3 sách hay về đại số tuyến tính cung cấp kiến ​​thức chuyên sâu về môn học này

3 cuốn sách hay về đại số tuyến tính cung cấp cho người đọc một nền tảng vững chắc về đại số tuyến tính để họ có thể thực hiện các ứng dụng thực tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đại Số Tuyến Tính – Dương Quốc Việt (Chủ biên)

Đại Số Tuyến Tính – Dương Quốc Việt (Chủ biên)

Cuốn sách này được biên soạn nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng dạy và học môn Đại số tuyến tính ở bậc đại học.

Nội dung sách gồm 5 chương:

  • Chương I trình bày về tập hợp, quan hệ và ánh xạ
  • Chương II trình bày phép toán và sơ lược các cấu trúc nhóm, vành, trường, xây dựng trường số phức và mở đầu lý thuyết không gian vectơ.
  • Chương III tập trung vào các vấn đề về ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính.
  • Chương IV đề cập đến ma trận của một hệ vectơ và ma trận chuyển cơ sở trong không gian hữu hạn chiều. Tiếp đó trình bày ánh xạ tuyến tính, trị riêng, vectơ riêng và vấn đề chéo hóa ma trận.
  • Chương V trình bày khái niệm về các dạng song tuyến tính, dạng toàn phương và các phương pháp đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc. Xây dựng các khái niệm tích vô hướng, hệ trực giao, không gian Euclid và ứng dụng vào hình học giải tích.

Cuốn sách phù hợp với nhiều đối tượng độc giả ở nhiều trình độ khác nhau, có thể dùng làm tài liệu học tập, giảng dạy cho sinh viên các trường kinh tế – kỹ thuật, đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên. Chuyên ngành Toán – Tin của các trường khoa học cơ bản…

Đại Số Tuyến Tính – Ninh Quang Hải (Chủ biên)

Đại Số Tuyến Tính – Ninh Quang Hải (Chủ biên)

Sách ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH gồm các chương sau:

  • Chương 1: MA TRẬN – ĐỊNH THỨC – HỆ PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN TÍNH.
  • Chương 2: KHÔNG GIAN VÉC TƠ
  • Chương 3: ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH

Đại Số Tuyến Tính – Nguyễn Hữu Việt Hưng

Đại Số Tuyến Tính – Nguyễn Hữu Việt Hưng

Về mặt lịch sử, môn Đại số tuyến tính khởi đầu với việc giải và biện luận các hệ phương trình tuyến tính, về sau, để có thể hiểu thấu đáo điều kiện để một hệ phương trình tuyến tính có nghiệm và cấu trúc của tập nghiệm, người ta xây dựng những khái niệm trừu tượng hơn như không gian véctơ và ánh xạ tuyến tính.

Người ta cũng có nhu cầu khảo sát các không gian với nhiều thuộc tính hình học hơn, trong đó có thể đo độ dài của véctơ và góc giữa hai véctơ. Xa hơn, hướng nghiên cứu này dẫn tới bài toán phân loại các dạng toàn phương, và tổng quát hơn phân loại các tenxơ, dưới tác động của một nhóm cấu trúc nào đó.

Ngày nay, Đại số tuyến tính được ứng dụng vào hàng loạt lĩnh vực khác nhau, từ Giải tích tới Hình học vi phân và Lý thuyết biểu diễn nhóm, từ Cơ học, Vật lý tới Kỹ thuật. Vì thế, nó đã trở thành một môn học cơ sở cho việc đào tạo các giáo viên trung học, các chuyên gia bậc đại học và trên đại học thuộc các chuyên ngành khoa học cơ bản và công nghệ trong tất cả các trường đại học.

Đã có hàng trăm cuốn sách về Đại số tuyến tính được xuất bản trên toàn thế giới. Chúng tôi nhận thấy có hai khuynh hướng chủ yếu trong việc trình bày môn học này.

Khuynh hướng thứ nhất bắt đầu với các khái niệm ma trận, định thức và hệ phương trình tuyến tính, rồi đi tới các khái niệm trừu tượng hơn như không gian véctơ và ánh xạ tuyến tính. Khuynh hướng này dễ tiếp thu. Nhưng nó không cho phép trình bày lý thuyết về định thức và hệ phương trình tuyến tính bằng một ngôn ngữ cô đọng và đẹp đẽ.

Khuynh hướng thứ hai trình bày các khái niệm không gian véctơ và ánh xạ tuyến tính trước, rồi áp dụng vào khảo sát định thức và hệ phương trình tuyến tính, ưu điểm của phương pháp này là đề cao vẻ đẹp trong tính nhất quán về cấu trúc của các đối tượng được khảo sát. Nhược điểm của nó là khi xét tính độc lập tuyến tính và phụ thuộc tuyến tính, thật ra người ta đã phải đối mặt với việc giải hệ phương trình tuyến tính.

Cách trình bày nào cũng có cái lý của nó. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì nên chọn cách trình bày thứ hai cho các sinh viên có khả năng tư duy trừu tượng tốt hơn và có mục đích hướng tới một mặt bằng kiến thức cao hơn về toán.

Cuốn sách này được chúng tôi biên soạn nhằm mục đích làm giáo trình và sách tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, và nghiên cứu sinh các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ của các trường đại học khoa học tự nhiên, đại học sư phạm, và đại học kỹ thuật.

Cuốn sách được viết trên cơ sỏ các bài giảng về đại số tuyến tính của tôi trong nhiều năm cho sinh viên một số khoa của trường Đại học Tổng hợp (nay là trường Đại học Khoa học Tự nhiên) Hà Nội và của một số trường đại học sư phạm.

Chúng tôi chọn khuynh hướng thứ hai trong hai khuynh hướng trình bày đã nói ở trên. Tất nhiên, với đôi chút thay đổi, cuốn sách này có thể dùng để giảng Đại số tuyến tính theo khuynh hướng trình bày thứ nhất.

Lời giới thiệu

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button