4 sách hay về dịch tễ học giải thích nguyên nhân gây bệnh

4 cuốn sách hay về dịch tễ học, giúp ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh ở người và các động vật khác.

Dinh Dưỡng Quan Điểm Dịch Tễ Học

Dinh Dưỡng Quan Điểm Dịch Tễ Học

Trong các trường đại học ở Việt Nam, mọi chương trình giới thiệu về Y tế công cộng cho sinh viên y khoa hoặc cho chuyên gia y tế công cộng tương lai đều bao gồm một khóa học về lĩnh vực “dinh dưỡng”. Tên của khóa học được gọi là “Dinh dưỡng và Vệ sinh thực phẩm” hoặc “Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm”, và thường được dịch sang tiếng Anh là “Nutrition and Food Safety”.

Khóa học như thế này có cấu trúc khá truyền thống, bắt đầu bằng việc liệt kê các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm như nước, protein, lipid, cacbonhydrat và các vi chất dinh dưỡng khác. Nó phân tích các loại thực phẩm có nguồn gốc khác nhau bằng cách chỉ ra thành phần của chúng. Tiếp đó, nó mô tả những thành phần có thể gây hại của thực phẩm, cụ thể là các chất độc, vi sinh vật gây nhiễm khuẩn, và nghiên cứu các bệnh do thực phẩm gây ra. Cuối cùng, khóa học xem xét một số biện pháp phòng tránh những chất có hại như vậy; ở đây cơ sở tự nhiên sẽ là vệ sinh truyền thống.

Khóa học cổ điển kiểu này gặp phải một khó khăn cơ bản. Nó hiếm khi nghiên cứu tác động lâu dài của thực phẩm này hay thực phẩm khác, ví dụ như kết quả của việc hàng ngày, liên tục trong 10 năm, ăn một lượng lớn đồ ngọt. Sự thiếu sót này liên quan đến sự thật rằng người ta mới chỉ đi sâu nghiên cứu những chất có hại nêu trên, tức là các chất độc và vi sinh vật gây nhiễm khuẩn vì chúng tác động khá nhanh. Điều này lại ngụ ý rằng chỉ có một số ít bệnh do thực phẩm gây ra xuất hiện trong khóa học; ví dụ, sinh viên được học rất ít hoặc không học gì về đột quỵ hay ung thư từ quan điểm này.

Nhược điểm này của các khóa học truyền thống liên quan tới sự thiếu hụt của một quan điểm xác suất, hoặc ngẫu nhiên. Trong những khóa học này, chúng ta coi tác động có hại của một chất độc hay một vi sinh vật như một quá trình xác định. Ví dụ sự xuất hiện của vi khuẩn Salmonella trong một quả trứng là nguyên nhân nhiễm độc Salmonella của em bé tên là Khuê do ăn phải quả trứng đó. Quan điểm như thế này phải dựa trên cơ sở là con người. Tuy nhiên, sẽ không chắc chắn rằng Khuê sẽ bị ốm. Chỉ có một xác suất nhất định để điều này xảy ra, nó phụ thuộc vào quần thể nơi Khuê sinh sống mà chúng ta cho là hợp lý trong hoàn cảnh hiện tại. Do đó, chúng tôi thấy cần xem xét vấn đề từ góc độ dịch tễ học: Yếu tố “tiêu thụ trứng nhiễm salmonella” ảnh hưởng như thế nào đến sự phân phối ngộ độc Salmonella như một bệnh trong một quần thể nhất định ?

Chính quan điểm dịch tễ học này cũng cho phép chúng ta điều tra nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng về lâu về dài. Với nó, tập hợp các bệnh đích trở nên rộng hơn rất nhiều, bao gồm, ví dụ, nhiều dạng khác nhau của ung thư, bệnh lý tim mạch, tiểu đường và các bệnh thoái hóa khác. Trên thực tế, như đã nói trong phần mô tả sơ lược về “Dịch tễ học dinh dưỡng” ở Chương 25, cuốn [1] của Tuyển tập sách này, “Đặc điểm của dịch tễ học dinh dưỡng là chế độ ăn của người ăn ảnh hưởng theo một cách nào đó, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến hầu như tất cả các hậu quả sức khỏe. Các yếu tố môi trường cũng tác động đến rất nhiều loại bệnh tật khác nhau”. Giá trị thực tiễn của nó đối với sức khỏe của quần thể lớn hơn rất nhiều so với lĩnh vực truyền thống “dinh dưỡng và an toàn thực phẩm”.

Dịch Bệnh- Kẻ Thù Nguy Hiểm Nhất

Dịch Bệnh- Kẻ Thù Nguy Hiểm Nhất

Cuốn sách này là kết quả của sự tham gia, quan sát và chú ý của tác giả đối với những thách thức về sức khỏe cộng đồng, cũng như các cuộc điều tra, nghiên cứu, sáng kiến ​​và tiến bộ chính sách về dịch bệnh. 

Như tiêu đề đã nói, bệnh truyền nhiễm là kẻ thù nguy hiểm nhất mà loài người từng đối mặt. Các bệnh truyền nhiễm không chỉ gây hại cho con người; chúng cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng và trong một số trường hợp nhất định là toàn bộ quần thể.

Với 21 chương được trình bày một cách khá tóm tắt, luôn khu trú vào mục tiêu là những kẻ thù nguy hiểm nhất, với cách khai thác các thông tin liên quan tới kẻ thù nguy hiểm đó bằng những câu hỏi kinh điển: Who (ai), What (cái gì), When (khi nào), Where (ở đâu), and Why (tại sao) và chữ How (như thế nào) lúc nào cũng phải có trong các giáo trình giảng dạy dịch tễ học, các tác giả dẫn dắt chúng ta như cách các thám tử điều tra một vụ án trong suốt hơn 400 trang sách bằng việc kể lại những câu chuyện của chính bản thân..

Giáo Trình Dịch Tễ Học Một Số Bệnh Phổ Biến

Giáo Trình Dịch Tễ Học Một Số Bệnh Phổ Biến

Để đáp ứng với sự thay đổi về mô hình và xu hướng diễn biến liên tục của các vấn đề sức khỏe bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi và BKLN, Bộ môn Dịch tễ học đã mời các chuyên gia đầu ngành, các giảng viên, cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực dịch tễ học bệnh truyền nhiễm và KBLN tham gia biên soạn cuốn sách “Dịch tễ học một số bệnh phổ biến” nhằm phục vụ công tác giảng dạy cho học viên sau đại học của chuyên ngành.

Cuốn sách gồm 21 bài, tập trung chính vào giới thiệu và phân tích một số bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi và một số BKLN chính trong 10 năm trở lại đây tại Việt Nam theo cách tiếp cận thực tế hướng đến những kiến thức cơ bản, kĩ năng tư duy và thực hành cần có cho những sinh viên, học viên chuyên ngành chuyên ngành Y học dự phòng, Y tế công cộng, Dịch tễ..

Dịch Hạch (Nobel Văn Chương 1957)

Dịch Hạch (Nobel Văn Chương 1957)

Ngay khi vừa xuất bản năm 1947, cuốn tiểu thuyết Dịch hạch của Albert Camus đã gây tiếng vang lớn: 161.000 bản được bán hết trong hai năm đầu tiên. Kể từ đó đến nay, chỉ tính riêng ngôn ngữ tiếng Pháp, cuốn tiểu thuyết này đã bán được trên 5 triệu bản.

Và sau hơn 60 năm sau ngày mất của tác giả, thế giới đã chứng kiến những đại dịch bệnh thật sự, như Ebola, COVID-19, Không còn là một dịch bệnh hư cấu, những vấn đề liên quan tới nhân loại, cách loài người đối mặt với dịch bệnh, hàng loạt tầng sâu ý nghĩa trong Dịch hạch bỗng trở nên dễ hiểu, cấp thiết trong thời đại ngày nay. Trong dịch hạch, Oran – thành phố vốn vô hồn xấu xí bên bờ biển Algérie, phải tự đóng cửa biến thành nhà tù vì từng đàn chuột rồi một người, hai người, hàng chục, hàng trăm người chết vì dịch hạch. Oran biến thành một địa ngục khủng khiếp, quằn quại trong nguy cơ bị diệt vong như bao thành phố trước kia ở châu Âu, châu Á, châu Phi. Giữa bầu không khí bi thảm ấy, bất chấp những hiểm họa bị lây nhiễm, những con người bình dị thầm lặng, xông vào trận tuyến chống lại Dịch hạch.

Với Kẻ xa lạ, Albert Camus đóng dấu ấn mình lên văn chương thế giới bằng hình ảnh con người phi lý. Còn Dịch hạch là nơi ông suy tư về con người nhập cuộc như con đường tất yếu trong cuộc truy tìm khắc khoải vươn tới ý nghĩa cuộc đời. Tư tưởng đã trở thành biểu tượng, biểu tượng đó được trưng cất sáng ngời trong những đối thoại, độc thoại của Bác sĩ Rieux. Đứng trước hai thực tại: bệnh dịch thể xác và bệnh dịch tâm hồn, nhân vật của Camus tìm ra con đường nhân sinh của mình. Còn người đọc chỉ có thể biết ơn ông vì một cuốn tiểu thuyết tưởng chừng khô khan dưới gánh nặng tư tưởng nhưng lại trong vắt bởi sự thuần khiết của chính tư tưởng đó, cùng tình yêu thương chất chứa dành cho con người.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button