không kém phần giỏi giang, đến mức nửa thế kỷ sau đội quân Việt Minh đã học tập cách chiến đấu của ông.

Sinh thời, những người ngưỡng mộ Đề Thám đặt biệt danh cho ông là “hùm thiêng Yên Thế” do sự khéo léo và dũng mãnh của ông. Người ta có thể đọc thấy điều đó qua ngòi bút của một sĩ quan Pháp trong đội quân lê dương khi đến lượt anh ta phải đương đầu với ông: “Cuối cùng, cũng như rất nhiều người khác, tôi truy đuổi Đề Thám, tên phỉ đáng ngưỡng mộ [nguyên văn], kẻ mà những người bản xứ gọi là Ngài vì ông châm đốt Pháp không dứt và biến mất như lọt qua kẽ ngón tay mỗi khi người Pháp dồn đuổi ông!”

Ngày nay, tên ông không chỉ được đặt cho một trong những con phố dài nhất Hà Nội, những chiến công của ông đã lùi sâu trong dĩ vãng song kỷ niệm về người anh hùng yêu nước của Việt Nam vẫn còn lại, sống động trong ký ức của con người Việt Nam.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button