6 sách hay về CFO giúp bạn hiểu biết toàn diện

6 cuốn sách hay về giám đốc tài chính (CFO) giúp bạn học những kiến ​​thức, kỹ năng và thái độ cơ bản của một giám đốc tài chính.

CFO – Cẩm Nang Giám Đốc Tài Chính

CFO – Cẩm Nang Giám Đốc Tài Chính

Cuốn sách CFO – Cẩm Nang Giám Đốc Tài Chính sẽ cung cấp cho những người ở vị trí CFO những hiểu biết thấu đáo về vai trò của họ trong doanh nghiệp, cũng như những giải pháp cho những khó khăn trong công nghệ thông tin, thuế và tài chính.

Để hoàn thành công việc của một nhà quản lý, Giám đốc tài chính phải giải quyết một số mối quan tâm về trách nhiệm giải trình, nhưng chưa đến mức xử lý các chi tiết cụ thể. Các lĩnh vực quan tâm chính là việc tạo ra và duy trì các phép đo hiệu suất và hệ thống kiểm soát. Giám đốc tài chính phải liên lạc với các kiểm toán viên nội bộ và bên ngoài, cũng như cung cấp các báo cáo thường xuyên của Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEO)…

Một trong những trách nhiệm chính của CFO là kiểm tra các vấn đề tài chính và đưa ra đề xuất cho đội ngũ quản lý. Chi phí vốn, lập ngân sách vốn, phân tích rủi ro, sử dụng năng lực và ngưỡng hòa vốn nằm trong số các chủ đề được đề cập trong cuốn sách.

Cuốn sách này cung cấp cho CFO cái nhìn tổng quan về chiến lược, hệ thống kiểm soát và đo lường, các công cụ phân tích tài chính, nguồn vốn và các khuyến nghị quản lý. quản lý – các yếu tố sẽ hỗ trợ người quản lý tạo ra giá trị cao nhất cho tổ chức của mình.

Chân Dung Mới Của CFO

Chân Dung Mới Của CFO

  • Làm thế nào để giảm bớt khối lượng công việc và tập trung vào các vấn đề chính?
  • Làm thế nào để giúp nhà quản trị thích ứng nhanh hơn?
  • Làm thế nào để đầu tư nguồn lực cho những cơ hội tốt nhất?
  • Làm thế nào để quản trị rủi ro xuyên suốt tổ chức?
  • Làm thế nào để trở thành bộ phận tài chính tốt nhất thế giới?…

Cuốn sách này sẽ phúc đáp cùng bạn tất cả những điều trên và đưa ra những hướng dẫn rõ ràng và chi tiết cho CFO đến với lối tư duy và thực hành tiên tiến trên toàn bộ những lĩnh vực liên quan đến quản trị hiệu suất.

MBA Trong Tầm Tay – Chủ Đề Tài Chính Và Kế Toán

MBA Trong Tầm Tay – Chủ Đề Tài Chính Và Kế Toán

Bạn có xác định được tính thanh khoản của một doanh nghiệp? Bạn có còn nhớ cách tính lợi nhuận từ các khoản đầu tư? Bạn có hiểu được ý nghĩa của việc phân biệt thu nhập thường xuyên với các khoản mục bất thường? Tất cả những nội dung trên sẽ được gói gọn trong cuốn “MBA Trong Tầm Tay – Chủ Đề Tài Chính & Kế Toán”.

Đây quả thực là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các chuyên gia và các nhà quản lý không có đủ thời gian để theo một khóa học đào tạo MBA chính thức. Là tập hợp tinh hoa trí tuệ của các giáo sư kinh tế xuất sắc, cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn một bộ công cụ hoàn chỉnh, bao gồm các khái niệm, chiến lược, kỹ thuật, mô hình tài chính kế toán đang được nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới áp dụng.

Dù bạn chưa từng học qua bất kỳ trường lớp kinh doanh nào hoặc là một chuyên gia đang cố gắng trau dồi và nâng cao trình độ của mình, cuốn MBA Trong Tầm Tay – Chủ Đề Tài Chính Và Kế Toán sẽ mang đến cho bạn những công cụ cần thiết để quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Mục Lục

  • PHẦN MỘT: THẤU HIỂU CÁC CON SỐ
  • PHẦN HAI: LẬP KẾ HOẠCH VÀ DỰ BÁO
  • PHẦN BA: GIẢI PHÁP VÀ QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

“Lucy làm việc trong bộ phận tài chính của một công ty bảo hiểm lớn. Cô thường tới nhiệm sở vào lúc 9.30 phút sáng và ra về vào khoảng 4.00- 4.15 chiều. Giờ làm việc thường ngày của Bộ phận tài chính bắt đầu từ lúc 9.00 giờ sáng đến 5.00 giờ chiều. Hơn thế nữa, cứ vài tuần một lần, Lucy lại gọi điện đến nhiệm sở để báo rằng cô không đến làm việc hoặc thỉnh thoảng cô chỉ làm buổi sáng. Bạn đánh giá như thế nào về mức độ tận tâm của Lucy đối với công việc của cô? Bạn nghĩ cấp trên của cô ấy nên làm gì?

Hầu hết những nhà quản lý trong Nhóm đều cảm thấy rằng Lucy không thật sự tận tâm với công việc của mình. Họ cho rằng Lucy nên được cảnh báo rằng cách làm việc như vậy sẽ phải thay đổi, nếu không cô sẽ phải nghỉ việc. Bạn có đồng ý với đánh giá này? Nếu không, bạn cần biết những gì trước khi đưa ra bất kỳ một lời đánh giá nào?

Sau đó, một kịch bản lại được giới thiệu tiếp cho những nhà quản lý trong chương trình:

Ruth cũng làm việc trong Bộ phận tài chính của Lucy. Khi chồng cô mất cách đây vài năm, Ruth đã tự mình nuôi con. Cô có hai đứa con, một đứa đang ở nhà trẻ và một đứa học lớp Một. Ruth thường mang công việc về nhà và làm thêm vào cuối tuần để hoàn thành những công việc chưa làm xong. Bạn đánh giá về sự tận tâm với công việc của Ruth như thế nào? Cấp trên của cô ấy nên sử xự ra sao?

Hầu hết các nhà quản lý trong khoá học đều cho rằng Ruth rất tận tâm với công việc, một vài người còn cho rằng quá tận tâm, rằng cấp trên của Ruth cần phải giảm tải công việc cho Ruth trước khi cô chết ngập trong đó. Bạn nghĩ gì về nhận xét này?

Thật ra Lucy và Ruth cùng là một người. Cô chỉ là một cá nhân đang phải cạnh tranh nhằm tìm ra cách hài hoà cuộc sống cá nhân với công việc. Để hiểu được cách ứng xử của cô với công việc trong kịch bản đầu tiên đòi hỏi cần phải được cung cấp nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, đáng tiếc thay, chúng ta thường bị mắc bẫy khi đưa ra những lời đánh giá về con người với những thông tin không hoàn chỉnh – không hoàn toàn hiểu rõ sự việc theo quan điểm của họ – những nhân viên. “

— Trích “MBA Trong Tầm Tay – Chủ Đề Tài Chính Và Kế Toán”

Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhiều Tác Giả

Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp – Nhiều Tác Giả

  • Phần 1: Lý luận chung về quản trị tài chính doanh nghiệp
  • Phần 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp
  • Phần 3: Đầu tư dài hạn và dự toán vốn của doanh nghiệp

Tài Chính Doanh Nghiệp – Corporate Finance

Tài Chính Doanh Nghiệp – Corporate Finance

Khi bắt đầu mở một công ty hay một start-up, có thể nói một trong những vấn đề quan trọng nhất là vấn đề về nguồn vốn!

Vậy làm thế nào để có tiền? Sử dụng dòng tiền đó như thế nào để “tiền đẻ ra tiền”? Phân phối chúng cho những mục đích nào? Cách nào để quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp hoạt động hiệu quả? Đó chính là những vấn đề mà một người làm trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp sẽ phải giải quyết.

Các quyết định tài chính tốt sẽ làm tăng giá trị cho công ty và cổ đông của nó và quyết định tài chính tồi sẽ phá hủy giá trị. Chìa khóa để nắm được toàn bộ kiến thức về tài chính doanh nghiệp hay làm thế nào để giá trị doanh nghiệp được gia tăng chính là dòng tiền (cash flows). Để tăng giá trị doanh nghiệp các công ty phải tạo ra nhiều tiền mặt hơn số tiền mà họ sử dụng.

Tài Chính Doanh Nghiệp được biên dịch từ quyển sách “Corporate Finance” tái bản lần thứ 10 được tổ chức McGraw-Hill Education một trong ba nhà xuất bản lớn nhất Hoa Kì về các ấn phẩm kinh tế phát hành.

Tài Chính Dành Cho Nhà Quản Lý

Tài Chính Dành Cho Nhà Quản Lý

Các báo cáo tài chính có ngôn ngữ riêng, một ngôn ngữ mà không phải nhà quản lý nào cũng có thể hiểu thấu đáo và chính xác. Đây là lý do khiến nhà quản lý đôi khi không nắm được bản chất vấn đề và đưa ra những quyết định sai lầm có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Với mục đích xóa tan khoảng cách giữa báo cáo tài chính và nhà quản lý, Tài chính dành cho nhà quản lý sẽ giúp bạn:

  • Có cái nhìn cận cảnh về các báo cáo tài chính;
  • Nhận biết ý nghĩa của các con số;
  • Từng bước phân tích thông tin có trong các báo cáo tài chính;
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng việc ra quyết định đúng đắn, sáng suốt dựa trên những dữ kiện tài chính quan trọng.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button