4 sách hay về Trần Khánh Dư, với những thăng trầm trong lịch sử của Việt Nam

4 cuốn sách hay về Trần Khánh Dư cung cấp cho người đọc cái nhìn toàn diện về cuộc đời, thành tựu và đóng góp của Trần Khánh Dư trong lịch sử.

Sương Mù Tháng Giêng

Sương Mù Tháng Giêng

Tác giả đã tạo nên không khí của một thời đại hào hùng của Đại Việt bằng cách xoay quanh những mối ràng buộc nhiều bất trắc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.

Trần Khánh Dư, công chúa Thiên Thụy, vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông hay Quốc Công Trần Hưng Đạo hiện lên với những tâm tư, tình cảm nhất định; mang theo cảm xúc và cảm giác của riêng mình. Các giá trị của thị tộc xung đột với lợi ích quốc gia và thậm chí cả sự căm ghét thèm khát của người dân thường.

Vì nguyên tắc đạo đức và rường mối triều chính, nhà vua phải trừng trị kẻ thông dâm với công chúa, nhưng vì xã tắc, nhà vua vẫn để tướng tài Trần Khánh Dư được sống để sau đó lập công chống giặc. Vì sự hưng vong của quốc gia, Hưng Đạo vương phải bỏ qua hiềm khích đời trước để phụng sự hai vua đánh thắng giặc hai lần.

Cuốn tiểu thuyết đan xen giữa giọng điệu hào sảng của sử thi với những trang viết phản ánh nội tâm con người cá nhân, để kể về một thời đại con người vẫn chưa hoàn toàn lệ thuộc vào khuôn khổ Nho giáo cứng nhắc, thời nước Việt vẫn là của những người khảng khái, lẫm liệt mà đầy đam mê, khao khát.

Tranh Truyện Lịch Sử Việt Nam: Trần Khánh Dư

Tranh Truyện Lịch Sử Việt Nam: Trần Khánh Dư

Trần Khánh Dư (?-1340) quê ở Chí Linh, Hải Dương, là võ tướng thời nhà Trần. Ông nổi tiếng về tài cầm quân, được vua Trần Thánh Tông lập làm con nuôi. Khi về trí sĩ tại vùng Lý Nhân (Hà Nam), ông cho gia nhân đi khai khẩn đất hoang, lập nên những làng mới ở Tam Điệp (Ninh Bình), Ý Yên (Nam Định).

Ông bỏ tiền nhà ra giúp vốn cho dân, lại hướng dẫn dân canh tác trồng trọt. Sau khi ông mất, nhân dân lập đền thờ ông trên nền nhà xưa của ông ở trại An Trung, để ghi tạc công đức của ông.

Tủ sách “Tranh truyện lịch sử Việt Nam” dành cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng được NXB Kim Đồng xây dựng xuất phát từ mong muốn giúp các em nhỏ bước đầu làm quen với lịch sử, tiếp nhận một lượng kiến thức cơ bản về lịch sử nước nhà thông qua những câu chuyện về các danh nhân được thể hiện bằng các trang sách màu.

Mỗi nhân vật trong bộ truyện tranh lịch sử xuất hiện là một câu chuyện giàu tính văn học, mang hơi hướng dân gian nhẹ nhàng và gần gũi. Lời thoại trong truyện cũng rất đơn giản, không đặt nặng về tư liệu nhưng vẫn luôn tôn trọng tính xác thực của lịch sử, góp phần bồi đắp tình yêu của thiếu nhi với lịch sử, với dân tộc.

Trần Khánh Dư (Tiểu Thuyết Lịch Sử)

Trần Khánh Dư (Tiểu Thuyết Lịch Sử)

“Đừng đọc về ta, đừng nhắc chuyện ta, nếu trong lòng ngươi khư khư những tín điều vô vị và bất di bất dịch. Ta là kẻ đạp lên tín điều và giật đổ những bất di bất dịch.

Ta là kẻ sinh lạc nhà, sống lạc thời, và yêu lạc người.

Giữa những dòng chữ của hậu thế, tên ta sẽ đi cùng với những nỗi cô đơn thăm thẳm.

Từ lúc sinh ra cho tới mãi sau này, khi danh tính ta chỉ còn lạc lõng trên các trang giấy, ta vẫn là kẻ độc hành.

Tên ta là Dư…”

Hào Khí Đông A – Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư

Hào Khí Đông A – Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư

Hào khí Đông A – chỉ qua cái tên hẳn bạn đọc đã cảm nhận được khí thế mạnh mẽ của cha ông mà bộ sách tranh này mong truyền tải. Mười truyện trong bộ sách kể về mười nhân vật lịch sử lừng lẫy của nhà Trần – những con người đã góp phần làm nên một triều đại ba lần đánh bại giặc Nguyên – Mông xâm lăng và nâng nền văn hiến dân tộc lên một tầm cao của tinh thần tự chủ.

Những câu chuyện, do người vừa am hiểu lịch sử vừa biết cách thể hiện nhẹ nhàng bằng ngôn từ thuật lại, sẽ chuyển tới bạn đọc những điều quá khứ muốn trao truyền để chúng ta biết tự hào về quá khứ và xây đắp niềm tự hào cho tương lai. Riêng h sĩ lại dùng màu sắc và đường nét dẫn dắt các bạn trở về thế giới của cha ông, giúp các bạn dễ dàng tiếp nhận từ lịch sử những điều bổ ích.

Theo Wikipedia tiếng Việt, trong tiếng Hy Lạp cổ , từ “historia” – gốc của từ “lịch sử” trong nhiều ngôn ngữ – có nghĩa là “sự tìm hiểu kiến thức bằng cách điều tra”. Bạn đọc, nhất là các bạn đọc nhỏ tuổi khi đọc bộ sách này, mong các bạn luôn đặt câu hỏi của người điều tra rằng: “Có thực khuôn mặt người xưa như thế này chăng?”, “Trang phục, họa tiết trên trang phục có thực như thế này chăng?”, “Chiến thuyền, chiến cụ có đúng như thế này chăng?”… Mỗi câu hỏi các bạn đặt ra là một bước đi tới sự khám phá, tìm tòi, điều tra cho lịch sử nước nhà ngày càng sáng tỏ…

(Lời giới thiệu của Nhà sử học Dương Trung Quốc)

– – –

Trần Khánh Dư là người tôn thất nên được ban sắc phong là Nhân Huệ vương. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất (năm 1258), ông thường xuất quân đánh thắng. Vua Trần Thánh Tông ca ngợi Trần Khánh Dư vì anh dũng và phong ông là Thiên tử nghĩa nam (con nuôi của vua).

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button