11 sách hay về Đông Dương cho bạn nhiều thông tin quan trọng

11 cuốn sách hay về Đông Dương mang đến cho người đọc nguồn gốc, lịch sử và văn hóa của Đông Dương.

Đông Dương Ngày Ấy

Đông Dương Ngày Ấy

Nhà nghiên cứu Corinne Flicker – Tiến sĩ Khoa học tại Đại học Aix – Marseile cho biết: ‘Mục tiêu của Claude Bourrin là trả lại nhiều hơn là công lý cho công chúng thuộc địa, những người thường bị coi là những người không đánh giá cao những tác phẩm văn học xuất sắc.

Cuốn sách là tập hợp những hồi ức của Claude Bourrin từ năm 1898 đến năm 1908. Tác phẩm đưa chúng ta về quá khứ và xem xét cuộc sống của người dân Đông Dương, từ tầng lớp thấp nhất như phu xe, khiêng cáng cho đến quan lại, trí thức, vua Thành Thái, và người khác. Tác phẩm có nhiều tình tiết hấp dẫn, vui nhộn, lối kể chuyện thẳng thắn, hóm hỉnh, nhân hậu thể hiện cái nhìn thiện cảm của tác giả đối với con người phương Đông. Tích cực.

Đông Dương Xinh Đẹp Và Kỳ Vĩ (Indo-Chine Pittoresque & Monumentale)

Đông Dương Xinh Đẹp Và Kỳ Vĩ (Indo-Chine Pittoresque & Monumentale)

Từ cuối thế kỷ XIX, một số người Pháp đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu, tìm hiểu nền văn hóa của chúng ta. Họ đã đi, đã chụp rất nhiều ảnh về đời sống, sinh hoạt của người Việt và những bức ảnh ấy, ngày nay đã trở thành nguồn tư liệu quý giá. Pierre Dieulefils là một trong những nhiếp ảnh gia như thế. Đến Đông Dương năm 1885, ông đã dành phần lớn cuộc đời mình để chụp ảnh vùng đất này. Năm 1909, Dieulefils xuất bản cuốn sách ảnh Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ: Trung Kỳ – Bắc Kỳ (Indo-chine Pittoresque & Monumentale: Annam – Tonkin), trưng bày nó tại cuộc Đấu xảo quốc tế ở Bruxelles năm 1910 và cuốn sách đã được trao huy chương vàng. Sau đó, ông tiếp tục cho ra mắt cuốn Nam Kỳ – Sài Gòn và vùng phụ cận (Cochinchine – Saïgon et ses environs).

Để góp phần đưa những bức ảnh, và cũng là những tư liệu lịch sử quý giá về Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đến với bạn đọc, chúng tôi quyết định tái bản hai tập sách này trong một ấn bản lấy tên chung là Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ (Indo-chine Pittoresque & Monumentale). 261 bức ảnh trong cuốn sách này sẽ đưa chúng ta trở lại quá khứ, chiêm ngưỡng vẻ đẹp cách đây hơn một trăm năm của cảnh quan, các công trình kiến trúc, các di tích văn hóa – lịch sử khắp ba miền đất nước và gặp gỡ những con người là chứng nhân một thời của dân tộc..

Paul Doumer – Toàn Quyền Đông Dương (1897-1902): Bàn Đạp Thuộc Địa

Paul Doumer – Toàn Quyền Đông Dương (1897-1902): Bàn Đạp Thuộc Địa

Khi người ta nhận ra rằng thiếu hẳn mảng tư liệu về tiểu sử của Paul Doumer và kéo theo đó là sự thiếu hiểu biết về một nhân vật, dù gì đi nữa cũng đã chiếm một vị trí trọng yếu, một nhân vật mà dẫu đã đóng vai trò quan trọng hàng đầu tại Đông Dương cũng như trên sân khấu chính trị của chính quốc nhưng giờ lại đang bị lãng quên, thì khi đó ta hẳn sẽ thấy sự cần thiết của cuốn sách Paul Doumer – Toàn quyền Đông Dương (1897 – 1902): Bàn đạp thuộc địa.

Vấn đề thuộc địa nổi lên trong đời sống chính trị nước Pháp cho tới tận cuộc chiến 1914, đồng thời cũng khơi nguồn cho nhiều thiên hướng cá nhân, trong đó thiên hướng của Paul Doumer hẳn là một minh chứng ấn tượng nhất. Quả vậy, trước khi ông được giao trọng trách cao nhất của Nhà nước Pháp năm 1931 thì ngay từ năm 1897, ông mới 39 tuổi, đã trở thành một trong những Toàn quyền Đông Dương trẻ nhất nước Pháp cho tới thời điểm đó.

Vậy thì sau những bối cảnh cụ thể nào mà Paul Doumer đã được cử tới Đông Dương? Và làm thế nào mà chỉ trong vòng năm năm chuyển giao giữa hai thế kỷ, từ năm 1897 tới năm 1902, thôi ông đã để lại một dấu ấn sâu đậm đến như vậy tại Đông Dương, thậm chí vẫn còn rất hiện hữu ngày hôm nay?

Thuyền Buồm Đông Dương

Thuyền Buồm Đông Dương

Những ai thích thú tới việc đóng thuyền gỗ, thuyền buồm và công nghệ đóng thuyền gỗ cổ truyền sẽ thấy cuốn sách này là một kho báu bởi Piétri quan tâm tới từng chi tiết. Ông có khả năng quan sát và mô tả vô số các chi tiết của thuyền bè Đông Dương, buồm và dây nhợ, cách đóng thuyền và các trang bị phụ trợ. Đây là một tài liệu quý giá cho thấy tài khéo léo và óc sáng tạo của người Việt, cùng phần minh họa rất xuất sắc của chính tác giả.

Với phạm vi địa lý bao phủ từ Campuchia phía Nam, ven suốt toàn bộ bờ biển Việt Nam ngày nay, tới cả một phần nhỏ phía Nam ven bờ Trung Quốc và đảo Hải Nam, Piétri đã mất rất nhiều năm để hoàn thành công trình này. Là Chánh Nha Ngư nghiệp của nhà nước Đông Dương thuộc Pháp, ông phải có mặt tại những nơi đó. Nhưng chính niềm đam mê với thuyền bè đã giúp ông thai nghén ra cuốn sách này..

Nhà Trường Pháp Ở Đông Dương

Nhà Trường Pháp Ở Đông Dương

Với công trình Nhà trường Pháp ở Đông Dương (L’Ecole française en Indochine, Nhà xuất bản Karthala, Paris, 1995), Giáo sư Trịnh Văn Thảo muốn qua việc nghiên cứu nền giáo dục của Pháp ở Việt Nam trước 1945 để đi sâu phân tích làm rõ một loạt vấn đề đặc biệt quan trọng cả về mặt lí luận và thực tiễn: Sự du nhập giáo dục và văn hóa Pháp vào Việt Nam; ảnh hưởng và tác động đến đời sống văn hóa và xã hội Việt Nam; mức độ đồng hóa, cũng như những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình ảnh hưởng qua lại đó.

Không chỉ vậy, chúng ta đã có những bằng chứng lịch sử để khẳng định rằng trong cuộc đụng độ văn hóa Đông – Tây này, văn hóa Việt Nam, dân tộc Việt Nam không đóng vai trò tiếp nhận thụ động, mà trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước truyền thống mạnh mẽ, chúng ta đã biết trên cơ sở nền giáo dục Pháp mà chọn lọc những yếu tố tích cực, tốt đẹp, tiến bộ trong nền văn hóa Pháp để vận dụng một cách hiệu quả vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngoài ý muốn chủ quan của thực dân Pháp đã diễn ra một sự tiếp biến văn hóa và chính sự tiếp biến văn hóa đó đã thúc đẩy quá trình hội nhập văn hóa và phát triển tư tưởng theo xu hướng tiến bộ, dẫn tới một cuộc vận động cách mạng dân chủ đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam..

Phật Viện Đồng Dương – Một Phong Cách Nghệ Thuật Của Champa

Phật Viện Đồng Dương – Một Phong Cách Nghệ Thuật Của Champa

Bằng cuộc khai quật được tiến hành vào năm 1902, các nhà nghiên cứu của Pháp đã phát hiện ra cả một quần thể kiến trúc Phật giáo lớn vào loại bậc nhất và cũng độc đáo nhất của Champa và khu vực Đông Nam Á. Toàn bộ khu di tích là những cụm kiến trúc kế tiếp nhau chạy dài suốt 1.330 mét theo hướng từ tây sang đông.

Trong quần thể kiến trúc đô thành lớn này, khu đền thờ Phật hay thường được gọi là Phật viện nằm trong một vành đai hình chữ nhật rộng có tường bao quanh.

Trên cơ sở phân tích bố cục kiến trúc và các biểu tượng thờ phụng trong các đền miếu lớn nhỏ khác nhau, các nhà nghiên cứu gần như đã khẳng định thành Đồng Dương là một đô thành thiêng tiêu biểu của Champa, còn Phật viện Đồng Dương chính là tu viện Lakshmindra Lokesvara mà bia ký đã nhắc đến.

Ký họa về Đông Dương – Nam Kỳ

Ký họa về Đông Dương – Nam Kỳ

Những năm 1930, Nhà xuất bản Phương Đông (Paris) đã xuất bản bộ tranh ký họa “Monographie Dessinée de L’Indochine – Cochinchine”. Đây là bộ tranh do Trường Vẽ Gia Định, Hiệp hội các nhà trang trí , khắc chữ và in litô ở Gia Định thực hiện, gồm hàng trăm bức ký họa miêu tả phong cảnh sinh hoạt, buôn bán, chân dung lao động của một số ngành nghề phổ biến lúc bấy giờ ở Sài Gòn và Nam Kỳ.

Năm 2015, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh chọn lọc và xuất bản ấn phẩm “Ký họa về Đông Dương – Nam kỳ”. Sau khi ra mắt, ấn phẩm đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, bởi bên cạnh giá trị nghệ thuật đặc sắc, ấn phẩm còn giúp bạn đọc hiểu thêm về nếp sinh hoạt, lao động của các thế hệ đi trước, qua đó càng thêm trân trọng nét văn hóa truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của người dân Nam kỳ xưa, trong đó có Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.

Kiến Trúc Đông Dương

Kiến Trúc Đông Dương

Chúng ta tự hào với nền văn hóa lâu đời cùng những đặc trưng kiến trúc rất riêng mà nhiều quốc gia phải ngưỡng mộ. Song hành cùng vẻ đẹp Á Đông ấy là sự du nhập, cách tân từ những nền văn hóa khác, điển hình là kho tàng kiến trúc Đông Dương.

Hà Nội đặc biệt với tư cách thủ đô chính thức của toàn cõi Đông Dương đã luôn là đối tượng quan tâm của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu, nhà sử học, kiến trúc sư, nhà quy hoạch đô thị trong và ngoài nước. Một thành phố sâu thẳm trong ký ức của biết bao nhiêu người, trải qua những thăng trầm của lịch sử, vẫn đứng vững và ẩn chứa trong nó biết bao nhiêu yếu tố cấu thành. Cho đến hôm nay thủ đô Hà nội phát triển năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng bởi quỹ di sản kiến trúc đô thị đặc biệt là di sản kiến trúc đô thị cận đại thời Pháp thuộc.

Cuốn sách này của chúng tôi được biên soạn trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học về kiến trúc thuộc địa đã được công bố ở Pháp cũng như ở Việt Nam để đề cập đến một xu hướng kiến trúc được thực hiện tại Hà Nội trong giai đoạn 1921 – 1937 mà như đầu đề của cuốn sách chúng tôi đã tạm gọi là phong cách “kiến trúc Đông Dương”.

Lời tựa

Ký Ức Đông Dương

Ký Ức Đông Dương

Đây là một trong hai tập bút ký đặc biệt của nhà văn Tô Hoài. Đó là những trang viết thấm đẫm tình hữu nghị sâu sắc với những quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới mà tác giả đã có dịp đặt chân đến.

Nếu như Ký ức Đông Dương là câu chuyện ấm áp về những người bạn láng giềng thân thiết Lào và Campuchia thì Ký ức phiên lãng là những hồi ức xinh đẹp, sâu lắng đầy cảm xúc về những con người, những vùng đất ở những châu lục khác nhau, tưởng chừng như rất xa xôi nhưng lại quá đỗi gần gũi. Tình anh em sâu đậm, thắm thiết, bền chặt của những dân tộc bị áp bức cùng đứng lên chiến đấu đập tan gông xiềng nô lệ.

Xứ Đông Dương

Xứ Đông Dương

Xứ Đông Dương là những hồi ức sống động của một người từng cai quản cả Đông Dương. Ông từng giữ những chức vụ quan trọng như: Bộ Trưởng Tài chính, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện rồi làm Tổng thống Pháp, nên bạn đọc hoàn toàn có cơ sở để tin rằng những suy nghĩ và đánh giá của ông là sâu sắc và rất khác với nhiều tác giả thuộc địa khác.

Đây là một trong những cuốn sách đẹp nhất, giá trị nhất về xứ Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đặc biệt những minh họa rất đẹp trong sách cho thấy hình ảnh của nhiều địa điểm lịch sử trên khắp đất nước Việt Nam và bán đảo Đông Dương vào thời điểm đó. Khi nhìn những hình ảnh này, khi đọc những dòng chữ này, chúng ta sẽ hình dung được chúng ta đã đổi thay thế nào, thậm chí đã mất mát đầy đau đớn ra sao.

Pötao, Một Lý Thuyết Về Quyền Lực Ở Người Jörai Đông Dương

Pötao, Một Lý Thuyết Về Quyền Lực Ở Người Jörai Đông Dương

Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jörai Đông Dương (Pötao, une théorie du pouvoir chez les Indochinois Jörai) là cuốn sách cần thiết cho sự hiểu biết về con người và xã hội Jörai (Giarai) nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

Ở Rừng, Đàn bà, Điên loạn (Forêt, Femme, Folie), J. Dournes đã dẫn người đọc du ngoạn và đuổi theo một miền mơ tưởng Giarai, đi qua hàng trăm huyền thoại của họ, tức huyền thoại về cái hiện tại, mà ông nhấn mạnh “không quá xa lạ với thế giới của chúng ta, dẫu có lúc trông chừng như đối nghịch”.

Đến Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jörai Đông Dương, sau gần 15 năm tập trung nghiên cứu về Pötao và xã hội Giarai, J. Dournes đã giúp người đọc tường minh về Pötao, từ Huyền thoại cho đến Lịch sử, vốn là thách thức lớn đối với những nhà nghiên cứu trước ông.

Bằng sự kết hợp phương pháp luận sử học, văn học dân gian và nhân học cấu trúc, J. Dournes đã giải quyết thấu đáo các vấn đề Pötao Giarai, độc giả sẽ phải bóc tách từng lớp của “vòng tròn đồng tâm” (hay “xếp củ hành”) để hiểu rõ chúng, một công việc hấp dẫn nhưng cũng không kém phần thách thức.

Chúng ta sẽ sớm gặp lại J. Dournes ở công trình kinh điển khác, Coordonnées: Structures Jörai familiales et sociales (Tọa độ: Cấu trúc gia đình và xã hội Giarai)

Mời độc giả theo chân J. Dournes, tìm hiểu về Pötao và hệ thống Pötao – thiết chế xã hội (chính trị – văn hóa) độc đáo của người Giarai.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button