6 sách hay về giàu nghèo bộc lộ tâm lý xã hội và con người

6 cuốn sách hay về giàu nghèo chỉ ra sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo, sự chênh lệch, bất bình đẳng ở nhiều phương diện xã hội.

Rich Habits – Poor Habits Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo

Rich Habits – Poor Habits Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo

Chúng ta thường đặt câu hỏi: “Tại sao người giàu ngày càng giàu?”. Hầu như không phải do may mắn. Không phải vì nơi họ sinh ra và cũng không phải vì họ thắng xổ số. Chỉ là người giàu làm mọi thứ theo một cách khác. Họ nghĩ khác, họ hành động khác và họ có những thói quen khác.

Có câu ngạn ngữ: “Cho một người một con cá giúp anh ấy ấm bụng một ngày. Dạy một người cách câu cá giúp họ ấm bụng cả đời”.

Cuốn sách “Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo” giúp bạn phát triển các thói quen giàu có và loại bỏ thói quen nghèo khó.

Khi bạn làm những việc mà người giàu có và thành công làm, khi bạn suy nghĩ giống họ, khi bạn hành động như họ, bạn sẽ bắt đầu có được những kết quả giống họ và trở nên giàu có.

Vì sao người giàu ngày càng giàu hơn?

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, trong khi người giàu ngày càng giàu, thì tầng lớp trung lưu lại phải làm việc vất vả hơn và nhiều thời gian hơn so với một thập kỷ trước, nhưng kiếm được ít hơn mỗi tuần. Thế còn người nghèo thì sao? Chuyện gì đang xảy ra với họ? Họ tăng về số lượng và họ bị tổn thương. Số lượng người nghèo tăng lên trong khi tầng lớp trung lưu mỏng dần.

“Khoảng cách thu nhập” đang ngày càng tăng và hầu hết các chuyên gia tài chính nhận thấy xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục và chưa kết thúc. Một trong các thực tế cuộc sống là, mặc dù sống trong thời đại tốt đẹp nhất ở những quốc gia giàu có nhất thế giới, hầu hết con người ngày nay vẫn chật vật trong chuyện tài chính. Và khoảng cách giữa người giàu và người nghèo có vẻ ngày càng lớn hơn…

Tư Duy Khác Biệt Của Người Giàu

Tư Duy Khác Biệt Của Người Giàu

Người giàu suy nghĩ như thế nào? Tại sao họ lại chi rất nhiều tiền (đủ để cải thiện cuộc sống của một gia đình nghèo) cho một trò chơi ô tô/thú cưng/bữa tối/câu lạc bộ thâu đêm? bộ cao cấp…? Những cá nhân có nguồn lực hạn chế có thể coi loại chi tiêu này là hoàn toàn phù phiếm. Tuy nhiên, điều đó không ngăn được người giàu tiêu tiền vào bất cứ thứ gì họ chọn. Hãy nhớ rằng, họ không bao giờ lo lắng về tiền bạc.

“Tư duy khác biệt của người giàu” giải đáp thắc mắc của những người không mấy dư dả về tiền bạc. Cuốn sách cung cấp các lập luận và phương pháp tư duy, hành động để độc giả đến gần hơn với “dòng sông tiền bạc”. Đặc biệt, Hiromi Wada sẽ thẳng thắn chỉ ra lý do vì sao trên thế giới có vô vàn loại sách kỹ năng dạy làm giàu, dạy kiếm tiền… nhưng không phải ai cũng có thể trở nên giàu có sau khi đọc sách.

Muốn Nghèo Cũng Khó Lắm Chứ Bộ

Muốn Nghèo Cũng Khó Lắm Chứ Bộ

Cuốn sách Muốn Nghèo Cũng Khó Lắm Chứ Bộ của Nhà báo Hàn Ni đơn giản là những chia sẻ về lối sống, những trải nghiệm, những mẫu chuyện tản mạn nhưng rất gần gũi và thiết thực.

Tác giả luận về sự giàu, nghèo không chỉ về phương diện tiền của tài sản mà giàu nghèo về kiến thức, tâm hồn, ý chí và nhân cách:

  • Muốn giàu, phải có tư duy phục vụ. Vì doanh nghiệp càng phục vụ cho nhiều người bao nhiêu thì càng giàu bấy nhiêu.
  • Muốn giàu, đừng bao giờ kiếm lợi từ người thân. Gà què mới ăn quẩn cối xoay, kiếm lợi từ người thân sẽ bó hẹp cuộc đời mình nhỏ lại. Hãy ra đời mà bơi, có thất bại cũng biết được thế nào là biển trời bao la.

Tại Sao Càng Bận Càng Nghèo Càng Nhàn Càng Giàu

Tại Sao Càng Bận Càng Nghèo Càng Nhàn Càng Giàu

Cùng với sự phát triển không ngừng của đời sống kinh tế – xã hội, mức sống của người giàu và người nghèo càng có sự chênh lệch lớn. Một số người tiền của dồi dào, thụ hưởng không hết, trong khi một số người làm quần quật, tối mắt tối mũi vẫn nghèo khó. Điều gì đã làm nên sự khác biệt quá lớn như vậy?

Bạn sẽ tìm thấy những kiến giải về vấn đề này trong Tại sao càng bận càng nghèo càng nhàn càng giàu. Cuốn sách đi sâu phân tích những nguyên nhân chính khiến bạn có thể bị liệt vào nhóm “những người bận mà nghèo”, từ đó giúp bạn thay đổi cách tư duy và hành động đã từng khiến bạn vất vả mà vẫn không thu được kết quả gì trong công việc và cuộc sống. Sách còn nêu ra những ví dụ cụ thể để minh họa, củng cố thêm cho những lập luận.

Hiểu Nghèo Thoát Nghèo

Hiểu Nghèo Thoát Nghèo

Tại sao người nghèo khi có thêm tiền thì mua tivi thay vì mua thực phẩm?

Phải chăng việc sinh nhiều con là lý do thực sự khiến gia đình nghèo đi?

Tại sao nhiều chính sách xóa nghèo được cho là “thần kỳ” trước đây lại thất bại?

Hiểu nghèo thoát nghèo ngồn ngộn những câu chuyện sống động về đời thực của người nghèo khắp thế giới cùng các kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, tất cả nhằm giúp ta hiểu được cuộc sống người nghèo thực sự như thế nào, và từ đó làm thế nào để giúp họ. Biện pháp có khi ngay trong tầm tay, và người nghèo cần giúp, cần thấu hiểu, có khi chính là người quen, bạn bè gần bên ta đó!

Sự Giàu Và Nghèo Của Các Dân Tộc

Sự Giàu Và Nghèo Của Các Dân Tộc

Trên thế giới có khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng chưa đến 20% là các quốc gia phát triển. Theo báo cáo của Oxfam (2018), 26 người giàu nhất thế giới sở hữu khối tài sản bằng với tài sản của 3,8 tỷ người thuộc nhóm nghèo nhất. Người giàu ngày càng giàu lên, trong khi người nghèo lại càng nghèo thêm. Vậy tại sao khoảng cách giàu nghèo lại lớn như vậy? Đây chính là câu hỏi mà David S.Landes tìm cách giải đáp trong cuốn sách Sự Giàu Và Nghèo Của Các Dân Tộc (The Wealth and the poverty of Nations).

Là một công trình đồ sộ, quyển sách chứa đựng những thông tin phong phú với lập luận sắc bén. Landes cho rằng chìa khóa của sự thịnh vượng của các quốc gia trong thời hiện đại chính là Cuộc cách mạng công nghiệp. Nếu muốn trở nên thịnh vượng, các quốc gia phải tiến hành công nghiệp hóa. Đi sâu hơn, ông lý giải nền tảng cho quá trình thực hiện Cách mạng công nghiệp ở các quốc gia. Thách thức những quan điểm cũ, ông cho rằng tài nguyên thiên nhiên (gồm cả cảnh quan, nguồn nước, đất đai, khoáng chất, khí hậu) quan trọng nhưng không đủ, vị trí địa lý cũng không phải là định mệnh. Điều quan trọng nhất để làm nên cuộc Cách mạng công nghiệp ở từng quốc gia luôn phụ thuộc vào nền văn hóa là nền tảng cho xã hội và những giá trị được bảo tồn trong xã hội đó. Sự thịnh vượng mà thiếu đi những đặc điểm văn hóa phù hợp, chưa bao giờ ổn định và bền vững.

Nước Anh, cũng như các quốc gia thực hiện thành công Cách mạng công nghiệp và trở nên thịnh vượng, họ có một xã hội gắn kết, có năng lực cạnh tranh, sự tôn trọng, mong muốn truyền đạt kiến thức thực nghiệm và kỹ thuật, những con người trong xã hội vươn lên nhờ công trạng và năng lực. Họ không những biết làm ra của cải mà còn biết cách sử dụng của cải. Sự trung thực được tôn trọng, các thiết chế được viết ra để đảm bảo an toàn cho tài sản và việc hưởng thụ thành quả lao động. Họ được giáo dục để từ bỏ nhu cầu trước mắt để hướng đến những giá trị lâu dài và bền vững. Những điều này khó có thể tìm thấy ở các xã hội còn lại, những xã hội còn đang chật vật trong quá trình công nghiệp hóa.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button